Việt Nam sẽ xử lý ngân hàng yếu kém

© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia
Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì Phiên họp thứ nhất Ban Chỉ đạo Phòng thủ dân sự quốc gia - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.03.2023
Đăng ký
Thủ tướng Phạm Minh Chính vừa thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng nhằm thực hiện hiệu quả hơn đề án cơ cấu lại các ngân hàng gắn với xử lý nợ xấu.
Ban Chỉ đạo được thành lập nhằm thực hiện các mục tiêu, định hướng đã được đưa ra tại quyết định 689 về đề án cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 - 2025.

Lập Ban chỉ đạo cơ cấu lại các ngân hàng

Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính đã ban hành Quyết định 213/QĐ-TTg thành lập Ban Chỉ đạo cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng.
Đáng chú ý, đích thân Thủ tướng Phạm Minh Chính làm Trưởng Ban Chỉ đạo.
Các Phó Trưởng Ban gồm: Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái (Phó Trưởng Ban thường trực); Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng, theo cổng TTĐT Chính phủ. Ngoài ra, còn có các thành viên là lãnh đạo một số bộ, ban, ngành.
Mục đích thành lập ban chỉ đạo rất rõ ràng. Theo đó, Ban có nhiệm vụ giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo triển khai các giải pháp cơ cấu lại các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu theo các mục tiêu, định hướng nêu tại Quyết định 689/QĐ-TTg ngày 8/6/2022 phê duyệt Đề án Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn liền với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021 – 2025 và các văn bản sửa đổi, bổ sung (nếu có) (Quyết định 689).
Cùng với đó, Ban Chỉ đạo có nhiệm vụ nghiên cứu, đề xuất với Thủ tướng Chính phủ phương hướng, giải pháp xử lý những vấn đề quan trọng, xử lý các khó khăn, vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689 và các vấn đề vượt thẩm quyền Bộ, ngành.
Giúp Thủ tướng Chính phủ chỉ đạo, đôn đốc các Bộ, ngành và địa phương xử lý các vấn đề trong phạm vi Quyết định 689 thuộc chức năng, nhiệm vụ của các Bộ, ngành và địa phương.
Giúp Thủ tướng Chính phủ điều hòa, phối hợp giữa các Bộ, ngành và địa phương, đồng thời tăng cường trách nhiệm, hiệu quả tham gia, phối hợp của các Bộ, ngành và địa phương trong quá trình triển khai thực hiện Quyết định 689.
Thực hiện các nhiệm vụ khác theo chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ về cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.10.2022
Ngân hàng SCB bị đồn vỡ nợ, Công an tiếp tục tìm kẻ đứng sau phao tin

Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu

Trước đó, ngày 8/6/2022, Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã ký Quyết định số 689/QĐ-TTg về phê duyệt Đề án "Cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng (TCTD) gắn với xử lý nợ xấu giai đoạn 2021-2025".
Với mục tiêu tạo bước chuyển rõ rệt, thực chất trong cơ cấu lại hệ thống các tổ chức tín dụng gắn với xử lý nợ xấu, Đề án đã chỉ rõ những nhiệm vụ và giải pháp cụ thể nhằm phấn đấu đến năm 2025 giảm số lượng các tổ chức tín dụng, xử lý cơ bản các ngân hàng yếu kém, không để phát sinh những ngân hàng yếu kém mới, hệ thống các tổ chức tín dụng lành mạnh và phát triển bền vững.
Cùng với đó, đẩy mạnh xử lý nợ xấu, nâng cao chất lượng tín dụng, ngăn ngừa, hạn chế tối đa nợ xấu mới phát sinh, nâng cao năng lực tài chính của tổ chức tín dụng.
Ngăn ngừa tình trạng đầu tư chéo, sở hữu chéo và sở hữu có tính chất thao túng, chi phối trong các tổ chức tín dụng có liên quan.
Đề án triển khai thí điểm áp dụng theo phương pháp nâng cao tại các ngân hàng thương mại Nhà nước nắm cổ phần chi phối và NHTM cổ phần có chất lượng quản trị tốt đã hoàn thành áp dụng Basel II theo phương pháp tiêu chuẩn vào cuối năm 2025; phấn đấu đến năm 2023, tỷ lệ an toàn vốn (CAR) của các NHTM đạt tối thiểu 10 - 11%; đến năm 2025, đạt tối thiểu 11 - 12%.

"Nợ xấu phình to"

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho hay, chốt tại thời điểm cuối năm 2022, tỷ lệ nợ xấu nội bảng toàn ngành ngân hàng ở mức 1,92%.
Dù vậy, số liệu từ báo cáo tài chính quý IV/2022 của 27 ngân hàng niêm yết trên thị trường chứng khoán (TTCK), nợ xấu có chiều hướng tăng.
Cụ thể, dư nợ xấu tại thời điểm cuối năm 2022 đã tăng đến 35% so với hồi đầu năm, lên trên 136.400 tỷ đồng. Có 13/27 ngân hàng có tỷ lệ nợ xấu tăng lên, 11/27 ngân hàng giảm xuống. Tỷ lệ nợ xấu trung bình năm 2022 của 27 ngân hàng đã tăng gần 0,7 điểm % so với cùng kỳ năm 2021.
Phó Thống đốc thường trực NHNN Đào Minh Tú cho biết dù cơ bản kiểm soát được nợ xấu, nhưng vẫn cần lưu ý về nguy cơ nợ xấu tăng trong năm 2023.
Hiện chỉ còn số ít ngân hàng giữ được tỷ lệ nợ xấu ở dưới mức 1%, có thể kể đến Vietcombank, MB, ACB, Techcombank, BacABank, TPBank.
Chứng khoán SSI nêu quan điểm, các ngân hàng sẽ phải đối mặt với bài toán chất lượng tài sản trong thời gian tới, trong đó áp lực nợ xấu tăng và tăng trích lập dự phòng sẽ tương đối lớn.
Trong khi đó, Yuanta Việt Nam dự báo nợ xấu 2023 sẽ tăng lên 1,65% (tăng 10 điểm cơ bản so 2022). Do đó, chi phí dự phòng sẽ tăng lên, nhất là tại các ngân hàng có tỷ lệ bao phủ nợ xấu (LLR) thấp.
"Chất lượng tài sản của ngành ngân hàng vẫn tốt dù trải qua một năm 2022 đầy biến động. Tuy nhiên, tỷ lệ nợ xấu của toàn ngành sẽ tăng nhẹ vào năm 2023, một phần do Thông tư 14/2021/TT-NHNN hết hiệu lực. Ngoài ra, nợ xấu còn có thể tăng lên do các vấn đề liên quan đến ngành bất động sản, khi các điều kiện thanh khoản bị thắt chặt và thị trường trái phiếu doanh nghiệp bị kiểm soát chặt chẽ", - Yuanta Việt Nam nhận định.
Trước kịch bản nợ xấu gia tăng, nhiều ngân hàng đẩy mạnh việc trích lập dự phòng rủi ro tín dụng cho các khoản nợ xấu tiềm ẩn. Các ngân hàng có chất lượng tín dụng tốt, lợi nhuận cao thường có nhiều dư địa để trích lập dự phòng, giữ tỷ lệ bao phủ nợ xấu ở mức cao, điển hình như Vietcombank, BIDV, VietinBank…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала