Lê Đức Thọ và Henry Kissinger biết rằng Hiệp định Paris sẽ không đem lại hòa bình

© AFP 2023 / Jonathan Nackstrandgiải Nobel
giải Nobel  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.01.2023
Đăng ký
Mới đây, Reuters đăng tài liệu về lịch sử trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cho Lê Đức Thọ và Henry Kissinger, nhà phân tích Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo của mình.

Tại sao Lê Đức Thọ và Henry Kissinger được đề cử giải thưởng

Các tài liệu liên quan đến việc trao giải Nobel Hòa bình năm 1973 cho đến ngày 1 tháng 1 năm nay vẫn là bí mật đối với rộng rãi công chúng, đó là quy định. Tuy nhiên, theo yêu cầu của Reuters, chúng đã được giải mật. Theo các tài liệu được công bố, hai ứng cử viên được viện sĩ Na Uy John Sanness đề xuất - Ủy viên Bộ Chính trị Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam Lê Đức Thọ và Cố vấn An ninh Quốc gia của Tổng thống Hoa Kỳ Henry Kissinger. Sự việc xảy ra vào ngày 29-1-1973, tức là đúng 2 ngày sau khi Hiệp định Paris được ký kết về chấm dứt chiến tranh, lập lại hòa bình ở Việt Nam. Lê Đức Thọ và Kissinger dẫn đầu phái đoàn đàm phán Paris đưa đến hiệp định hòa bình. Và đối với nhiều người, dường như chính sự đóng góp của họ trong việc chấm dứt chiến tranh cần được đặc biệt đánh giá cao.
Bản thân John Sanness đã giải thích hành động của mình trong bức thư gửi Ủy ban Nobel: "Lý do của tôi là sự lựa chọn này sẽ nhấn mạnh mặt tích cực rằng các cuộc đàm phán đã dẫn đến thỏa thuận sẽ chấm dứt xung đột vũ trang giữa Bắc Việt Nam và Hoa Kỳ".

Ông Lê Đức Thọ từ chối nhận giải Nobel. Trong thư gửi Oslo, ông giải thích hành động của mình như sau: "Khi nào Hiệp định Paris về Việt Nam được tôn trọng, vũ khí im tiếng và hòa bình thực sự được lập lại ở miền Nam Việt Nam, tôi sẽ xem xét việc nhận giải thưởng này".

Thực ra, ông Lê Đức Thọ có những lý do sâu xa hơn để từ chối. Tại một trong những cuộc họp không chính thức ở Moskva vào những năm 1980 mà tôi tham dự, ông Lê Đức Thọ nói rằng: tôi không thể đồng ý với việc Ủy ban Nobel đặt kẻ xâm lược Hoa Kỳ và nạn nhân của kẻ xâm lược Việt Nam trên cùng một bình diện.
Ông Lê Đức Thọ. - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2021
Con trai ông Lê Đức Thọ tiết lộ vì sao cha mình từ chối giải Nobel Hòa bình

Đây không phải là sự kiện giật gân

Các đồng nghiệp tại Reuters đã cố gắng "giật gân" sự kiện tài liệu được công bố về giải thưởng Nobel năm 1973 bằng cách chỉ ra rằng chiến sự ở Việt Nam đã không ngừng kể từ khi ký Hiệp định Paris và nhiều người, bao gồm cả Lê Đức Thọ và các thành viên của chính phủ Hoa Kỳ, biết rằng chiến tranh sẽ tiếp tục. Ấn phẩm mới cũng dẫn ra ý kiến ​​của các thành viên của Ủy ban Nobel, những người đã phản đối việc trao giải thưởng cho hai chính trị gia này.
Trong thực tế, không có gì giật gân ở đây. Đối với những người cộng sản Việt Nam, Hiệp định Paris chỉ là một bước tiếp theo để thực hiện mục tiêu lịch sử - thống nhất đất nước. Và Lê Đức Thọ, cũng như toàn bộ lãnh đạo tối cao của VNDCCH, năm 1973 đã lên kế hoạch đưa công cuộc kháng chiến đến thắng lợi. Và điều này phải được thực hiện bằng vũ lực, vì rõ ràng chế độ Nguyễn Văn Thiệu sẽ không tự ý từ bỏ quyền lực.
Nhà Trắng cũng nhanh chóng nhận ra rằng cuộc chiến ở miền Nam Việt Nam sẽ tiếp tục. Chỉ cần chú ý đến ấn phẩm của các tác giả người Mỹ để tìm bằng chứng này là đủ. Ví dụ, Max Hastings trong cuốn sách "Việt Nam. An Epic Tragedy, 1945-75" được phát hành tại Hoa Kỳ vào năm 2018, trích dẫn những sự kiện như vậy. Ngày 14 tháng 3 năm 1973, Kissinger chia sẻ với Tổng thống Nixon về mối lo ngại của ông rằng Bắc Việt Nam có thể mở một cuộc tấn công quy mô lớn để hoàn thành công cuộc thống nhất đất nước.
Trước việc đó, Nixon đã phản ứng như sau: "Henry hoàn toàn đúng. Chúng ta phải làm mọi thứ có thể để hiệp định kéo dài một thời gian, và trong vài năm nữa, không ai thèm quan tâm đến những gì xảy ra ở Việt Nam".
Và điều đó đã xảy ra: sau một vài năm, Việt Nam trở thành quốc gia thống nhất.
Henry Kissinger - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.04.2020
Henry Kissinger dự đoán sự hỗn loạn chính trị và kinh tế qua nhiều thế hệ
Đọc tài liệu của Reuters, có ấn tượng rằng các đồng nghiệp phương Tây của chúng tôi muốn buộc tội những người tham gia sự kiện đó là không trung thực và thậm chí vi phạm một số chuẩn mực đạo đức, hoặc có lẽ là nguyên tắc cổ xưa pacta sunt servand (hợp đồng phải được tôn trọng). Nhưng đã bao nhiêu lần các chính trị gia vi phạm những nguyên tắc này, tìm cách biện minh cho hành động của họ! Về vấn đề này, lập trường của Lê Đức Thọ và Kissinger, tất nhiên, là hoài nghi, nhưng cả hai đều nhận thức rằng đối tác biết tất cả và hiểu mọi thứ. Mỗi người làm việc vì lợi ích của dân tộc mình.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала