Viettel - Tiên phong, chủ lực, ghi tên Việt Nam lên bản đồ công nghệ số thế giới

© Ảnh : ViettelThiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Là nhà cung cấp dịch vụ số có hệ sinh thái Chuyển đổi số (CĐS) hoàn thiện nhất tại Việt Nam, Tập đoàn Công nghiệp - Viễn thông Quân đội (Viettel) đã hoàn thiện 06 lĩnh vực nền tảng trong xã hội số gồm: hạ tầng số, giải pháp số, tài chính số, nội dung số, an ninh mạng và sản xuất công nghệ cao.
Viettel xác định vai trò tiên phong và chủ lực trong thực hiện Chương trình CĐS quốc gia, nhằm mục tiêu kép là vừa phát triển Chính phủ số, kinh tế số, xã hội số, vừa hình thành các doanh nghiệp công nghệ số Việt Nam có năng lực đi ra toàn cầu.

Chuyển mình thích ứng với Cách mạng 4.0

“Viettel là doanh nghiệp công nghiệp, công nghệ, viễn thông hàng đầu Việt Nam, có vị thế trên trường quốc tế. Bởi vậy, trong cách mạng công nghiệp 4.0, Viettel nhận trách nhiệm tiên phong, chủ lực trong chuyển đổi số quốc gia”.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel
Trả lời phỏng vấn của Sputnik, ông Lê Đăng Dũng cho biết, khi thành lập Viettel trước hết đã xây dựng mạng lưới viễn thông hiện đại và rộng khắp cả nước, từ vùng sâu vùng xa đến biên giới, hải đảo. Đây là hạ tầng rất quan trọng để thực hiện chuyển đổi số.
© Ảnh : ViettelMô hình chuyển đổi số của Viettel được công nhận là sáng tạo và hiệu quả nhất
Mô hình chuyển đổi số của Viettel được công nhận là sáng tạo và hiệu quả nhất - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Mô hình chuyển đổi số của Viettel được công nhận là sáng tạo và hiệu quả nhất
Một số nền tảng số rất quan trọng cho quốc gia mà Viettel đã phát triển và xây dựng phải kể đến các nền tảng về chính phủ điện tử, nền tảng số trong các lĩnh vực trọng điểm như y tế, giáo dục, giao thông, áp dụng công nghệ hiện đại nhất hiện nay như trí tuệ nhân tạo (AI), dữ liệu số lớn (Big Data), thực tế ảo (Virtual Reality). Ông Lê Đăng Dũng cho biết:

“Đối với chính quyền địa phương, chúng tôi xây dựng đô thị thông minh, chính quyền số ở địa phương. Đối với các tổ chức, doanh nghiệp, Viettel vừa là đơn vị tư vấn, vừa thực hiện chuyển đổi số cho doanh nghiệp. Nhiệm vụ chủ đạo nhất là chuyển đổi tất cả hoạt động của doanh nghiệp lên nền tảng điện toán đám mây (Cloud Computing). Đối với xã hội, hiện nay chúng tôi đang cung cấp hàng loạt dịch vụ số như tài chính số, nội dung số, thanh toán số, thương mại điện tử, logistics và tự động hóa sản xuất”.

Công nghệ nhận diện khuôn mặt - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.11.2021
Công nghệ nhận diện khuôn mặt “make in Vietnam” của Viettel gây bất ngờ cho người Mỹ
Ngoài việc hoàn thiện hệ sinh thái sản phẩm, dịch vụ số phục vụ xây dựng xã hội số ở Việt Nam, Viettel tiếp tục thực hiện chuyển đổi số nội bộ và đóng góp cho công cuộc xây dựng cuộc cách mạng 4.0 của quốc gia.

“Mục tiêu của chúng tôi là đến năm 2025, Viettel sẽ hình thành kinh tế số, xã hội số tại Việt Nam” - Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel kỳ vọng.

© Ảnh : ViettelViettel Money cho phép người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính dù không có tài khoản ngân hàng
Viettel Money cho phép người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính dù không có tài khoản ngân hàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Viettel Money cho phép người dân tiếp cận các dịch vụ tài chính dù không có tài khoản ngân hàng

Đóng góp phát triển nền khoa học công nghệ Việt Nam

Cuộc cách mạng 4.0 đòi hỏi một quốc gia phải phát triển được một hệ sinh thái sản phẩm toàn diện, gồm cả phần cứng và phần mềm. Rõ ràng, Viettel có thế mạnh về phần mềm, tuy nhiên việc nghiên cứu phần cứng cần phải có chiều sâu.

“Trong mảng nghiên cứu sản xuất, đến nay Viettel đã có nền tảng. Viettel đã bắt đầu tổ chức nghiên cứu sản xuất từ năm 2010. Thời gian đầu, Viettel tập trung nhiều hơn về những sản phẩm mạng lưới viễn thông. Giờ đây, cuộc cách mạng 4.0 thì lại cần rất nhiều phần cứng công nghệ cao như camera thông minh, cảm biến thông minh hay hệ thống máy tính tốc độ cao. Khi Viettel có sản phẩm phần cứng và phần mềm thì sẽ phát triển được một hệ sinh thái chuyển đổi số toàn diện. Ý nghĩa của của việc sở hữu một hệ sinh thái toàn diện là rất lớn. Nó giúp Viettel làm chủ được nhiệm vụ an toàn bảo mật thông tin mạng lưới, qua đó đảm bảo được an toàn an ninh cho quốc gia” - Ông Lê Đăng Dũng phân tích.

© Ảnh : ViettelKhách hàng có thể sử dụng Viettel Money kể cả khi không có kết nối internet
Khách hàng có thể sử dụng Viettel Money kể cả khi không có kết nối internet - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Khách hàng có thể sử dụng Viettel Money kể cả khi không có kết nối internet
Trong chiến lược phát triển kinh tế của nhiều quốc gia, công tác nghiên cứu sản xuất để làm chủ công nghệ lõi được đặt vị trí hàng đầu. Tại Việt Nam, có nhiều doanh nghiệp tham gia nghiên cứu sản xuất nhưng mới theo hướng lắp ráp gia công, hợp tác với nước ngoài. Đánh giá về vai trò nghiên cứu sản xuất trong cuộc cách mạng 4.0, Quyền chủ tịch - Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel nêu rõ:
“Theo tôi, để nghiên cứu sản xuất thành công thì phải đảm bảo ít nhất 3 yếu tố. Thứ nhất là tiềm lực công nghệ. Thứ hai là phải có nguồn lực tài chính mạnh. Thứ ba là mối quan hệ sâu rộng với đối tác công nghệ tầm quốc tế. Viettel đã có đủ những yếu tố tham gia nghiên cứu sản xuất. Đặc biệt, chúng tôi hoạt động trong lĩnh vực viễn thông - công nghệ thông tin nên hiểu biết về công nghệ và nguồn lực về con người là rất tốt”.
Việc các doanh nghiệp lớn như Viettel tham gia vào mảng nghiên cứu sản xuất để phát triển khoa học công nghệ đất nước bước đầu đã đạt được thành công. Năm 2019, Viettel kết nối thành công cuộc gọi đầu tiên trên mạng di động 5G, đưa Việt Nam trở thành một trong những quốc gia thử nghiệm 5G sớm nhất thế giới. Những thành tựu như vậy chứng minh việc nghiên cứu phát triển thành công ở Việt Nam nên có sự dẫn dắt của các doanh nghiệp công nghệ cao có tầm cỡ.
© Ảnh : ViettelChuỗi chương trình khuyến mãi với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng cho tất cả KH trải nghiệm Viettel Money
Chuỗi chương trình khuyến mãi với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng cho tất cả KH trải nghiệm Viettel Money - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Chuỗi chương trình khuyến mãi với tổng giá trị lên đến 30 tỷ đồng cho tất cả KH trải nghiệm Viettel Money

Vượt sóng dịch, nắm cơ hội, tạo đột phá

Là doanh nghiệp tiên phong, chủ lực kiến tạo xã hội số của quốc gia, Viettel nhận trách nhiệm áp dụng các giải pháp công nghệ để hỗ trợ Chính phủ trong cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19. Viettel đã và đang tập trung nghiên cứu các giải pháp phục vụ hoạt động phòng chống phòng chống dịch Covid-19 như hệ thống khai báo y tế, quản lý tiêm chủng, khám chữa bệnh từ xa, cơ sở dữ liệu phục vụ cho sức khỏe người dân.

“Chúng tôi nhận ra, mặc dù Covid-19 mang đến nhiều hệ quả xấu cho con người, nhưng nó cũng tạo nên cú hích để chuyển đổi số nhanh chóng hơn. Thông thường, công cuộc chuyển đổi số hoàn thành trong 10 năm nhưng với tình hình hiện nay chỉ còn mất từ 2 đến 3 năm”.

Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng
Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel
© Ảnh : ViettelCác sản phẩm dịch vụ số của Viettel hỗ trợ chính quyền và nhân dân giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh
Các sản phẩm dịch vụ số của Viettel hỗ trợ chính quyền và nhân dân giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Các sản phẩm dịch vụ số của Viettel hỗ trợ chính quyền và nhân dân giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh
Trên tinh thần biến rủi ro thành cơ hội, Viettel đẩy mạnh thanh toán điện tử với việc xây dựng một hệ sinh thái tài chính số toàn diện với tên gọi Viettel Money, để xây dựng xã hội thanh toán không dùng tiền mặt, khi giao dịch không cần tiếp xúc.
“Trong thời điểm dịch bệnh, hoạt động xã hội phải được triệt để chuyển lên hoạt động trực tuyến online. Bởi vậy, chúng tôi tích cực phát triển các nền tảng trực tuyến như khám chữa bệnh từ xa, lớp học trực tuyến để giúp chuyển dịch hoạt động xã hội lên môi trường mạng” - Người đứng đầu Viettel nhấn mạnh.
Trong năm 2021, các sản phẩm, dịch vụ số của Viettel tập trung hỗ trợ chính phủ, chính quyền và người dân cả nước thực hiện mục tiêu: vừa phát triển kinh tế, vừa nỗ lực giảm thiểu ảnh hưởng của dịch bệnh.
© Ảnh : ViettelTất cả khách hàng Viettel có thể sử dụng Viettel Money từ ngày 1.12.2021
Tất cả khách hàng Viettel có thể sử dụng Viettel Money từ ngày 1.12.2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Tất cả khách hàng Viettel có thể sử dụng Viettel Money từ ngày 1.12.2021

Mở rộng hợp tác quốc tế vì tiến bộ chung

Đạt được thành tựu của Viettel như ngày hôm nay không thể thiếu vai trò của hợp tác quốc tế. Hiện nay, Viettel đã tiến vào nghiên cứu sản xuất để tìm ra công nghệ lõi nên việc hợp tác quốc tế là không thể thiếu. Ông Lê Đăng Dũng cho biết:
“Chúng tôi tìm các công ty sở hữu công thức công nghệ cao, công nghệ lõi để hợp tác chuyển giao công nghệ, đào tạo, mua bản quyền để nghiên cứu, sản xuất các thiết bị do Việt Nam làm chủ. Tôi cho rằng, Viettel đang đi đúng hướng trong hợp tác quốc tế. Các công ty của Viettel như Tổng công ty Công nghiệp Công nghệ cao, viện Hàng không Vũ trụ Viettel đang hợp tác với rất nhiều đối tác trên thế giới với mục tiêu tiếp thu công nghệ mới để nghiên cứu ra các công nghệ lõi, công nghệ nền tảng để đóng góp cho sự phát triển chung của nhân loại”.
Trạm 5G Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.10.2021
Viettel vươn tầm thế giới, nhận thêm 2 bằng sáng chế độc quyền tại Mỹ
Trong mỗi giai đoạn phát triển, Viettel luôn có kế hoạch và đối tượng hợp tác khác nhau. Chia sẻ với Sputnik về tiềm năng hợp tác với các tập đoàn công nghệ viễn thông lớn của Nga, người đứng đầu Tập đoàn Viettel bày tỏ:
“Chúng tôi từng có kế hoạch để đầu tư sang Nga. Tuy nhiên, sau một thời gian xúc tiến đầu tư, rất tiếc, chưa dự án nào thành công. Dù vậy, tôi khẳng định Viettel mong muốn có cơ hội hợp tác với các doanh nghiệp viễn thông của Nga để cung cấp các dịch vụ viễn thông trên lãnh thổ Nga".
Viettel cũng đặc biệt mong muốn hợp tác với các doanh nghiệp Nga trong lĩnh vực chuyển đổi số.
“Doanh nghiệp Nga sở hữu dịch vụ công nghệ thông tin, phần mềm, an ninh mạng rất mạnh. Chúng tôi đang tích cực tìm kiếm cơ hội hợp tác với một số doanh nghiệp Nga có thế mạnh về công nghệ thông tin, phần mềm, an ninh mạng” - Ông Lê Đăng Dũng cho biết thêm.
© Ảnh : ViettelThiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
Thiếu tướng Lê Đăng Dũng – Quyền Chủ tịch kiêm Tổng giám đốc Tập đoàn Viettel

Tham vọng đưa Việt Nam lên bản đồ công nghệ thế giới

Tính đến thời điểm hiện tại, Viettel đã sản xuất được gần như toàn bộ hệ thống mạng viễn thông lõi (trong đó có hệ thống tính cước theo thời gian thực, hệ thống nhắn tin, trạm phát sóng BTS 4G, thiết bị phát sóng công nghệ 5G, lọt top 5 nhà sản xuất thiết bị viễn thông lớn nhất thế giới hiện nay, đưa Việt Nam có tên trên bản đồ công nghệ 5G quốc tế.
© Sputnik / Taras Ivanov5G Viettel tại Triển lãm VIIE 2021
5G Viettel tại Triển lãm VIIE 2021 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2021
5G Viettel tại Triển lãm VIIE 2021
Theo ông Lê Đăng Dũng, sứ mệnh của Viettel là góp phần đưa Việt Nam trở thành quốc gia phát triển, phải làm chủ các công nghệ lõi.
“Chúng tôi rất tự hào đã giúp Việt Nam trở thành quốc gia thứ 6 thế giới nghiên cứu các thiết bị 5G. Về nghiên cứu 5G, chúng tôi đặt ra một số mục tiêu. Thứ nhất là hoàn thiện được sản phẩm “Made in Vietnam” để sử dụng trong mạng lưới viễn thông quốc gia, tiến tới xuất khẩu nước ngoài. Việc thứ hai, quan trọng hơn, chúng tôi muốn Viettel có tên tuổi trong lĩnh vực nghiên cứu sản xuất, tại các tổ chức, hiệp hội nghiên cứu sản xuất uy tín toàn cầu” - Ông Lê Đăng Dũng chia sẻ với Sputnik.
Nếu mạng 5G có thể giúp chiếc laptop, smartphone lướt internet với tốc độ 10Gbps. Nhưng với mạng 6G, tốc độ này thậm chí có thể đạt tới 1Gbps, gấp 10 lần so với 5G. Mạng 6G cũng hỗ trợ băng tần rộng hơn, độ phủ rộng và thông minh hơn.
Tiết lộ với Sputnik về kế hoạch ghi tên Việt Nam trên bản đồ 6G thế giới, ông Lê Đăng Dũng, Quyền chủ tịch kiêm Tổng Giám đốc Tập đoàn Viettel cho biết:
“Về 6G, Viettel đặt mục tiêu sẽ có hiện diện trong quá trình nghiên cứu công nghệ này thông qua việc đóng góp những sáng kiến, công nghệ bản quyền cho cộng đồng ngành viễn thông thế giới”.
6G  - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2021
Đưa Việt Nam vào bản đồ công nghệ 5G thế giới, Viettel tính đến 6G, bay vào vũ trụ
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала