"Người Mỹ khiến người ta phải ngạc nhiên." Điều gì thực sự xảy ra ở Ba Lan

© AP Photo / Evgeniy MaloletkaCảnh sát gần làng Przewodow, Ba Lan
Cảnh sát gần làng Przewodow, Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Đăng ký
Các nước NATO đang thảo luận về những việc cần làm sau các vụ nổ ở Ba Lan. Và họ tranh cãi về chuyện các tên lửa đã rơi xuống tỉnh Lublin, khiến hai cư dân địa phương thiệt mạng, là của ai - Nga hay Ukraina. Mặc dù Warsaw đổ lỗi cho Moskva về mọi chuyện, nhưng các đồng minh của họ không vội vàng đưa ra kết luận dứt khoát.

"Sẵn sàng cho chiến tranh"

Một vài bức ảnh và hai đoạn video ngắn là những gì các kênh truyền hình Ba Lan đã chiếu gần một ngày nay. Trước hết, họ thảo luận về hậu quả: ngay sau khi các phương tiện truyền thông địa phương đưa tin về hai vụ nổ ở Przewoduv, nhiều chuyên gia và chính trị gia đã tìm ra "thủ phạm". Và họ đã đề xuất kích hoạt điều thứ 5 của hiến chương NATO.
Theo đó, tất cả các quốc gia trong Liên minh Bắc Đại Tây Dương đều coi cuộc tấn công vào một trong các đồng minh là mối đe dọa chung. Nói một cách đơn giản, Ba Lan đề xuất tuyên chiến với Nga.
Các nước láng giềng đã nhanh chóng đưa ra lời buộc tội. Chẳng hạn, Bộ trưởng Bộ Quốc phòng Latvia, ông Artis Pabriks, đã ngay lập tức biết rõ mọi chuyện.
Các nhân viên cảnh sát làm việc gần một kho ngũ cốc nơi một vụ nổ tên lửa giết chết hai người, Przewodow, Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Hai tên lửa rơi xuống lãnh thổ Ba Lan

"Tôi xin chia buồn với những người anh em Ba Lan của chúng ta. Chế độ tội phạm Nga đã bắn tên lửa không chỉ nhắm vào dân thường Ukraina, mà còn rơi vào lãnh thổ NATO ở Ba Lan. Latvia hoàn toàn ủng hộ những người bạn Ba Lan và lên án tội ác này", - ông Artis Pabriks viết trên mạng xã hội.

Estonia nhấn mạnh họ sẵn sàng "bảo vệ từng tấc đất lãnh thổ của NATO." Còn người phát ngôn của quốc hội Litva, bà Victoria Cmilyte-Nielsen, gọi vụ việc là "khủng bố tên lửa Nga".
Nhưng bà ta rào trước:
"Chúng tôi đang chờ phản ứng của các quan chức."

Chơi trò chờ đợi

Các nước đều đang nhìn về phía Washington. Người Mỹ cẩn thận theo dõi những gì đang xảy ra ở Ukraina và không hiếm khi đưa ra kết luận của họ về sự kiện này hoặc sự kiện khác bằng hình ảnh vệ tinh.
Hiện giờ các nước đang chờ Mỹ lên tiếng. Như thường lệ, sự quan tâm của công chúng được thúc đẩy bởi "những người trong cuộc": Associated Press, trích dẫn một "nguồn tin tình báo cấp cao", đã tuyên bố tên lửa là của Nga.
Công chúng cũng bị kích động bởi cựu tổng thống Donald Trump, người nói rằng Nga "đã cho tên lửa đi sâu vào Ba Lan 50 dặm (khoảng 80 km)". Nhân tiện nói thêm, làng Przevoduv nằm cách biên giới Ukraina có 5 km thôi.
Địa điểm được cho là nơi tên lửa rơi xuống ở Ba Lan - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Bộ Quốc phòng Nga xác định mảnh vỡ tên lửa rơi ở Ba Lan là các bộ phận của S-300 do Ukraina sở hữu
Về phần mình, Lầu Năm Góc đã làm dịu vấn đề: cho đến nay không có bằng chứng nào cho thấy đây là Moskva. Còn Joe Biden thì đã làm mọi người hoàn toàn bất ngờ.

“Tôi không muốn xác nhận điều này trước khi cuộc điều tra hoàn tất, nhưng điều đó khó có thể xảy ra nếu chúng ta nói về quỹ đạo được phóng từ Nga” - ông Joe Biden nói với các phóng viên.

Dài dòng hơn nhiều là Tổng thống Thổ Nhĩ Kỳ Recep Tayyip Erdogan. Theo ông, tên lửa này không phải của Nga. Ông nhấn mạnh, có sáu quốc gia NATO khác công nhận điều này. Nhưng ông takhông nêu rõ đó là những nước nào.
Các nước còn lại của Liên minh kêu gọi chờ kết luận. Do đó, lãnh đạo Ba Lan - đặc biệt là Tổng thống Andrzej Duda - bắt đầu lên tiếng một cách thận trọng hơn.

"Quan điểm của Hoa Kỳ nói lên nhiều điều"

Bỏ qua bối cảnh chính trị, các vụ nổ ở ngôilàngBa Lan đặt ra nhiều câu hỏi. Trước hết, bởi vì có rất ít dữ liệu mở. Có một video dài 3 giây. Một bức ảnh kho lúa bị phá hủy, cũng như một bức ảnh hố đạn. Một mảnh vỡ cũng đã được ghi nhận.
Mọi người đang tranh cãi gay gắt xung quanh những hình ảnh này. Chẳng hạn, truyền thông Ba Lan cho rằng đây chính là tên lửa hành trình Kh-101 mà quân đội Nga sử dụng để tấn công cơ sở hạ tầng ở Ukraina ngày 15/11.
Các chuyên gia độc lập phương Tây hoài nghi giả thiết này. Theo họ, các tính năng cấu trúc chỉ ra hệ thống phòng không S-300, hiện có cả trong Lực lượng Vũ trang Nga và Lực lượng Vũ trang Ukraina.aTùy thuộc phiên bản, các tên lửa của tổ hợp này có khả năng bắn trúng mục tiêu ở khoảng cách lên tới 200 km. Nhiều khả năng, đó đã là tên lửa Ukraina phóng đi để đánh chặn tên lửa của Nga.
Tổng thống Ba Lan Andrzej Duda  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.11.2022
Tổng thống Ba Lan thừa nhận khả năng cao tên lửa bị rơi thuộc về lực lượng phòng không Ukraina
Chuyên gia quân sự Alexei Leonkov thừa nhận, rất có thể các hệ thống phòng không đã hoạt động bất thường.
Ông nói thêm:

“Chúng tôi đã chứng kiến ​​điều này trước đây, bao gồm cả việc tên lửa phòng không phá hủy các tòa nhà dân sự của Ukraina. Bộ Quốc phòng Nga cũng tuyên bố điều tương tự. Họ nhấn mạnh rằng các cuộc tấn công chỉ được thực hiện nhằm vào các mục tiêu trên lãnh thổ Ukraina "ở khoảng cách không quá 35 km từ biên giới Ukraina-Ba Lan".

Bộ Quốc phòng Nga coi cáo buộc của Ba Lan là "sự khiêu khích có mục đích làm tình hình căng thẳng".
Warsaw yêu cầu NATO triệu tập cuộc họp khẩn cấp. Người ta đang chờ đợi hội nghị này sẽ đưa ra kết luận về các chi tiết mới. Cho đến nay, được biết rằng Tổng thống Biden ủng hộ giả thiết về tên lửa phòng không của Ukraina, Reuters đưa tin.

"Lập trường ôn hòa của tổng thống Mỹ nói lên rất nhiều điều. Cả Mỹ và EU đều không muốn sự leo thang", - ông Alexander Gusev, giám đốc Viện kế hoạch Chiến lược nói.

Ông cho rằng, các chính trị gia hiểu rõ tình hình đã đi quá xa: "Bất kỳ hành động sai lầm nào" đều có thể dẫn đến thảm họa toàn cầu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала