"Sứ giả Ngày tận thế". Loại tên lửa nào của Liên Xô khiến phương Tây khiếp sợ?

© Sputnik / Russian Defence Ministry / Chuyển đến kho ảnhPhóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đứng yên "Sarmat" từ sân bay vũ trụ Plesetsk
Phóng tên lửa đạn đạo xuyên lục địa đứng yên Sarmat từ sân bay vũ trụ Plesetsk - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.02.2023
Đăng ký
Phương tiện này vận chuyển vũ khí hạt nhân đã khiến Mỹ khiếp sợ trong nhiều thập kỷ. Đầu đạn của tên lửa này có sức công phá gấp nhiều lần so với các quả bom Mỹ đã sở hữu.
50 năm trước, tên lửa R-36M Voevoda đã trải qua lần phóng thử đầu tiên (Voevoda dịch từ tiếng Nga và một số ngôn ngữ Slavic khác là "người chỉ huy").
Định danh NATO của tên lửa này là SS-18 "Satan". Những chi tiết - trong tài liệu của Sputnik.

Sức phá hủy gấp 200 lần bom Hiroshima

Vào cuối những năm 1960, Bộ chỉ huy Lực lượng Tên lửa Chiến lược Liên Xô (RVSN) đã thấy rõ rằng, ICBM hạng nặng R-36 được trang bị cho quân đội không còn đáp ứng đầy đủ các yêu cầu. Tên lửa chỉ mang ba đầu đạn và đôi khi không chính xác lắm.
Năm 1969, các chuyên gia của Phòng thiết kế Yuzhnoye (tại thành phố Dnepropetrovsk trên lãnh thổ Cộng hòa Xã hội chủ nghĩa Xô viết Ukraina) bắt đầu phát triển một tên lửa mới. Điều khoản tham chiếu mà quân đội đã đưa ra là rất phức tạp, khó khăn: cần phải nâng cao độ chính xác gấp ba lần so với người tiền nhiệm, khả năng sẵn sàng chiến đấu - gấp bốn lần, công suất động cơ - gấp rưỡi và mức độ bảo vệ bệ phóng - gấp 15-30 lần.
R-36M là ICBM 2 tầng phóng sử dụng nhiên liệu lỏng với sự sắp xếp tuần tự các tầng. Tên lửa có ba biến thể đầu đạn: khối đơn hạng nhẹ với sức công phá 8 megaton và tầm bắn 16.000 km, khối đơn hạng nặng - 20 megaton và tầm bắn 11.200 km, cũng như khối đơn tách rời mang theo tới 10 đầu đạn với sức công phá 400 kiloton mỗi đầu đạn. Tất cả các loại đầu đạn đều có tổ hợp cải tiến để vượt qua hệ thống phòng thủ tên lửa.
Các chuyên gia đã cho rằng, các radar của Hệ thống Cảnh báo Tấn công Tên lửa (SPRN) của Mỹ sẽ nhầm lẫn và không thể phân biệt được đầu đạn R-36M thật với đầu đạn giả. Một quả tên lửa R-36M có sức phá hủy gấp 250 lần bom Hiroshima. Ngay cả một cuộc tấn công hạn chế bằng những tên lửa như vậy cũng sẽ gây ra "thiệt hại không thể chấp nhận được" cho đối phương. Liên Xô đã chế tạo được 190 quả tên lửa loại này.
Sử dụng lựu đạn khói trong những bài tập chiến thuật. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.02.2023
Nga hoàn thành thử nghiệm lựu đạn chống tên lửa dẫn đường

Mục tiêu ưu tiên

Năm 1980, phiên bản cải tiến - R-36M UTTKh đã được đưa vào trang bị. Nó có độ chính xác cao hơn gấp 2-3 lần, "bao phủ" một khu vực rộng lớn hơn nhiều (lên tới 300.000 km2). Quá trình chuẩn bị phóng đã giảm xuống còn 1 phút (!). Đầu đạn tách rời với phần thân của tên lửa, tên lửa mang 10 đầu đạn. Lực lượng tên lửa chiến lược của Liên Xô đã có 308 tên lửa loại này, nhờ đó, việc phóng hàng loạt tên lửa này có sử dụng toàn bộ kho vũ khí chắc chắn sẽ phá hủy các thành phố quan trọng và cơ sở hạ tầng của đối thủ tiềm tàng.
Phiên bản sửa đổi R-36M2 được đưa vào biên chế trong năm 1988 có thể được gọi là thành tựu lớn nhất của chương trình ICBM hạng nặng ở Liên Xô.
R-36M2 mang theo 10 đầu đạn 800 kiloton mỗi đầu đạn và có tầm bắn 11.000 km. Một cuộc tấn công bằng 8-10 tên lửa có thể phá hủy 80% tiềm năng công nghiệp và phần lớn dân số của Hoa Kỳ. Tất nhiên, người Mỹ vẫn coi "Satan" là mục tiêu ưu tiên của đòn phủ đầu. Tuy nhiên, việc tiêu diệt ICBM này không hề dễ dàng: R-36M2 có sức kháng tia X tăng 10 lần, kháng bức xạ gamma-neutron tăng 100 lần. Các giếng phóng siêu cứng và kiên cố chịu được một cú đánh trực tiếp của đầu đạn. Ngoài ra, tổ hợp tên lửa được trang bị hệ thống phòng thủ tên lửa đáng tin cậy.

Sarmat - con trai của Voevoda

Thời gian trôi qua và các tên lửa R-36M2 bị hao mòn, ngay cả nếu chúng chỉ trực chiến trong giếng phóng và không bay đi đâu hết. Do đó, Voevoda sẽ dần bị thay thế bởi ICBM RS-28 Sarmat đầy hứa hẹn, hoàn toàn do Nga phát triển và sản xuất (Tên lửa Sarmat đặt theo tên người Sarmatia - một bộ tộc sống du mục gồm những người hùng dũng đã sống trên thao nguyên ở phía nam nước Nga hiện đại vào thời cổ đại).
Các đặc tính của tên lửa RS-28 lần đầu tiên được tiết lộ tại Diễn đàn Army-2019. Tầm bắn -18.000 km, tên lửa có thể mang theo 15 đầu đạn với đương lượng nổ 500-750 kiloton mỗi đầu đạn. Sarmat cũng tương thích với phương tiện siêu vượt âm Avangard bay với tốc độ Mach 15 (xấp xỉ 17.890 km/h), động năng khủng khiếp của đầu đạn sẽ phá hủy mục tiêu mà không cần khối nổ hạt nhân. Trên thực tế, đây là một vũ khí bất khả xâm phạm.
Vụ phóng đầu tiên của Sarmat theo chương trình thử nghiệm cấp nhà nước diễn ra ngày 20/4/2022. Tất cả các đặc tính của tên lửa đã được xác nhận, các đầu đạn đã bắn trúng các mục tiêu tại bãi thử. RS-28 ICBM sẽ được đưa vào trực chiến trong tương lai gần.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала