Bộ trưởng Bộ Công Thương: ‘Cam kết không lúc nào thiếu xăng dầu’

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Sáng 16/3, nghị trường “nóng” hơn bao giờ hết khi Ủy ban Thường vụ Quốc hội chất vấn Bộ trưởng Bộ Công Thương Nguyễn Hồng Diên. Đây là lần đầu tiên Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên trả lời chất vấn từ khi nhận chức.
Tại phiên chất vấn, rất nhiều đại biểu đặt câu hỏi về sản xuất cung ứng, điều hành giá xăng dầu. Giá mặt hàng này tăng kỷ lục trong những ngày qua, ảnh hưởng lớn đến sản xuất và đời sống.

Tới tháng 7 vẫn đủ nguồn cung

Đây là câu trả lời của Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên khi các đại biểu đặt vấn đề về tình hình cung ứng xăng dầu thời gian vừa qua, việc điều hành, quản lý giá xăng dầu trong bối cảnh giá xăng dầu thế giới tăng cao.
Thậm chí, một số đại biểu đã phản ánh tình trạng nhiều cửa hàng treo biển hết xăng, găm hàng chờ tăng giá. Giá xăng trong nước đã tăng cao nhất trong 8 năm qua. Liệu Bộ có giải pháp gì trong thời gian tới để đảm bảo hài hoà lợi ích trong vấn đề xăng dầu?
© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNPhiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.03.2022
Phiên chất vấn và trả lời chất vấn các thành viên Chính phủ tại Phiên họp thứ 9 của Ủy ban Thường vụ Quốc hội khóa XV
Trả lời băn khoăn của đại biểu và cử tri trong nước, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên nêu rõ:

“Thời gian qua, Bộ Công Thương đã tham mưu cho Chính phủ, trực tiếp chỉ đạo bộ máy của ngành để đảm bảo tình hình cung ứng xăng dầu.Tính đến thời điểm giữa tháng 2, nguồn cung xăng dầu cho nhu cầu trong nước đảm bảo đến hết tháng 7/2022”.

Đánh giá về việc điều hành giá xăng dầu, Bộ trưởng Bộ Công Thương cho biết, đã thực hiện đúng theo quy định, 10 ngày/lần và bám sát giá thế giới. Biên độ tăng của thế giới là 40 - 60% nhưng biên độ tăng giá của Việt Nam cao nhất chỉ ở mức 40%.

"Điều hành thời gian qua rất tốt vì sử dụng Quỹ bình ổn, hỗ trợ 500 - 1.500 đồng/lít nên giá đã giảm. Vừa qua Bộ cũng phối hợp với Bộ Tài chính tham mưu với Chính phủ để trình cơ quan có thẩm quyền xem xét giảm thuế môi trường để góp phần giảm giá xăng dầu trong nước" - Ông Diên cho biết.

Long An: Chưa xuất hiện tình trạng đổ xô đi mua xăng dầu tích trữ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.03.2022
Chuẩn bị chất vấn về sản xuất, cung ứng xăng dầu: Bộ trưởng Bộ Công thương sẽ nói gì?

Kết quả thanh tra doanh nghiệp nhập khẩu xăng dầu

Gần đây dư luận phản ánh một số đại lý xăng dầu có hiện tượng “găm hàng” nhằm đẩy giá và yêu cầu Bộ trưởng Diên giải trình về vấn đề này.
Bộ trưởng Diên cho biết, hiện có 17.000 cửa hàng bán lẻ, lực lượng quản lý thị trường đã kiểm tra 16.800 cửa hàng. Kết quả, số vi phạm rất ít chỉ 211 cửa hàng, một số đóng cửa với lý do thiếu nguồn cung từ Nhà máy Nghi Sơn.
“Tinh thần là nếu phát hiện thấy những doanh nghiệp đầu mối nào không thực hiện đúng chức năng nhiệm vụ của mình theo quy định, chứ không nói “găm hàng” như đại biểu nói, thì dứt khoát sẽ xử lý theo quy định của pháp luật và hình thức cao nhất là đình chỉ kinh doanh, rút giấy phép” - Bộ trưởng Diên khẳng định.
Giàn khoan dầu của Petrovietnam  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.03.2022
Vấn nạn “đục nước béo cò” trong kinh doanh xăng dầu và vai trò quản lý của Nhà nước
Ngoài ra, Bộ trưởng Bộ Công thương còn nhấn mạnh, nnếu cử tri, nhân dân phát hiện nơi nào xảy ra tình trạng như cây xăng đóng cửa, găm hàng không bán mà không bị xử lý thì phản ánh để xử lý người đứng đầu lực lượng quản lý thị trường.
Một số chuyên gia cho rằng, trước tình hình giá dầu thế giới lao dốc về dưới 100 USD/thùng, nhiều doanh nghiệp dự báo giá bán lẻ xăng dầu trong nước có thể giảm trong kỳ điều hành tới.

Nhà máy lọc dầu Nghi Sơn vẫn ‘vướng’ bài toán tài chính

Về việc Việt Nam có 2 nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn và nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn, nhưng hiện trạng thiếu nguồn cung vẫn xảy ra. Trả lời câu hỏi này của đại biểu đoàn Bắc Giang và đoàn Kiên Giang, Bộ trưởng Nguyễn Hồng Diên, giải thích:

“Nhà máy lọc hóa dầu Bình Sơn do Tập đoàn dầu khí Việt Nam (PVN) đầu tư sản xuất ổn định cung ứng nội địa khoảng 30%. Còn nhà máy lọc hóa dầu Nghi Sơn là liên doanh với các đối tác nước ngoài. Vấn đề nội tại giữa các bên chủ yếu là tài chính. PVN là một bên tham gia trong liên doanh này, hiện PVN và Ủy ban quản lý vốn Nhà nước đang phối hợp để 2 liên doanh còn lại cam kết cung ứng đủ nguồn cung ra thị trường trong nước”.

Hoạt động mua bán xăng dầu tại cửa hàng số 9, Công ty TNHH Thương mại Dầu khí Chính Giang (quận Cái Răng, thành phố Cần Thơ) - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.03.2022
Khủng hoảng xăng dầu: Bộ Công Thương ra yêu cầu ‘khẩn’, áp lực lạm phát rất lớn
Hơn nữa, theo Bộ trưởng Diên, nguồn nguyên liệu đầu vào của nhà máy này là nhập dầu thô của Kuwait. Nhưng trong bối cảnh giá thế giới tăng cao nên đơn vị này khó khăn về tài chính. Nếu Nghi Sơn cam kết hoạt động đủ công suất và cung ứng đủ nguồn cung thì Bộ Công Thương sẽ dừng kế hoạch nhập khẩu xăng dầu.
Đồng thời, ông Diên cũng cho rằng, sẽ kiến nghị Chính phủ xem xét, xử lý triệt để vấn đề này.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала