https://kevesko.vn/20220102/lieu-trung-quoc-va-hoa-ky-co-the-thiet-lap-mot-cuoc-doi-thoai-moi-vao-nam-2022-12985014.html
Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thiết lập một cuộc đối thoại mới vào năm 2022?
Liệu Trung Quốc và Hoa Kỳ có thể thiết lập một cuộc đối thoại mới vào năm 2022?
Sputnik Việt Nam
Sai lầm chiến lược của Mỹ trong việc tiếp cận đối với Trung Quốc là nguyên nhân gốc rễ của những khó khăn nghiêm trọng trong mối quan hệ Trung-Mỹ. Đối... 02.01.2022, Sputnik Việt Nam
2022-01-02T21:31+0700
2022-01-02T21:31+0700
2022-01-02T21:31+0700
tác giả
tổng kết 2021 và dự báo 2022
quan điểm-ý kiến
hoa kỳ
trung quốc
thế vận hội olympic 2022
huawei
chính trị
đài loan
hồng kông
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12985731_0:69:3073:1797_1920x0_80_0_0_4872658014a251c03103f328669082a2.jpg.webp
Trong trường hợp xảy ra đối đầu, Trung Quốc sẽ thể hiện thái độ cứng rắn và sẽ biểu hiện sức mạnh của mình.Trung Quốc hoan nghênh hợp tác với Mỹ, nhưng không ngại đối đầuSự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã leo thang trong năm qua. Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lưu ý đến điều này vào cuối năm tại một cuộc họp về tình hình thế giới và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nguyên nhân cơ bản khiến quan hệ song phương gặp nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng là sai lầm chiến lược của Mỹ trong cách đánh giá Trung Quốc và mối quan hệ song phương. Bộ trưởng nói, Mỹ không chịu chấp nhận thực tế rằng, Trung Quốc đang củng cố và phát triển không ngừng, họ không chịu đồng ý với việc Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác cùng có lợi, và Hoa Kỳ đang tạo ra các nhóm để kiềm chế và đè bẹp Trung Quốc, - Bộ trưởng nói.Trung Quốc chủ trương thiết lập cuộc đối thoại bình đẳng và sự hợp tác cùng có lợi với Hoa Kỳ. Ông Vương Nghị nói, đây là một lập trường rõ ràng và nhất quán. Trung Quốc muốn để phía Mỹ hành động phù hợp với sự nhất trí đạt được giữa lãnh đạo hai nước và giữ lời hứa của mình.Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Hoa KỳNăm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm hai lần - vào ngày 11 tháng 2 và ngày 10 tháng 9. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc trò chuyện này, Bắc Kinh và Washington đã tổ chức các cuộc hội đàm ở cấp quan chức cấp cao tại Anchorage, Thiên Tân và Zurich vào tháng Ba, tháng Bảy và tháng Mười. Những cuộc tiếp xúc này đã giúp thiết lập và duy trì đối thoại giữa Trung Quốc và chính quyền mới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, - Giám đốc Viện Á - Phi tại Đại học Quốc gia Matxcơva, Giáo sư Alexei Maslov cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:Nếu trong năm 2022 Hoa Kỳ sẽ bỏ một số khẩu hiệu mang tính đối đầu cao trong cuộc luận chiến với Trung Quốc, thì hai bên có thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề kinh tế. Đây là một trong những dự đoán của Giáo sư Alexey Maslov:Mỹ cố ý làm rung chuyển con thuyền quan hệ Trung-MỹVấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông, vấn đề Đài Loan. Vào năm 2021, Trung Quốc đã nói rõ rằng, việc Mỹ vượt qua những lằn ranh đỏ này là không thể chấp nhận được. Trong khi đó, Mỹ không chỉ vi phạm các lằn ranh đỏ để kiểm tra phản ứng của Trung Quốc mà còn đang tăng khiêu khích chống lại Trung Quốc, - Giáo sư Alexei Maslov nói:Hoa Kỳ cũng đang kiểm tra xem liệu những quốc gia mà Trung Quốc có mối liên hệ lịch sử hoặc mối quan hệ hợp tác đầu tư, chủ yếu là các nước Đông Nam Á, Trung và Đông Âu, vẫn sẵn sàng tiếp tục sát cánh với Trung Quốc, tiếp tục tương tác kinh tế với Trung Quốc. Tức là, bây giờ Hoa Kỳ cố ý làm rung chuyển con thuyền để xem ai vẫn đứng về phía Trung Quốc, hoặc ít nhất, không đứng về phía Hoa Kỳ. Và ai trong tương lai có thể chọn đứng về phía Mỹ.Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chấp nhận được đối với Hoa KỳNăm 2021 cho thấy rằng, thế giới phương Tây, dù là G7, EU hay Mỹ, có ý định hành động tập thể để kiềm chế Trung Quốc. Lý do là ý muốn duy trì lợi thế trong lĩnh vực công nghệ cao. Sự phát triển của nền kinh tế và sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chấn nhận được đối với Hoa Kỳ. Cách tiếp cận này đã đẩy quan hệ Mỹ-Trung đi xuống vào năm 2021, - Giáo sư Qian Yaxu từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Thành Đô – Chengdu University (Trung Quốc), cho biết.Hoa Kỳ không thể phủ bóng ảm đạm lên Thế vận hội OlympicNăm 2022 là năm tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Giáo sư Alexei Maslov cho rằng, Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cuộc tấn công vào sự kiện này. Hoa Kỳ sẽ làm mọi thứ có thể để cắt giảm số lượng phái đoàn nước ngoài chính thức đến Bắc Kinh. Tất nhiên, điều này sẽ không thành công, bởi vì thế giới đã trở nên ít ý thức hóa hơn. Hoa Kỳ đang tìm cách đưa thế giới quay trở lại thời kỳ đối đầu về ý thức hệ, để các cụm từ “chủ nghĩa xã hội” hay “chủ nghĩa cộng sản” bị coi là điều xấu. Nhưng, thế giới đang theo định hướng kinh doanh hơn, và Trung Quốc làm hài lòng nhiều người với tư cách là một nhà đầu tư lớn, một đối tác thương mại đáng tin cậy, là nơi xuất khẩu hàng hóa và vốn của họ. Trung Quốc có khá nhiều cách để đáp trả Mỹ.Dự báo lạc quan cho năm 2022: sẽ kết thúc cuộc đối đầu gay gắt về kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa KỳGiáo sư Alexei Maslov cho rằng, vào năm 2022 không nên chờ đợi sự cải thiện triệt để trong quan hệ Trung-Mỹ, nhưng, vẫn còn một cơ hội nhất định để làm dịu tình hình.Chúng ta có thể chờ đợi điều gì từ kịch bản lạc quan? Trước hết, đây là dấu chấm hết cho cuộc đối đầu kinh tế gay gắt và cũng có thể là việc khôi phục khả năng của các doanh nghiệp Trung Quốc, trước hết là các công ty công nghệ lớn, bao gồm cả Huawei, tiếp cận các thị trường phương Tây. Nhưng đồng thời, một số quốc gia có thể lên tiếng phản đối Trung Quốc. Trước hết là Anh và Úc. Rất có thể, một số quốc gia Trung và Đông Âu sẽ chọn bên này, ví dụ như Litva và Slovakia đã cố gắng tán tỉnh Đài Loan. Nhưng, Trung Quốc chắc chắn có thể tìm được những đối tác mới ở Đông Nam Á. Tất nhiên, trong bối cảnh này, quan hệ đối tác với Nga sẽ được củng cố, tăng cường.Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
https://kevesko.vn/20211220/trung-quoc-hua-se-chien-dau-den-cung-trong-truong-hop-doi-dau-voi-my-12935778.html
https://kevesko.vn/20211216/anh-su-dung-bien-phap-phi-bang-trung-quoc-de-ho-tro-litva-trong-van-de-dai-loan-12898143.html
https://kevesko.vn/20211215/nhung-nguoi-tham-gia-the-van-hoi-o-bac-kinh-se-duoc-truy-cap-vao-cac-mang-xa-hoi-bi-chan-12880235.html
https://kevesko.vn/20211127/lieu-du-doan-cua-ba-clinton-ve-trung-quoc-co-thanh-hien-thuc-12643638.html
trung quốc
đài loan
hồng kông
tân cương
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
2022
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_a4676cd5ab962bffffa328db9b52ebc8.jpg.webp
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_a4676cd5ab962bffffa328db9b52ebc8.jpg.webp
tin thời sự
vn_VN
Sputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
https://cdn.img.kevesko.vn/img/07e5/0c/17/12985731_0:0:2731:2048_1920x0_80_0_0_03a69175060489737121ee09f1a37e25.jpg.webpSputnik Việt Nam
moderator.vn@sputniknews.com
+74956456601
MIA „Rossiya Segodnya“
Vladimir Fedorov
https://cdn.img.kevesko.vn/img/38/66/386630_398:0:1948:1550_100x100_80_0_0_a4676cd5ab962bffffa328db9b52ebc8.jpg.webp
tác giả, tổng kết 2021 và dự báo 2022, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, thế vận hội olympic 2022, huawei, chính trị, đài loan, hồng kông, tân cương
tác giả, tổng kết 2021 và dự báo 2022, quan điểm-ý kiến, hoa kỳ, trung quốc, thế vận hội olympic 2022, huawei, chính trị, đài loan, hồng kông, tân cương
Trong trường hợp xảy ra đối đầu, Trung Quốc sẽ thể hiện thái độ cứng rắn và sẽ biểu hiện sức mạnh của mình.
Trung Quốc hoan nghênh hợp tác với Mỹ, nhưng không ngại đối đầu
Sự đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc đã leo thang trong năm qua.
Bộ trưởng Ngoại giao Trung Quốc Vương Nghị đã lưu ý đến điều này vào cuối năm tại một cuộc họp về tình hình thế giới và chính sách ngoại giao của Trung Quốc. Nguyên nhân cơ bản khiến quan hệ song phương gặp nhiều khó khăn và thách thức nghiêm trọng là sai lầm chiến lược của Mỹ trong cách đánh giá Trung Quốc và mối quan hệ song phương. Bộ trưởng nói, Mỹ không chịu chấp nhận thực tế rằng, Trung Quốc đang củng cố và phát triển không ngừng, họ không chịu đồng ý với việc Trung Quốc và Mỹ có thể hợp tác cùng có lợi, và Hoa Kỳ đang tạo ra các nhóm để kiềm chế và đè bẹp Trung Quốc, - Bộ trưởng nói.
20 Tháng Mười Hai 2021, 13:41
Trung Quốc chủ trương thiết lập cuộc đối thoại bình đẳng và sự hợp tác cùng có lợi với Hoa Kỳ. Ông Vương Nghị nói, đây là một lập trường rõ ràng và nhất quán. Trung Quốc muốn để phía Mỹ hành động phù hợp với sự nhất trí đạt được giữa lãnh đạo hai nước và giữ lời hứa của mình.
Trung Quốc sẵn sàng đàm phán với Hoa Kỳ
Năm 2021, Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và Tổng thống Mỹ Joe Biden đã điện đàm hai lần - vào ngày 11 tháng 2 và ngày 10 tháng 9. Trong khoảng thời gian giữa hai cuộc trò chuyện này,
Bắc Kinh và Washington đã tổ chức các cuộc hội đàm ở cấp quan chức cấp cao tại Anchorage, Thiên Tân và Zurich vào tháng Ba, tháng Bảy và tháng Mười. Những cuộc tiếp xúc này đã giúp thiết lập và duy trì đối thoại giữa Trung Quốc và chính quyền mới của Hoa Kỳ. Tuy nhiên, vào cuối năm 2021, quan hệ song phương rơi xuống mức thấp nhất trong 40 năm qua, - Giám đốc Viện Á - Phi tại Đại học Quốc gia Matxcơva, Giáo sư Alexei Maslov cho biết trong cuộc phỏng vấn của Sputnik:
“40 năm trước và thậm chí lâu hơn thế nữa, cuộc đối đầu giữa Hoa Kỳ và Trung Quốc chỉ mang tính ý thức hệ. Bây giờ hai nước đối đầu trên lĩnh vực kinh tế, và tôi thậm chí có thể nói, đây là cuộc đối đầu giữa hai nền văn minh. Trung Quốc luôn mở cửa cho đàm phán, nhưng, có giọng điệu cứng rắn hơn. Sau Anchorage, Bắc Kinh trở nên khá khắc nghiệt, liên tục đáp trả các cuộc tấn công từ Hoa Kỳ. Washington luôn xem cuộc đối đầu Mỹ-Trung như là cuộc đối đầu giữa thế giới phương Tây và Trung Quốc. Về mặt này, tình hình là cực kỳ tiêu cực đối với thương mại thế giới và quan trọng nhất là đối với sự ổn định trên thế giới".
Nếu trong năm 2022 Hoa Kỳ sẽ bỏ một số khẩu hiệu mang tính đối đầu cao trong cuộc luận chiến với Trung Quốc, thì hai bên có thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề kinh tế. Đây là một trong những dự đoán của Giáo sư Alexey Maslov:
“Vẫn còn cơ hội thiết lập đối thoại, bởi vì đối với Trung Quốc, về nguyên tắc, cuộc đàm phán với Hoa Kỳ có tầm quan trọng chiến lược nếu đàm phán có thể mang lại kết quả tích cực. Tất nhiên, Trung Quốc đã thiết kế mô hình phát triển của mình cho phù hợp với thời bình, và quan trọng nhất là cho sự tương tác trong lĩnh vực thương mại và tài chính. Do đó, những đề xuất mà Hoa Kỳ đang đưa ra - tình hình trầm trọng tối đa - không làm vừa lòng Trung Quốc. Trong khi đó, bất chấp những lời lẽ gay gắt mà chúng ta nghe thấy bây giờ, hai bên vẫn có khả năng tiến hành cuộc đàm phán tích cực. Nếu Hoa Kỳ từ bỏ một số khẩu hiệu kích động sự đối đầu về mặt tư tưởng, thì Bắc Kinh và Washington vẫn có thể đạt được thỏa thuận về các vấn đề kinh tế”.
16 Tháng Mười Hai 2021, 18:42
Mỹ cố ý làm rung chuyển con thuyền quan hệ Trung-Mỹ
Vấn đề nhân quyền ở Tân Cương và Hồng Kông, vấn đề Đài Loan. Vào năm 2021, Trung Quốc đã nói rõ rằng, việc Mỹ vượt qua những lằn ranh đỏ này là không thể chấp nhận được. Trong khi đó, Mỹ không chỉ vi phạm các lằn ranh đỏ để kiểm tra phản ứng của Trung Quốc mà còn đang tăng khiêu khích chống lại Trung Quốc, - Giáo sư Alexei Maslov nói:
“Những cơ hội đầu tiên để kiểm tra phản ứng của Trung Quốc đã xuất hiện dưới thời Tổng thống Trump. Bây giờ đây không còn là cuộc kiểm tra mà là cuộc tấn công. Mỹ đang theo dõi phản ứng của Trung Quốc có thể đi được bao xa. Ví dụ, Trung Quốc đại lục sẽ hành động cứng rắn đến đâu trong vấn đề Đài Loan. Thêm vào đó, họ đánh giá khả năng của Trung Quốc đáp trả Mỹ trong điều kiện sự đối đầu gay gắt về ý thức hệ".
Hoa Kỳ cũng đang kiểm tra xem liệu những quốc gia mà Trung Quốc có mối liên hệ lịch sử hoặc mối quan hệ hợp tác đầu tư, chủ yếu là các nước Đông Nam Á, Trung và Đông Âu, vẫn sẵn sàng tiếp tục sát cánh với Trung Quốc, tiếp tục tương tác kinh tế với Trung Quốc. Tức là, bây giờ Hoa Kỳ cố ý làm rung chuyển con thuyền để xem ai vẫn đứng về phía Trung Quốc, hoặc ít nhất, không đứng về phía Hoa Kỳ. Và ai trong tương lai có thể chọn đứng về phía Mỹ.
Sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chấp nhận được đối với Hoa Kỳ
Năm 2021 cho thấy rằng, thế giới phương Tây, dù là G7,
EU hay Mỹ, có ý định hành động tập thể để kiềm chế Trung Quốc. Lý do là ý muốn duy trì lợi thế trong lĩnh vực công nghệ cao. Sự phát triển của nền kinh tế và sự trỗi dậy của Trung Quốc là điều không thể chấn nhận được đối với Hoa Kỳ. Cách tiếp cận này đã đẩy quan hệ Mỹ-Trung đi xuống vào năm 2021, - Giáo sư Qian Yaxu từ Trung tâm Nghiên cứu Hoa Kỳ thuộc Đại học Thành Đô – Chengdu University (Trung Quốc), cho biết.
Hoa Kỳ không thể phủ bóng ảm đạm lên Thế vận hội Olympic
Năm 2022 là năm tổ chức Thế vận hội mùa đông Bắc Kinh. Giáo sư Alexei Maslov cho rằng, Hoa Kỳ sẽ gia tăng các cuộc tấn công vào sự kiện này. Hoa Kỳ sẽ làm mọi thứ có thể để cắt giảm số lượng phái đoàn nước ngoài chính thức đến Bắc Kinh. Tất nhiên, điều này sẽ không thành công, bởi vì thế giới đã trở nên ít ý thức hóa hơn. Hoa Kỳ đang tìm cách đưa thế giới quay trở lại thời kỳ đối đầu về ý thức hệ, để các cụm từ “chủ nghĩa xã hội” hay “chủ nghĩa cộng sản” bị coi là điều xấu. Nhưng, thế giới đang theo định hướng kinh doanh hơn, và Trung Quốc làm hài lòng nhiều người với tư cách là một nhà đầu tư lớn, một đối tác thương mại đáng tin cậy, là nơi xuất khẩu hàng hóa và vốn của họ. Trung Quốc có khá nhiều cách để đáp trả Mỹ.
15 Tháng Mười Hai 2021, 18:02
Dự báo lạc quan cho năm 2022: sẽ kết thúc cuộc đối đầu gay gắt về kinh tế giữa Trung Quốc và Hoa Kỳ
Giáo sư Alexei Maslov cho rằng, vào năm 2022 không nên chờ đợi sự cải thiện triệt để trong quan hệ Trung-Mỹ, nhưng, vẫn còn một cơ hội nhất định để làm dịu tình hình.
“Kịch bản lạc quan nhất là nếu tình hình ổn định lại và không xấu đi, theo tôi, nhiệm vụ này có thể thực hiện được. Thêm vào đó, cần phải hiểu rằng, Hoa Kỳ vẫn sẽ liên kết tất cả những thành công và thất bại của mình với Trung Quốc. Và Trung Quốc vẫn sẽ là một trong những đối thủ chính trị lớn nhất của Hoa Kỳ. Điều này sẽ được ghi nhận trong nhiều tài liệu và hơn hết là trong các bài phát biểu chính trị của các nhà lãnh đạo Mỹ".
Chúng ta có thể chờ đợi điều gì từ kịch bản lạc quan? Trước hết, đây là dấu chấm hết cho cuộc đối đầu kinh tế gay gắt và cũng có thể là việc khôi phục khả năng của các doanh nghiệp Trung Quốc, trước hết là các công ty công nghệ lớn,
bao gồm cả Huawei, tiếp cận các thị trường phương Tây. Nhưng đồng thời, một số quốc gia có thể lên tiếng phản đối Trung Quốc. Trước hết là Anh và Úc. Rất có thể, một số quốc gia Trung và Đông Âu sẽ chọn bên này, ví dụ như Litva và Slovakia đã cố gắng tán tỉnh Đài Loan. Nhưng, Trung Quốc chắc chắn có thể tìm được những đối tác mới ở Đông Nam Á. Tất nhiên, trong bối cảnh này, quan hệ đối tác với Nga sẽ được củng cố, tăng cường.
Ý kiến trong bài viết là quan điểm của tác giả, không nhất thiết phản ánh quan điểm của Sputnik.
27 Tháng Mười Một 2021, 11:48