Mèo đón thỏ ở trung tâm Moskva

© SputnikNgô Đình Thưởng (1934 - 2000?). Mèo đen. Việt Nam, năm 1989. Chất liệu giấy, khắc gỗ
Ngô Đình Thưởng (1934 - 2000?). Mèo đen. Việt Nam, năm 1989. Chất liệu giấy, khắc gỗ
 - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2023
Đăng ký
Năm thứ tư của chu kỳ 12 con giáp đã bắt đầu ở các quốc gia Đông Á. Các con vật bảo trợ của năm theo lịch phương Đông rất được quan tâm trên toàn thế giới, kể cả ở Nga. Đặc biệt là năm 2023, bởi vì con vật bảo trợ của năm không chỉ là thỏ mà còn là mèo.
Cuộc triển lãm tại Bảo tàng quốc gia Phương Đông ở trung tâm Moskva có tên là “Chúc mừng năm con thỏ, năm con mèo! Năm 2023: tìm kiếm biểu tượng của năm” kể về ý nghĩa những con vật này và vai trò của chúng trong đời sống và nghệ thuật của các dân tộc ở Đông Á và Đông Nam Á.

Thỏ và mèo trong các tác phẩm nghệ thuật khác nhau

Ba sảnh của bảo tàng Phương Đông ở trung tâm Moskva chứa đầy các bức tranh, tranh dân gian, áo choàng nghi lễ và các đồ vật trang trí và nghệ thuật ứng dụng làm bằng gốm và sứ, gỗ và xương, đá và kim loại, có hình thỏ và mèo. Đây là những hiện vật từ các bộ sưu tập nghệ thuật Trung Quốc, Nhật Bản, Việt Nam, Thái Lan, Campuchia và các quốc gia khác, được tạo ra từ thế kỷ 16 đến thế kỷ 21.
© SputnikNghệ sĩ vô danh "Phố Kado ở Shin-Yoshiwara, Yasunoo từ Nhà Nakamanjiya". Nhật Bản, thế kỷ XIX. Chất liệu giấy, tranh khắc gỗ màu
Nghệ sĩ vô danh Phố Kado ở Shin-Yoshiwara, Yasunoo từ Nhà Nakamanjiya. Nhật Bản, thế kỷ XIX. Chất liệu giấy, tranh khắc gỗ màu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Nghệ sĩ vô danh "Phố Kado ở Shin-Yoshiwara, Yasunoo từ Nhà Nakamanjiya". Nhật Bản, thế kỷ XIX. Chất liệu giấy, tranh khắc gỗ màu
Bà Albina Legostayeva, nhà nghiên cứu tại Bảo tàng Nghệ thuật Phương Đông và là người phụ trách bộ sưu tập Việt Nam của bảo tàng, nói với phóng viên Sputnik:
“Chúng tôi tiếp tục truyền thống triển lãm nhân dịp Tết Nguyên đán, bắt đầu từ năm 2012 với cuộc triển lãm dành riêng cho chủ đề rồng và phượng. Triển lãm thu hút rất nhiều khách ở Moskva, vì thế đã tiếp tục đi đến các thành phố ở vùng Bắc Kavkaz và Siberia”.
© SputnikWang Xuetao (1903–1982), Cao Kejia (1906–1979). Mèo và hoa tử đằng. Trung Quốc, năm 1961
Wang Xuetao (1903–1982), Cao Kejia (1906–1979). Mèo và hoa tử đằng. Trung Quốc, năm 1961 - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Wang Xuetao (1903–1982), Cao Kejia (1906–1979). Mèo và hoa tử đằng. Trung Quốc, năm 1961

Tại sao là con mèo mà không phải là con thỏ

Vì sao người Việt chọn con mèo làm biểu tượng của năm? Có một số câu trả lời cho câu hỏi này. Theo truyền thuyết, khi Đức Phật mời các loài động vật đến chỗ của mình, con mèo cùng với con chuột đang cưỡi trên lưng con trâu, vì lúc đó mèo với chuột rất thân thiện. Khi bơi qua sông, con chuột ranh ma đã đẩy con mèo xuống nước. Trên cạn, chuột nhảy khỏi lưng trâu và xuất hiện trước Đức Phật đầu tiên, còn mèo chỉ đứng thứ tư, từ đó mèo và chuột trở thành kẻ thù không đội trời chung. Một lời giải thích bình thường và thực tế hơn - mèo là kẻ tiêu diệt loài gặm nhấm và bảo vệ đồng lúa. Sự khác biệt này cũng được giải thích là do người Việt Nam muốn phân biệt mình với người Trung Quốc, và do đặc thù của cách đọc chữ tượng hình Mão, có nghĩa là con thỏ trong tiếng Trung Quốc và con mèo trong tiếng Việt.
© SputnikBức tượng nhỏ "Mèo". Trung Quốc, thế kỷ XIX. Chất liệu sứ, tráng men, gỗ, điêu khắc
Bức tượng nhỏ Mèo. Trung Quốc, thế kỷ XIX. Chất liệu sứ, tráng men, gỗ, điêu khắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Bức tượng nhỏ "Mèo". Trung Quốc, thế kỷ XIX. Chất liệu sứ, tráng men, gỗ, điêu khắc

Thỏ sống ở đâu?

Bà Albina Legostaeva nói tiếp:

“Thỏ rừng đã xuất hiện trong văn hóa dân gian của các quốc gia Đông Á ngay cả trước khi lịch 12 năm ra đời và nó được liên kết với Mặt trăng. Trong những vết tối trên mặt trăng, người dân của các quốc gia này nhìn thấy hình bóng của một chú thỏ với chiếc cối. Do đó, đã ra đời câu chuyện thần thoại về con thỏ rừng sống dưới gốc cây quế trên cung trăng, ở nơi đó, quanh năm nó nghiền bột trong chiếc cối đá để làm thuốc trường sinh bất tử.

Còn ở Nhật Bản những đốm trên mặt trăng được coi là những vết lõm mà con thỏ rừng sống ở đó đã làm ra bằng một chiếc vồ gỗ khi đập bột gạo nếp trong cối để làm bánh mochi. Thỏ mặt trăng gắn liền với Tết Trung thu, khi người Việt Nam nướng bánh trung thu và vẽ những bức tượng thỏ rừng. Do đó, hình ảnh con thỏ thường được tìm thấy cả trong văn hóa dân gian và nghệ thuật thủ công của các nước Phương Đông”.

© SputnikFukuda Heihachiro (1892–1974). Hai con thỏ. Nhật Bản, năm 1931. Chất liệu lụa, giấy, mực, sơn
Fukuda Heihachiro (1892–1974). Hai con thỏ. Nhật Bản, năm 1931. Chất liệu lụa, giấy, mực, sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Fukuda Heihachiro (1892–1974). Hai con thỏ. Nhật Bản, năm 1931. Chất liệu lụa, giấy, mực, sơn
Mỗi hiện vật trong triển lãm là một tác phẩm nghệ thuật vô giá. Cho dù đó là netsuke nhỏ của Nhật Bản, tượng thần mèo may mắn maneki-neko nhỏ bé, những con mèo gốm Trung Quốc với cái mõm buồn bã, chiếc áo choàng sang trọng của hoàng đế Trung Quốc với hoa văn con thỏ, chiếc đĩa bùa hộ mệnh của người Mông Cổ với hình 12 con giáp, những chú mèo bông hay những chú thỏ duyên dáng trong tranh lụa Trung Hoa, Nhật Bản.
© SputnikĐĩa 12 con giáp. Mông Cổ, thế kỷ XIX. Chất liệu hợp kim đồng, đúc, khắc
Đĩa 12 con giáp. Mông Cổ, thế kỷ XIX. Chất liệu hợp kim đồng, đúc, khắc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Đĩa 12 con giáp. Mông Cổ, thế kỷ XIX. Chất liệu hợp kim đồng, đúc, khắc
Ở góc triển lãm của Việt Nam, chúng ta thấy những bức tranh hiện đại về mèo trên giấy và lụa, và những bức tranh cổ với cốt truyện đám cưới chuột nổi tiếng.
© SputnikTranh dân gian "Đám cưới chuột"
Tranh dân gian Đám cưới chuột - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Tranh dân gian "Đám cưới chuột"
Bà Svetlana Glazunova, giáo viên dạy tiếng Việt tại Học viện Ngoại giao MGIMO thuộc Bộ Ngoại giao Nga, chia sẻ ý kiến với phóng viên:
“Triển lãm không chỉ mang đến niềm vui lớn khi chiêm ngưỡng những đồ vật nghệ thuật tuyệt đẹp được tạo ra bởi những người thợ thủ công từ các quốc gia Đông Á và Đông Nam Á, mà còn phổ biến nhiều kiến thức. Mỗi hiện vật đều có thuyết minh rất chi tiết, từ đó du khách học hỏi được nhiều điều về lịch sử và văn hóa từng vùng miền khác nhau. Và khi rời bảo tàng, chúng ta cảm thấy mình đã trở nên gần gũi hơn rất nhiều với thế giới kỳ diệu của Phương Đông”.
© SputnikHộp với hình ảnh con thỏ. Việt Nam, năm 1957. Chất liệu gỗ, sơn mài, sơn
Hộp với hình ảnh con thỏ. Việt Nam, năm 1957. Chất liệu gỗ, sơn mài, sơn - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.02.2023
Hộp với hình ảnh con thỏ. Việt Nam, năm 1957. Chất liệu gỗ, sơn mài, sơn
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала