Việt Nam đã đưa ra bốn thông điệp quan trọng tại MRC lần thứ tư

© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính phát biểu tại Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Đăng ký
Việt Nam không chỉ là thành viên sáng lập MRC mà còn là quốc gia tích cực nhất trong việc vận động các nước Trung Quốc và Myanmar trở thành đối tác quan trọng của MRC. Tại hội nghị MRC lần thứ tư, phái đoàn Việt Nam đã đưa ra bốn thông điệp quan trọng.
Ngày 5/4, tại Thủ đô Vientiane, Cộng hòa Dân chủ nhân dân Lào đã diễn ra Phiên họp hẹp và Phiên toàn thể Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong (tiếng Việt: Mê Kông) quốc tế lần thứ 4. Thủ tướng Việt Nam Phạm Minh Chính đã tham gia sự kiện quan trọng này.
Liên quan đến cơ chế Ủy hội sông Mekong (MRC), những thách thức đối với các nước thuộc lưu vực con sông lớn thứ 12 trên thế giới này, những giải pháp và vai trò của Việt Nam, Sputnik đã có bài phân tích với bình luận của một số chuyên gia quan hệ quốc tế.

Sông Mê Kông đã tạo nên “Bồn địa Thái Lan”, “Bồn địa Campuchia” và “Châu thổ Nam Bộ”

Mê Kông (tiếng Thái – Lào là “Mè Khoỏng”) có nghĩa là “Sông Mẹ”. Đây là con sông dài 4.880 km, đứng thứ 12 thế giới, có tổng lưu lượng hàng năm đạt khoảng 475 triệu , lưu lượng trung bình 13.200 m³/s, vào mùa lũ có thể lên tới 30.000 m³/s. Sở dĩ nó có lưu lượng lớn như vậy là nhờ vào lưu vực rộng đến 810.000 km² (theo số liệu của Encyclopaedia Britannica 2004). Ngoài lượng nước mưa nhận được tại diện tích lưu vực này, sông Mê Kông còn nhận một khối lượng rất lớn nước tuyết tan trên các cao nguyên Thanh Hải và Tây Tạng. Phần chảy trên lãnh thổ Trung Quốc dài khoảng 2.200km được gọi là Lan Thương Giang. Đầu nguồn do hai con sông nhỏ Trát Khúc và Ngang Khúc hợp lưu tại Xương Đô. Ra khỏi Trung Quốc tại thị trấn Cảnh Hồ ở độ cao 500m trên mực nước biển, Mê Kông trở thành biên giới thiên nhiên giữa Lào và Myanmartrước khi chảy vào đất Lào. Mê Kông cũng tạo thành biên giới thiên nhiên giữa Lào và Thái Lan trên địa đoạn dài gần 600km trước khi chảy qua các tỉnh Champasak, Siphandon, qua thác Khổng để vào đất Campuchia. Sau khi san sẻ một phần nước cho hồ Tonle Sap, Sông Mê Kông vào Việt Nam bằng hai nhánh sông Tiền Giang và Hậu Giang. Cuối cùng, sông Mê Kông đổ ra Biển Đông, tạo nên Tam giác châu Nam Bộ với 9 cửa sông nên còn được gọi là “Sông Cửu Long”.
© Ảnh : TTXVN - Huỳnh Thế AnhĐồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam
Trong suốt chiều dài hàng trăm nghìn năm lịch sử, sông Mê Kông đã tạo nên “Bồn địa Thái Lan”, tạo nên “Bồn địa Campuchia” và tạo nên “Châu thổ Nam Bộ”. Mê Kông đem đến nguồn nước và phù sa dồi dào cho cây lúa và thực vật sinh sôi nảy nở, thủy sản phong phú đến mức đi trên thuyền đưa tay xuống nước là có thể bắt được cá. Nhờ nguồn nước sông Mê Kông, những nơi này đều là những vựa lúa của Đông Nam Á, là nguồn cung cấp lúa gạo hàng đầu thế giới cùng nhiều chủng loại nông sản nhiệt đới dồi dào.
Sông Mê Kông có tiềm năng thủy điện rất phong phú từ dòng chính đến các dòng nhánh trên lưu vực với tổng công suất ước tính khoảng 53.000MW, trong đó các nước hạ lưu khoảng 30.000MW bao gồm chủ yếu Lào, Campuchia và Việt Nam. Phần thượng lưu sông Mê Kông có tiềm năng ước tính đạt 23.000 MW, chủ yếu ở Trung Quốc. Với tiềm năng thủy điện rất lớn nên cần được nghiên cứu và có chiến lược sử dụng, quản lý tài nguyên nước một cách hợp lý nhằm phát triển kinh tế xã hội một cách bền vững.

Sông Mê Kông là một trong các con sông lớn trên thế giới bị con người “bóc lột” tàn tệ nhất

“Trong thế kỷ XX, sông Mê Kông là một trong các con sông lớn trên thế giới bị con người “bóc lột” tàn tệ nhất, thậm chí có nơi đã bị khai thác đến mức tối đa, trong đó có thủy điện và đánh bắt thủy sản”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.

“Chưa nói đến xâm nhập mặn, chỉ cần xem xét mật độ các loài thủy sinh của con sông ngày càng suy giảm nhưng sản lượng đánh bắt thì vẫn không giảm là có thể thấy ngay sự khai thác của con người đối với con sông này đã tới giới hạn hủy hoại môi trưòng”, - Chuyên gia về các vấn đề quốc tế Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh trong trả lời phỏng vấn cho Sputnik.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.01.2023
Việt Nam đang trỗi dậy
Cũng theo chuyên gia Nguyễn Hồng Long, lưu lượng nước đổ về hạ nguồn giảm đi là nguyên nhân chính gây nên tình trạng sạt lở bờ sông. Do sông không đủ nước, đất đai ven bờ sông bị thiếu nước, trở nên bở tơi và mất kết cấu nghiêm trọng, Hàng năm, các vụ lở đất ở hạ nguồn sông Mê Kông tại Việt Nam đã cuốn trôi nhiều tài sản, thậm chí cả sinh mạng của người dân sống trên hai bờ sông chính cũng như các nhánh sông đổ ra biển.
“Bên cạnh đó, việc gia tăng dân số trên các vùng ven sông Mê Kông và chi lưu của nó cũng đe dọa tạo nên sự ô nhiễm nghiêm trọng đối với dòng sông, ảnh hưởng không nhỏ đến đời sống của con người và các loài thủy sinh”- Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.
Theo đánh giá chung, bồn địa Thái Lan chiếm tới 25% diện tích lưu vực trung nguồn sông Mê Kông đã hầu như không còn rừng. Lào chiếm tới 35% diện tích lưu vực sông Mê Kông cũng đang trong tình trạng chặt phá rừng đầu nguồn thiếu kiểm soát. Trung Quốc chiếm 35% diện tích lưu vực sông Mê Kông cũng trong tình trạng tương tự. Việc tàn phá rừng đầu nguồn đã làm thay đổi thủy chế của con sông bởi tổng lượng mưa trên cùng một diện tích lưu vực dù có trồi sụt hàng năm nhưng hầu như không thay đổi. Vấn đề còn lại là lũ lớn hay lũ nhỏ và thủy chế trở nên thất thường do đất không còn rừng để giữ lại một phần nước và điều hòa lưu lượng nước. Nếu còn đủ rừng phòng hộ đầu nguồn thì ngay cả trong những năm hạn hán khắc nghiệt nhất, nguồn nước dự trữ trong đất từng vẫn đủ để “nuôi sống” dòng chảy.
“Biến đổi khí hậu cũng là một nguyên nhân làm tăng giảm lượng nước trong một dòng sông. Tuy nhiên, một nghịch lý đang diễn ra. Lẽ ra với sự nóng lên của trái đất, băng tuyết trên các đỉnh núi cao của các dãy Himalaya và Conluan tan ra nhiều hơn và Mê Kông sẽ nhận được nhiều nước hơn. Nhưng điều đang diễn ra lại là ngược lại. Lưu lượng nước của Mê Kông từ trung nguồn đến hạ nguồn đã giảm khoảng 15% đến 20% trong 30 năm qua. Vậy thì cái gì đang diễn ra? Ai đã ngăn chặn dòng chảy của Mê Kông? Câu trả lời không khó, đó là “Thủy điện” và “Thủy lợi”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng phát biểu với Sputnik.
Nông dân trên ruộng lúa, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.03.2023
Campuchia làm ăn theo kiểu ‘tiền trao cháo múc’, gạo Việt Nam không lo bị o ép

Những thách thức lớn nhất

Dọc theo chiều dài khoảng 4.350km của sông Mê Kông, người ta dễ dàng nhận thấy có cả cả hàng trăm con đập thủy điện và thủy lợi lớn nhỏ cả trên dòng chính cũng như các chi lưu của con sông, tạo ra những hồ chứa có dung tích từ vài trăm triệu đến trên 21 tỷ m³ nước.
Như vậy, tất cả các hồ-đập thủy điện các quốc gia có lưu vực hoặc có dòng chính của sông Mê Kông chảy qua (trừ Myanmar) hiện đang lưu trữ gần 50 tỷ mét khối nước. Trong đó, hơn 1/2 dung tích nằm ở địa phận Trung Quốc. Việc xả lũ chỉ diễn ra khi các hồ chứa đầy vượt ngưỡng để bảo đảm an toàn hồ-đập. Trong điều kiện bình thường, có không quá 50% lượng nước vốn có được đưa về xuôi theo mùa.
“Đối với một quốc gia nằm ở hạ nguồn sông Mê Kông như Việt Nam thì gần như chịu mọi bất lợi do thủy chế, môi trường của con sông bị con người thay đổi và làm cho xấu đi, gây ra những biến động bất thường”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hồng Long cũng lưu ý rằng, đã từ hơn 15 năm nay, mùa nước nổi gần như không còn xuất hiện ở Đồng Tháp và các tỉnh lân cận. Thay vào đó là xâm nhập mặn ngày càng tăng và tiến vào đất liền ngày càng sâu khiến cho sản xuất nông nghiệp không còn “bội thu” như trước, buộc chính quyền và người dân phải thay đổi cơ cấu cây trồng đi đôi với nghiên cứu sáng tạo các giống lúa chịu mặn. Lượng thủy sinh theo nước lũ tràn về vào cuối mùa hè, đầu mùa thu đã không còn phong phú như trước đây. Việc khai thác theo lối tận diệt đã làm cho một số loài thủy sinh vật quý hiếm gần như tuyệt chủng.
© Sputnik / Vladimir Akimov / Chuyển đến kho ảnhCon sông Cửu Long
Con sông Cửu Long - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Con sông Cửu Long
Đó là những thách thức rất lớn đối với các quốc gia năm trên lưu vực sông Mê Kông.
“Những thách thức nói trên ngày càng gia tăng và nghiêm trọng hơn, đòi hỏi chính phủ của 6 nước (lưu vực sông) phải có những cố gắng vượt bậc. Những cố gắng đó chắc chắn không thể đưa sông Mê Kông trở lại trạng thái như trước đây vốn có nhưng cũng sẽ hạn chế nhiều tác hại do lịch sử khai thác của con người đối với dòng sông để lại cho đến ngày hôm nay”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long đánh giá với Sputnik về những thách thức đối với các nước lưu vực sông Mê Kông.

Ủy hội sông Mê Kông và vai trò của Việt Nam

Ủy hội sông Mê Kông ra đời năm 1957 với tên gọi Ủy ban sông Mê Kông, đến năm 1978 đổi thành Ủy ban Lâm thời về điều phối nghiên cứu Hạ lưu Lưu vực sông Mê Kông. Năm 1995, ngay sau khi gia nhập ASEAN, Việt Nam đã cùng với Campuchia, Lào và Thái Lan ký kết Hiệp định Hợp tác Phát triển bền vững lưu vực sông Mê Kông, và từ đó lập ra Ủy hội sông Mê Kông (Mekong River Commission, viết tắt là MRC). Trụ sở của MRC đặt tại Viêng chăn (Lào). Tuy không phải là thành viên chính thức nhưng Trung Quốc và Myanmar là hai đối tác trọng yếu. Một số quốc gia ngoài khu vực cũng trở thành quan sát viên của Ủy hội sông Mê Kông.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Việt Nam và Lào gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao MRC lần thứ 4
Thủ tướng Việt Nam và Lào gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao MRC lần thứ 4 - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.04.2023
Thủ tướng Việt Nam và Lào gặp nhau bên lề Hội nghị Cấp cao MRC lần thứ 4
Là một cơ quan liên chính phủ, MRC có nhiệm vụ thúc đẩy sự phối hợp quản lý và phát triển tài nguyên nước cũng như tài nguyên có liên quan một cách bền vững, vì lợi ích chung của các quốc gia và sự an sinh của cộng đồng.
“Ngay trong lần họp cấp cao đầu tiên của Ủy hội, Việt Nam đã có những đóng góp tích cực cho thành công của nó. Việt Nam tham gia ngày càng sâu rộng trong nhiều chương trình hợp tác của MRC, các sáng kiến hợp tác tiểu vùng và song phương trong các lĩnh vực quản lý tổng hợp tài nguyên nước, bảo vệ môi trường, thủy điện, nông – lâm nghiệp, thủy lợi, thủy sản, giao thông thủy và biến đổi khí hậu. Việt Nam cũng ích cực tham gia chuẩn bị Kế hoạch Chiến lược 2011 – 2015 của MRC, thực hiện tốt các chương trình hợp tác của Ủy hội; tiếp tục đẩy mạnh xây dựng và hoàn thiện các khung pháp lý sử dụng, quản lý và bảo vệ tài nguyên nước trong lưu vực”, - Nhà nghiên cứu Nguyễn Minh Hoàng nói với Sputnik.
Tại Hội nghị Cấp cao lần thứ hai Ủy hội sông Mê Kông quốc tế được tổ chức vào ngày 5/4/2014 tại Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam đã đề xướng chủ đề: “An ninh nguồn nước, năng lượng và lương thực trong bối cảnh biến đổi khí hậu ở Lưu vực sông Mê Kông”. Việt Nam đã có hai đóng góp quan trọng tại Hội nghị này.
Một là xây dựng Bộ quy chế sử dụng nước. Hai là “Nghiên cứu chung về quản lý và phát triển bền vững lưu vực sông Mê Công, bao gồm cả tác động của các dự án thủy điện dòng chính” (giai đoạn 2014-2017).
Tại Hội nghị cấp cao MRC lần thứ ba tổ chức ngày 5/4/2018 tại thành phố Siêm Riệp, Campuchia. Việt Nam đã có nhiều đóng góp tích cực như chủ biên hoàn chỉnh “Chiến lược và Kế hoạch hành động thích ứng với biến đổi khí hậu” và “Chiến lược quản lý và phát triển thủy sản trên toàn lưu vực”. Việt Nam cũng tham gia vào việc hoàn thành cải tổ bộ máy Ban Thư ký của Uỷ hội. Ủy ban sông Mê Kông của Việt Nam đã tham mưu cho MRC tiếp tục mở rộng hợp tác với các đối tác đối thoại, các đối tác phát triển, các tổ chức lưu vực sông quốc tế và các tổ chức quốc tế trong khu vực.
“Việt Nam không chỉ là thành viên sáng lập MRC mà còn là quốc gia tích cực nhất trong việc vận động các nước Trung Quốc và Myanmar trở thành đối tác quan trọng của MRC. Trong đó, Trung Quốc có vai trò đặc biệt quan trọng bởi nước này chiếm tới 35% diện tích lưu vực sông Mê Kông và do đó chiếm tới 1/3 tổng lưu lượng nước của dòng sông. Mọi hoạt động của Trung Quốc ở sông Lan Thương (thượng nguồn sông Mê Kông) đều có ảnh hưởng tới hạ nguồn. Việt Nam”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Năm 2016, Việt Nam đã dẫn dắt việc kết nối thành công MRC với Trung Quốc và Myanmar để cho ra đời Hội nghị hợp tác Mê Kông – Lan Thương (MLC) gồm 4 thành viên của MRC cùng 2 đối tác Trung Quốc và Myanmar. Hội nghị được tổ chức ở cả hai cấp chính phủ và ngoại giao. Mục tiêu của các hội nghị này là thúc đẩy hợp tác trên ba trụ cột là chính trị-an ninh, kinh tế và phát triển bền vững, văn hóa, xã hội và giao lưu nhân dân; rất tương đồng với 3 trụ cột của Cộng đồng ASEAN. 5 lĩnh vực hợp tác được ưu tiên là quản lý tài nguyên nước, kết nối, hợp tác năng lực sản xuất, hợp tác kinh tế qua biên giới, nông nghiệp và xóa đói giảm nghèo.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
1/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangTổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Vương quốc Thái Lan Surasri Kidti Monton phát biểu.
Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Vương quốc Thái Lan Surasri Kidti Monton phát biểu. - Sputnik Việt Nam
2/6
Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Vương quốc Thái Lan Surasri Kidti Monton phát biểu.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư. - Sputnik Việt Nam
3/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Campuchia Samdech Hunsen phát biểu.
Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen phát biểu. - Sputnik Việt Nam
4/6
Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen phát biểu.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton chụp ảnh chung.
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
5/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton chụp ảnh chung.
© Ảnh : TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu.
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu. - Sputnik Việt Nam
6/6
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu.
1/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton cùng đại diện các nước đối tác, đối thoại chụp ảnh chung.
2/6
Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Vương quốc Thái Lan Surasri Kidti Monton phát biểu.
3/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia, Thủ tướng Lào và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia, Thái Lan tham dự Phiên toàn thể Hội nghị cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư.
4/6
Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen phát biểu.
5/6
Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Campuchia Samdech Hunsen, Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone và Tổng Thư ký Văn phòng Tài nguyên nước quốc gia Thái Lan Surasri Kidti Monton chụp ảnh chung.
6/6
Thủ tướng Lào Sonexay Siphandone phát biểu.

Việt Nam có nhiều đóng góp quan trọng vào việc soạn thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư

Tại Hội nghị cấp cao MRC diễn ra từ ngày 5/4/2023 tại thủ đô Viêng Chăn của Lào, Việt Nam đã có nhiều đóng góp quan trọng vào việc soạn thảo Tuyên bố chung của Hội nghị Cấp cao Ủy hội sông Mekong quốc tế lần thứ tư với chủ đề Đổi mới và hợp tác nhằm đảm bảo an ninh nguồn nước và sự phát triển bền vững của lưu vực sông Mê Kông”.
“Hội nghị Cấp cao MRC lần thứ tư diễn ra trong bối cảnh các nước lưu vực sông Mekong đang đối mặt với những thách thức rất lớn do tác động kép của biến đổi khí hậu, của việc khai thác và sử dụng quá mức tài nguyên nước và các tài nguyên khác. Những tác động này ảnh hưởng trực tiếp đến cuộc sống, sinh kế của người dân trên toàn lưu vực, đặc biệt là ở Đồng bằng sông Cửu Long của Việt Nam. Việt Nam là quốc gia cuối nguồn và phải chịu tác động bất lợi nhất, ngày càng nghiêm trọng. Hiểu rõ điều đó, Việt Nam xác định rằng, hợp tác trong Ủy hội sông Mekong quốc tế là một cơ chế hợp tác vùng có cơ sở pháp lý chặt chẽ nhất, có cơ cấu thể chế truyền thống lâu dài và ổn định”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang nói với Sputnik.
Với chủ trương giúp cộng đồng cũng là tự giúp mình, Việt Nam xác định vấn đề quan trọng hơn cả là cơ chế hợp tác về tài nguyên nước lưu vực sông Mê Kông một cách đầy đủ và là cơ chế hợp tác duy nhất trong khu vực.
Tại hội nghị lần thứ tư này, phái đoàn Việt Nam đã đưa ra bốn thông điệp quan trọng.
Container vận tải đang được xếp lên tàu tại Cảng Sài Gòn, Thành phố Hồ Chí Minh, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.03.2023
Việt Nam chịu thiệt nhiều hơn cả khi thế giới giảm sút nhu cầu
Trước hết, Việt Nam khẳng định mạnh mẽ các cam kết của mình đối với Hiệp định Mê Kông mà Việt Nam đã tham gia ký kết năm 1995; đồng thời kêu gọi các nước tuân thủ đầy đủ Hiệp định này cũng như các bộ quy tắc đã được xây dựng liên quan việc sử dụng nguồn nước sông Mê Kông.
“Việt Nam cũng đề xuất phương thức tiếp cận phải mang tính toàn dân, toàn diện, toàn lưu vực. Dù tiếp cận ở lĩnh vực nào, từ góc độ nào cũng phải lấy người dân làm trung tâm, làm chủ thể trong khai thác, sử dụng nguồn nước ở sông Mê Kông. Đồng thời, phải bảo vệ quyền và lợi ích chính đáng, tăng cường khả năng thích ứng của người dân trước những biến động của dòng sông hiện nay cũng như những hiện tượng thời tiết cực đoan, lũ lụt, hạn hán và tình trạng tội phạm xuyên quốc gia trong khu vực đang diễn biến hết sức phức tạp. Đây là một quan điểm rất mới, rất hiện đại và rất nhân văn”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long bình luận với Sputnik.
Đề xuất thứ ba của Việt Nam là tăng cường tính thiết thực trên các hoạt động hợp tác cụ thể. Trong đó, các nước cần tích cực hơn nữa trong việc chia sẻ dữ liệu, hình thành các đề tài nghiên cứu chung như ứng phó biến đổi khí hậu, phát triển giao thông đường thủy bền vững, phối hợp xử lý tội phạm xuyên quốc gia, xây dựng nền kinh tế xanh, kinh tế tuần hoàn, kết nối lưới điện, phát triển năng lượng trong khu vực. Đây cũng là những điểm rất mới so với các Hội nghị cấp cao trước đó của MRC.

“Đề xuất thứ tư cũng quan trọng, đó là Việt Nam kêu gọi các nước đối tác phát triển hợp tác của MRC chia sẻ dữ liệu, tăng cường hỗ trợ về tri thức, kinh nghiệm, tài chính và nguồn lực để Ủy hội thực hiện chức năng, nhiệm vụ, bảo đảm tốt nhất sự phát triển bền vững của dòng sông và lưu vực sông Mê Kông. Việt Nam luôn cho rằng, các nước trong Ủy hội sông Mê Kông và các đối tác cần đoàn kết, hợp tác để sông Mê Kông mãi mãi là dòng chảy của hòa bình, là sự kết nối sinh tồn bền vững, thịnh vượng”, - Chuyên gia Nguyễn Hồng Long nhấn mạnh.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала