Tuyên bố của ông Phạm Bình Minh ở LHQ nhắc thế giới phải dẹp bỏ tư duy “được-mất”

© AFP 2023 / Bryan R. Smith Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tại phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York
Phó Thủ tướng Việt Nam Phạm Bình Minh tại phiên họp lần thứ 77 của Đại hội đồng Liên hợp quốc tại Trụ sở Liên hợp quốc ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.09.2022
Đăng ký
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh cho rằng, thế giới đang ở thời khắc "bước ngoặt lịch sử" trong bối cảnh tình trạng đối đầu, xung đột và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế tiếp tục gia tăng.
Trước tình hình đó, Phó Thủ tướng đề xuất loại bỏ xu hướng đối đầu, tư duy "được – mất", thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế một cách cởi mở, bao trùm, công bằng và cùng có lợi.

Loại bỏ tư duy “được-mất”

Ngày 24/9, tại Trụ sở Liên Hợp Quốc (LHQ) ở New York, Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh đã có bài phát biểu quan trọng tại Phiên thảo luận chung Cấp cao Đại hội đồng LHQ Khoá 77.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh nhấn mạnh, thế giới đang ở thời khắc "bước ngoặt lịch sử" trong bối cảnh tình trạng đối đầu, xung đột và các hành động vi phạm luật pháp quốc tế tiếp tục gia tăng. Tất cả phản ánh sự cạnh tranh gay gắt giữa các nước lớn và chủ nghĩa đơn phương.
Cùng với đó, đại dịch Covid-19, biến đổi khí hậu và những thách thức an ninh phi truyền thống khác đang đe dọa sự tồn vong của nhân loại, kìm hãm nỗ lực thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDG).
Trước tình hình đó, thế giới cần có những thay đổi căn bản về tư duy, định hình lại cách tiếp cận đối với các vấn đề toàn cầu, đặt con người vào trung tâm của mọi nỗ lực phát triển.
Những trải nghiệm của Việt Nam trong nhiều thập kỷ qua đã cho thấy, tình đoàn kết và hợp tác quốc tế chính là nhân tố quan trọng cho quá trình này.
Phát biểu tại Đại hội đồng LHQ, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề xuất loại bỏ xu hướng đối đầu, tư duy "được – mất", đồng thời thúc đẩy chủ nghĩa đa phương và hợp tác quốc tế một cách cởi mở, bao trùm, công bằng và cùng có lợi.

“Cần thượng tôn luật pháp quốc tế và tôn trọng Hiến chương LHQ, đặc biệt là tôn trọng độc lập, chủ quyền, toàn vẹn lãnh thổ của các quốc gia, giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình; đồng thời, cần xây dựng các thể chế đa phương vững mạnh và hiệu quả, với vai trò trung tâm của LHQ, thúc đẩy quan hệ đối tác toàn cầu, trong đó có vai trò quan trọng của các tổ chức khu vực, để ứng phó với các thách thức chung”, - ông Phạm Bình Minh lưu ý.

Lực lượng gìn giữ hòa bình Việt Nam tại Liên hợp quốc về nước sau khi hoàn thành nhiệm vụ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.09.2022
Việt Nam cảm ơn sự đồng hành của Liên hợp quốc trong 45 năm qua

Việt Nam mong nhận được ủng hộ khi ứng cử vào Hội đồng Nhân quyền LHQ

Trong khu vực, Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh nhận định, các nước Đông Nam Á đang nỗ lực xây dựng Cộng đồng ASEAN vững mạnh và đoàn kết, có vai trò trung tâm trong cấu trúc an ninh khu vực và đẩy mạnh hợp tác với các đối tác.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh đề cao nỗ lực của ASEAN trong việc tìm kiếm giải pháp toàn diện cho các vấn đề trong khu vực, trong đó vấn đề Myanmar.
Ông đề xuất duy trì hòa bình, ổn định, an ninh và an toàn hàng hải tại Biển Đông, đồng thời kêu gọi các bên giải quyết tranh chấp bằng biện pháp hòa bình, tôn trọng các tiến trình pháp lý và ngoại giao, phù hợp với luật pháp quốc tế, Hiến chương LHQ và Công ước Luật biển 1982.
Phó Thủ tướng Phạm Bình Minh khẳng định, LHQ là bạn, là đối tác đáng tin cậy của Chính phủ và nhân dân Việt Nam từ giai đoạn khó khăn nhất trong tái thiết đất nước sau chiến tranh, công cuộc đổi mới đất nước, cho tới cuộc chiến chống lại đại dịch Covid-19 vừa qua.
Phó Thủ tướng Thường trực Phạm Bình Minh một lần nữa nhắc lại câu nói của Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Khóa 32, cho rằng "việc Việt Nam gia nhập Liên Hợp Quốc là bước tiến quan trọng củng cố hòa bình và an ninh trên thế giới".
Theo ông, nhận định đó vẫn còn nguyên giá trị, thể hiện qua nỗ lực của Việt Nam trong duy trì hoà bình và an ninh quốc tế, tăng cường tham gia các hoạt động gìn giữ hoà bình LHQ, thúc đẩy tiếp cận cân bằng và xây dựng, cùng tìm kiếm giải pháp lâu dài cho những vấn đề quốc tế, vì lợi ích chung của các quốc gia thành viên.

"Việt Nam luôn thúc đẩy hiểu biết và tôn trọng lẫn nhau, hợp tác và đối thoại tại Hội đồng Nhân quyền LHQ và mong muốn nhận được sự ủng hộ của các nước đối với ứng cử của Việt Nam vào vị trí thành viên Hội đồng Nhân quyền nhiệm kỳ 2023-2025", - Phó Thủ tướng phát biểu.

Kỳ họp thứ 77 của Đại hội đồng LHQ diễn ra từ ngày 13 đến 27/9 tại trụ sở ở New York, Mỹ. Tuần lễ cấp cao diễn ra từ 20 đến 26/9, với sự tham gia của lãnh đạo các nước thành viên. Đây là kỳ họp đầu tiên diễn ra dưới hình thức trực tiếp kể từ sau đại dịch Covid-19 bùng phát.
Trẻ em H'mong ở tỉnh Lào Cai, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2022
Liên Hợp Quốc quan tâm đến các giải pháp của Việt Nam trong việc thực hiện quyền trẻ em
Tuần lễ Cấp cao có sự tham dự của trên 150 người đứng đầu Nhà nước và Chính phủ, cùng với nhiều Bộ trưởng các nước thành viên LHQ, Chủ tịch Đại hội đồng LHQ Csaba Kőrösi, Tổng Thư ký LHQ António Guterres cũng như đại diện các tổ chức quốc tế và khu vực, cơ quan chuyên môn khác.
Nhiều vấn đề lớn, thu hút sự chú ý của cộng đồng quốc tế đã được đưa ra thảo luận, mà nổi bật là tình hình xung đột Nga - Ukraina, tác động của biến đổi khí hậu, đại dịch Covid-19, cùng với những thách thức an ninh truyền thống và phi truyền thống khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала