Cựu thủ tướng Đức nêu mục đích thực sự của thỏa thuận Minsk

© AFP 2023 / John ThysAngela Merkel
Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.12.2022
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Các thỏa thuận Minsk được ký kết cho Ukraina thời gian để trở nên mạnh mẽ hơn, cựu Thủ tướng Đức Angela Merkel cho biết trong cuộc phỏng vấn với báo Zeit.

"Thỏa thuận Minsk 2014 là một nỗ lực để cho Ukraina có thêm thời gian. Và nước này đã sử dụng thời gian đó để trở nên mạnh mẽ hơn, như có thể thấy ngày nay. Ukraina của những năm 2014-2015 không phải là Ukraina hiện đại", - bà nói.

Bà Merkel nói thêm rằng mọi người đều hiểu rằng cuộc xung đột đã bị đóng băng và vấn đề vẫn chưa được giải quyết. Ngoài ra, bà bày tỏ nghi ngờ rằng ngay cả khi đó các nước NATO có thể hỗ trợ cho Kiev với mức độ như họ đang làm bây giờ.

Cựu thủ tướng Đức khẳng định không tham gia giải quyết xung đột Ukraina

Trả lời phỏng vấn tờ Zeit, bà Merkel đã trả lời câu hỏi làm thế nào để cuộc xung đột có thể kết thúc.
Thủ tướng Đức Angela Merkel - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Chiến dịch quân sự đặc biệt tại Ukraina
Merkel: Thông tin về chiến dịch đặc biệt ở Ukraina được Mỹ cung cấp vào mùa thu năm 2021

"Thành thật mà nói, tôi không biết. Một ngày nào đó nó sẽ kết thúc bằng đàm phán. Chiến tranh kết thúc ở bàn đàm phán", - bà Merkel nói.

Trả lời câu hỏi liệu có loại trừ sự tham gia của bà trong giải quyết xung đột hay không, cựu thủ tướng nói rằng câu hỏi về điều này thậm chí "không phát sinh". Đồng thời, theo bà Merkel, có sự khác biệt giữa "hòa bình theo mệnh lệnh" và "cuộc trò chuyện cởi mở thân thiện với nhau".
"Tôi không muốn nói thêm bất cứ điều gì về điều này" - bà chỉ rõ.
Đại sứ đặc mệnh toàn quyền Ukraina tại Đức Andriy Melnyk - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2022
Đại sứ Ukraina tại Đức cáo buộc bà Merkel hoàn toàn thiếu tự phê bình
Nói về chính sách đối với Nga và Ukraina, được bà theo đuổi khi còn là thủ tướng, Merkel lưu ý rằng bà "đã đưa ra các quyết định theo cách mà bà hiểu ngày nay."
"Đó là nỗ lực nhằm ngăn chặn một cuộc chiến như vậy. Thực tế điều này thất bại không có nghĩa là những nỗ lực đó là sai", - cựu thủ tướng từng lãnh đạo chính phủ Đức trong 16 năm, từ 2005 đến 2021, nói.

Chiến dịch quân sự ở Donbass

Ngày 24 tháng 2, Nga đã phát động chiến dịch đặc biệt nhằm phi quân sự hóa Ukraina. Tổng thống Vladimir Putin nêu mục tiêu của chiến dịch là "bảo vệ những người đã bị chế độ Kiev đàn áp và diệt chủng trong 8 năm." Theo quy định của Bộ Quốc phòng, quân đội Nga đã hoàn thành các nhiệm vụ chính của giai đoạn đầu - làm giảm đáng kể tiềm lực chiến đấu của Lực lượng vũ trang Ukraina.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала