Việt Nam phải làm gì khi Trung Quốc ngày càng kiếm cớ “cấm cửa” thuỷ sản Việt?

© Ảnh : TTXVN - Nguyễn Vũ Thành ĐạtHoạt động sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản COFIDEC.
Hoạt động sản xuất trong nhà máy chế biến thủy sản COFIDEC. - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.08.2022
Đăng ký
Với việc ban hành lệnh 248 và 249, những yêu cầu từ phía Trung Quốc về sản phẩm xuất nhập khẩu đang dần tiệm cận với những nước phát triển.
Nếu không muốn bị “cấm cửa”, các doanh nghiệp Việt Nam cần tuyệt đối tuân thủ yêu cầu của Trung Quốc khi xuất khẩu các mặt hàng của mình.

Cần tuân thủ nghiêm ngặt

Ngày 15/8, Sở Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn tỉnh Bạc Liêu và Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản (Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn) đã phối hợp tổ chức Hội nghị “Xuất khẩu thủy sản thích ứng trong bối cảnh Trung Quốc triển khai Lệnh 248 về "Quy định Quản lý đăng ký doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nước ngoài nhập khẩu", và Lệnh 249 về "Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu".
Tại hội nghị, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và phát triển thị trường nông sản Lê Thanh Hòa cho biết, Trung Quốc sẽ kiểm soát thị trường thuỷ sản nhập khẩu một cách chặt chẽ hơn với việc áp dụng lệnh 248 và 249.
Do đó, khi các doanh nghiệp Việt Nam vi phạm các quy định của hiệp định về vấn đề dịch bệnh trên thủy sản hay vượt quá ngưỡng giới hạn cho phép đối với hóa chất kim loại trong sản phẩm thủy sản, phía Trung Quốc có thể cấm các doanh nghiệp Việt Nam xuất khẩu qua đó.
Vì thế, lệnh 248 và 249 của Tổng cục Hải quan Trung Quốc cần được các doanh nghiệp xuất khẩu thuỷ sản Việt Nam tuân thủ nghiêm ngặt nếu không muốn Hải quan Trung Quốc ra lệnh ngừng nhập khẩu.

Yêu cầu ngày càng cao của Trung Quốc

Chia sẻ tại hội nghị, Giám đốc truyền thông Hiệp hội chế biến và xuất khẩu thủy sản Việt Nam (VASEP) Lê Hằng cho biết, Trung Quốc sẽ tiêu thụ khoảng 36% tổng sản lượng toàn cầu vào năm 2028, với mức tiêu thụ bình quân đầu người đạt khoảng 44,3kg. Hiện tại, mức bình quân đầu người của nước này là 39,3kg.
Để có thể tận dụng cơ hội tốt hơn tại thị trường tỷ dân, các doanh nghiệp phải nắm rõ tính đa dạng vùng miền, phong tục, thói quen tiêu thụ thực phẩm của họ để có thể khai thác nhu cầu ở từng phân khúc thị trường khác nhau.
Xuất khẩu quý I hồi phục mạnh mẽ, 15 mặt hàng trên 1 tỷ USD - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.04.2022
“Không có đối thủ ở EU”: Thủy sản Việt Nam tận dụng cơ hội từ xung đột Nga - Ukraina
Trong khi đó, đại diện Văn phòng Thông báo và Điểm hỏi đáp quốc gia về Vệ sinh Dịch tễ và Kiểm dịch Động thực vật Việt Nam (Văn phòng SPS Việt Nam), bà Vũ Thị Hải Yến cho biết, yêu cầu của người tiêu dùng Trung Quốc đối với sản phẩm ngày càng cao hơn.
Do đó, Văn phòng SPS Việt Nam khuyến nghị các doanh nghiệp cần cho ra các mặt hàng có chất lượng tốt, mẫu mã đẹp, đáp ứng yêu cầu truy xuất nguồn gốc của phía Trung Quốc.
Thời gian tới, Hải quan Trung Quốc sẽ đẩy mạnh kiểm soát nghiêm ngặt về an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu. Vì vậy, cần đảm bảo các điều kiện về vệ sinh an toàn thực phẩm nhà xưởng; thiết lập hệ thống ghi chép hồ sơ đảm bảo truy xuất nguồn gốc để thực hiện kiểm tra trước và sau khi đăng ký xuất khẩu vào Trung Quốc.
Về phần mình, Chi cục trưởng Chi Cục Thú y Vùng VII Trần Ngọc Tuyên cho biết sẽ phổ biến, tuyên truyền, tăng cường thanh tra, kiểm tra công tác phòng chống dịch bệnh, kiểm dịch con giống, buôn bán và sử dụng thuốc thú y thủy sản tại các vùng nuôi.
Đồng thời, cơ quan chức năng cũng sẽ xử lý nghiêm mọi hành vi vi phạm gây mất an toàn dịch bệnh, an toàn thực phẩm, làm ảnh hưởng đến uy tín ngành tôm của Việt Nam.

Lệnh 248 và 249 của Trung Quốc là gì?

Vào tháng 4/2021, Tổng cục Hải quan Trung Quốc đã ban hành Lệnh 249 về “Biện pháp quản lý an toàn thực phẩm xuất nhập khẩu” và Lệnh 248 “Quy định về đăng ký và quản lý doanh nghiệp sản xuất thực phẩm nhập khẩu nước ngoài”.
Ông Lê Thanh Hòa, Phó Cục trưởng Cục Chế biến và Phát triển thị trường nông sản, cho biết, Lệnh 248 do Trung Quốc đưa ra chỉ yêu cầu đăng ký với những doanh nghiệp xuất khẩu thực phẩm vào Trung Quốc.
Tuy nhiên, với Lệnh 249, doanh nghiệp còn phải chịu trách nhiệm về an toàn thực phẩm ngay cả khi sản phẩm đã xuất khẩu sang Trung Quốc.
Do đó, ông Hoà khuyến cáo các doanh nghiệp cần lựa chọn những đối tác đảm bảo, tin cậy nhằm giúp việc lưu trữ hồ sơ (tối thiểu 6 tháng), bên cạnh các yếu tố như kho bãi, vận chuyển.
Thêm vào đó, doanh nghiệp cũng cần chú ý tới các vấn đề về vệ sinh khi chế biến, đóng gói thực phẩm như: đi găng tay lúc sản xuất, có quy định rõ ràng với kho, nhà xưởng, chọn các nhà cung cấp nguyên liệu rõ ràng, minh bạch, có thể truy xuất được nguồn gốc.
Ông Lê Thanh Hòa cho rằng, những yêu cầu từ phía Trung Quốc đang dần tiệm cận với những nước phát triển. Các doanh nghiệp Việt Nam cần lưu ý tuân thủ nghiêm ngặt các quy định trong Lệnh 248 và 249, tránh để bị ngưng trệ việc xuất khẩu.
Trước đó, theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn, trong 7 tháng năm 2022, ngành thủy sản Việt Nam phục hồi nhanh, đặc biệt, lần đầu tiên trong 20 năm qua Việt Nam xuất khẩu được với kim ngạch 6,7 tỷ USD, tăng 35%.
Công nhân công ty CP thủy sản Cà Mau sơ chế tôm phục vụ xuất khẩu. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.04.2022
Thủy sản Việt Nam thuận lợi sang EU nhờ EVFTA
Trong đó, có những mặt hàng đặc biệt như cá tra – sản phẩm chủ lực của Việt Nam đang chi phối 95% nguồn cá thịt trắng toàn cầu, tăng 80% trong 7 tháng vừa qua. Bộ Nông nghiệp cũng tin rằng, ngành thủy sản có thể lần đầu tiên vượt mốc xuất khẩu trên 10 tỷ USD và sẽ tăng khoảng 12-15% so với năm 2021.
Ngoài đề nghị các tỉnh, thành phố cần quan tâm vấn đề môi trường trong nuôi trồng, khai thác để sản phẩm bảo đảm vệ sinh an toàn thực phẩm, Bộ Nông nghiệp và Phát triển Nông thôn còn phối hợp với các địa phương, doanh nghiệp tiếp tục tháo gỡ khó khăn, vướng mắc về sản xuất, thị trường tiêu thụ, trong đó có thị trường Trung Quốc để hàng thủy sản Việt Nam tăng trưởng bền vững hơn nữa.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала