Lộ diện người thay thế ông Nguyễn Xuân Phúc: Ông Võ Văn Thưởng sẽ vào “Tứ trụ”?

© Ảnh : Doãn Tấn - TTXVNHội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách
Hội nghị đại biểu Quốc hội hoạt động chuyên trách - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.02.2023
Đăng ký
Những ngày qua, báo chí phương Tây đồng loạt đưa tin cho biết, ông Võ Văn Thưởng, Thường trực Ban Bí thư, có thể sẽ được lựa chọn để Quốc hội bầu làm Chủ tịch nước thay cho ông Nguyễn Xuân Phúc đã xin thôi chức trước đó.
Quốc hội Việt Nam được cho là cũng sắp triệu tập cuộc họp bất thường để tiến hành công tác nhân sự quan trọng này.
Theo đúng quy trình, Quốc hội sẽ tiến hành phê chuẩn chức danh Chủ tịch nước, qua đó lựa chọn được cán bộ đủ tiêu chuẩn xứng đáng ngồi vào một trong 4 ghế “Tứ trụ” – bốn chức danh lãnh đạo chủ chốt nhất của Việt Nam.
Cần nhấn mạnh rằng, tại Việt Nam, kỳ họp bất thường là hoạt động “bình thường” của Quốc hội, trên cơ sở xét tính cấp thiết của thực tiễn cũng như căn cứ vào quy định của Hiến pháp, Luật Tổ chức Quốc hội và Nội quy kỳ họp Quốc hội, nhằm đáp ứng yêu cầu của thời đại và xem xét các vấn đề hệ trọng với sự phát triển của đất nước.

Ông Võ Văn Thưởng sẽ làm Chủ tịch nước thay ông Nguyễn Xuân Phúc?

Ngày 27/2, Reuters dẫn nguồn thạo tin cho biết, Quốc hội Việt Nam sẽ tổ chức một cuộc họp bất thường ngay trong tuần này.
Ấn phẩm miêu tả về phiên họp bất thường này là sự kiện mà nhiều quan chức và giới ngoại giao mong đợi để xác nhận việc bổ nhiệm chức danh Chủ tịch nước mới (sau khoảng trống để lại kể từ khi ông Nguyễn Xuân Phúc rời ghế Chủ tịch nước, trong bối cảnh Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng đang nỗ lực cùng cả hệ thống chính trị tăng cường củng cố xây dựng bộ máy, làm trong sạch đội ngũ cán bộ, đảng viên, thông qua chiến dịch phòng chống tham nhũng, tiêu cực được đông đảo quần chúng nhân dân ủng hộ tin tưởng - PV).
Cũng như Bloomberg và nhiều hãng tin phương Tây trước đó cập nhật, Reuters cho rằng, nhiều khả năng, cương vị tân Chủ tịch nước sẽ do ông Võ Văn Thưởng (hiện đang là Ủy viên Bộ Chính trị, Thường trực Ban Bí thư Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam khóa XIII, Phó Trưởng Ban Chỉ đạo Trung ương về phòng, chống tham nhũng, tiêu cực Đảng Cộng sản Việt Nam, Đại biểu Quốc hội Việt Nam khóa XV thuộc đoàn đại biểu Quốc hội thành phố Đà Nẵng) đảm nhận.

Ông Võ Văn Thưởng là lựa chọn phù hợp?

Ở tuổi 52, ông Võ Văn Thưởng hiện là thành viên trẻ nhất trong cơ cấu của Bộ Chính trị - cơ quan nắm quyền ra quyết định cao nhất của đất nước.
Như đã biết, Bộ Chính trị Ban Chấp hành Trung ương Đảng Cộng sản Việt Nam, thường gọi tắt là Bộ Chính trị là cơ quan lãnh đạo và kiểm tra việc thực hiện nghị quyết Đại hội Đại biểu toàn quốc, nghị quyết của Ban Chấp hành Trung ương; quyết định những vấn đề về chủ trương, chính sách, tổ chức, cán bộ; quyết định triệu tập và chuẩn bị nội dung các kỳ họp của Ban Chấp hành Trung ương; báo cáo công việc đã yêu cầu của Ban Chấp hành Trung ương.
Theo Điều lệ Đảng, Bộ Chính trị là cơ quan thường trực của Ban Chấp hành Trung ương, những vấn đề cấp bách, đột xuất thuộc trách nhiệm của Ban chấp hành Trung ương nhưng chưa kịp họp thì tập thể Bộ Chính trị bàn bạc quyết định và báo cáo lại Ban Chấp hành Trung ương ở kỳ họp gần nhất.
Việc lựa chọn ông Võ Văn Thưởng để Quốc hội bầu giữ chức Chủ tịch nước diễn ra trong bối cảnh chiến dịch chống tham nhũng – vốn được người dân Việt Nam tin tưởng so sánh như một chiến dịch "đốt lò" của đồng chí Tổng Bí thư và lãnh đạo chủ chốt của đất nước ngày càng mạnh mẽ, quyết liệt. Theo giới quan sát, đây là một lựa chọn hợp lý và được kỳ vọng sẽ nhận được sự ủng hộ của nhân dân.
Công cuộc phòng chống tham nhũng của Việt Nam thời gian qua đã đạt nhiều thành tựu thiết thực và khiến hàng trăm quan chức “nhúng chàm” bị điều tra và nhiều chính khách hàng đầu bị cách chức hoặc phải từ chức.
Về lý do lựa chọn Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, theo Reuters, nhà lãnh đạo 52 tuổi này được coi là nhân vật thân cận và cùng chia sẻ chung quan điểm tích cực phòng chống tham nhũng với lãnh đạo cao nhất của Việt Nam, Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng “kiến trúc sư chính” trong công cuộc đầy cam go này.

“Tứ trụ”

Chủ tịch nước ở Việt Nam là một trong 4 nhân vật chính trị hàng đầu của đất nước, cùng với Tổng Bí thư Ban Chấp hành Đảng Cộng sản Việt Nam, Thủ tướng Chính phủ và Chủ tịch Quốc hội – được xem là 4 chức danh “Tứ trụ”.
Theo Reuters tham chiếu thông tin đăng tải trên Cổng thông tin điện tử của chính quyền các tỉnh Khánh Hòa, Bình Phước, Quốc hội Việt Nam sẽ họp ngoài kỳ họp trong tuần này. Có nguồn tin xác nhận với Reuters rằng, phiên họp bất thường sẽ bắt đầu vào thứ Tư (tức ngày 1/3/2022).
Phiên họp thường kỳ tiếp theo của Quốc hội trước đó dự kiến sẽ diễn ra vào tháng 5/2023.
Một đại diện quan chức của Việt Nam cũng cho Reuters biết rằng, cuộc họp của Quốc hội sẽ tuân theo quy trình và quy định của Đảng, dự kiến vào nửa đầu tuần này để bầu tân Chủ tịch nước.
Tháng trước, nguyên Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc đã xin thôi chức với lý do “nhận trách nhiệm chính trị của người đứng đầu khi một số cán bộ vi phạm, khuyết điểm, gây hậu quả nghiêm trọng”.
"Nhận thức rõ trách nhiệm trước Đảng và nhân dân, tôi đã có đơn xin thôi các chức vụ, nghỉ công tác và nghỉ hưu. Trong cuộc họp Bộ Chính trị, Hội nghị Trung ương bất thường và phiên họp Quốc hội bất thường, tôi đã nêu vấn đề này một cách dứt khoát và rõ ràng", ông Phúc phát biểu tại lễ bàn giao công tác hôm 4/2.
Quyền Chủ tịch nước hiện nay là bà Võ Thị Ánh Xuân.

Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn chức danh như thế nào?

Tại Việt Nam, Chủ tịch nước phải đáp ứng những tiêu chuẩn hết sức khắt khe và chặt chẽ.
Cụ thể, căn cứ theo quy định tại tiểu mục 2.4 Mục 2 Quy định 214-QĐ/TW năm 2020 quy định tiêu chuẩn đối với chức danh Chủ tịch nước bao gồm:
- Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn chung của Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư:
Bảo đảm đầy đủ các tiêu chuẩn của Uỷ viên Ban Chấp hành Trung ương;
Đồng thời, cần có thêm các tiêu chuẩn: Thật sự tiêu biểu, mẫu mực của Ban Chấp hành Trung ương về bản lĩnh chính trị, phẩm chất đạo đức, trí tuệ, ý chí chiến đấu, năng lực lãnh đạo, quản lý, ý thức tổ chức kỷ luật; không bị chi phối bởi sự can thiệp, sức ép bên ngoài và lợi ích nhóm.
Hiểu biết sâu rộng tình hình đất nước, khu vực và thế giới; nhạy cảm về chính trị, nhạy bén về kinh tế, am hiểu sâu sắc về xã hội.
Có ý thức, trách nhiệm cao, có khả năng đóng góp ý kiến trong việc hoạch định đường lối, chính sách và phát hiện, đề xuất những vấn đề thực tiễn đặt ra để Ban Chấp hành Trung ương, Bộ Chính trị, Ban Bí thư thảo luận, quyết định.
Là Uỷ viên chính thức Ban Chấp hành Trung ương trọn một nhiệm kỳ trở lên;
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng, Thường trực Ban Bí thư Võ Văn Thưởng, Chủ tịch nước Nguyễn Xuân Phúc, Thủ tướng Phạm Minh Chính và Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ dự hội nghị. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.05.2022
“Tứ trụ” của Việt Nam là ai?
Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở các chức vụ lãnh đạo chủ chốt cấp tỉnh (bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ; chủ tịch Hội đồng nhân dân, chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố) hoặc trưởng các ban, bộ, ngành, Mặt trận Tổ quốc, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương.
Trường hợp Uỷ viên Bộ Chính trị, Ban Bí thư công tác trong quân đội thì phải kinh qua chức vụ chủ trì cấp quân khu.
Có những phẩm chất, năng lực: Có uy tín cao, là trung tâm đoàn kết trong Trung ương, Bộ Chính trị, trong toàn Đảng và nhân dân.
Có năng lực nổi trội, toàn diện trên các mặt công tác, nhất là lĩnh vực đối nội, đối ngoại, an ninh, quốc phòng; hiểu biết sâu, rộng về công tác tư pháp.
Là trung tâm đoàn kết các lực lượng xã hội và các cộng đồng dân tộc trong, ngoài nước.
Quyết liệt trong lãnh đạo, điều hành theo chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn được phân công.
Đã kinh qua và hoàn thành tốt nhiệm vụ ở chức vụ bí thư tỉnh uỷ, thành uỷ hoặc trưởng ban, bộ, ngành Trung ương; tham gia Bộ Chính trị trọn một nhiệm kỳ trở lên; trường hợp đặc biệt do Ban Chấp hành Trung ương quyết định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала