Độc quyền sách giáo khoa và lợi ích nhóm

© Ảnh : Tạp chí điện tử Giáo dục Việt NamSách giáo khoa tại nhà sách Việt Nam
Sách giáo khoa tại nhà sách Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.05.2023
Đăng ký
Thanh tra Chính phủ xác định, chỉ trong giai đoạn từ năm 2014 đến hết tháng 8/2019, lãng phí sách giáo khoa tạm tính đã lên tới gần 2.400 tỷ đồng.
Kết luận của Thanh tra Chính phủ cho rằng, có dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với NXB trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.

Có lợi ích nhóm

Trong kết luận ban hành ban hành cuối năm 2022, Thanh tra Chính phủ nêu rõ, trong giai đoạn 2014-2018, tại NXB Giáo dục Việt Nam, việc phát hành sách giáo khoa qua các kênh phát hành đến tay người tiêu dùng qua nhiều bước trung gian nên chưa tiết kiệm được chi phí. Tỉ lệ chiết khấu của sách giáo khoa là 25% bị kết luận là cao, chưa hợp lý so với một số mặt hàng độc quyền, thiết yếu khác.
Theo đó, 4 Công ty CP Sách và Thiết bị giáo dục (Miền Bắc, Trung, Nam, Cửu Long) là đại lý cấp 1 của NXB Giáo dục Việt Nam được hưởng 5%. Các công ty sách và thiết bị trường học địa phương trong khu vực là đại lý cấp 2 được hưởng từ 7 - 8%. Các đại lý, cửa hàng sách, các trường học là đại lý cấp 3, được hưởng từ 12-13%.
Theo ông Nguyễn Tiến Thỏa - Chủ tịch Hội Thẩm định giá Việt Nam, quy định hiện nay vẫn để cho các nhà xuất bản quy định giá theo cơ chế thị trường, nhưng không thể để các doanh nghiệp muốn định giá ra sao cũng được.
Ông Thoả kiến nghị, Bộ Giáo dục và Đào tạo cần ban hành định mức kinh tế kĩ thuật về sản xuất sách giáo khoa, từ đó làm căn cứ cho các nhà biên soạn. Bộ Giáo dục và Đào tạo cũng cần có quy chế giá riêng cho sách giáo khoa ngoài quy định chung của Bộ Tài chính.
Có thể thấy, đang tồn tại những lỗ hổng lớn trong việc kiểm soát vấn đề định giá, kê khai giá sách giáo khoa hiện nay của doanh nghiệp. Vị trí độc quyền và những lỗ hổng này đã tạo điều kiện cho các hành vi sai phạm.
Thanh tra Chính phủ xác định, từ năm 2014 đến hết tháng 8/2019, có đến 73/193 cuốn sách giáo khoa học sinh có thể viết vào sách được in, phát hành và bán hơn 303 triệu bản, gây lãng phí cho gia đình học sinh và xã hội với số tiền tạm tính là hơn 2.374 tỷ đồng.
Ngoài ra, khi mua sách giáo khoa, hầu hết gia đình học sinh đều mua kèm theo sách bài tập do NXB phát hành, cho thấy có dấu hiệu lợi ích nhóm giữa Bộ Giáo dục và Đào tạo với NXB trong việc in ấn, phát hành sách bài tập.
Học sinh trong lớp - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.01.2023
Thanh tra nêu tên 6 tỉnh có nhiều vi phạm trong lựa chọn mua sách giáo khoa

Không thể thả nổi sách giáo khoa

Nguyên Vụ trưởng Vụ Kế hoạch - Tài chính (Bộ Giáo dục và Đào tạo) Trần Tú Khánh từng chia sẻ, sách giáo khoa là mặt hàng đặc biệt liên quan tới giáo dục, có tác động tới tương lai của hàng triệu trẻ em Việt Nam.
Do đó, nếu cứ thả nổi, để mặc cho giá sách tăng cao gấp 3-4 lần so với hiện nay là điều không thể chấp nhận được. Nếu không đưa vào danh mục nhà nước định giá, sẽ khó bảo đảm các đơn vị xuất bản không liên kết để nâng giá cao hơn nhiều lần sách hiện hành. Cuối cùng, người dân sẽ là đối tượng phải chịu gánh nặng chi phí này.
Vừa qua, dự thảo Luật Giá (sửa đổi) đã bổ sung quy định, sách giáo khoa là mặt hàng có thị trường cạnh tranh hạn chế, ảnh hưởng lớn đến đời sống người dân. Bộ Giáo dục và Đào tạo đã đề nghị bổ sung mặt hàng này vào Danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá.
Nghị quyết Kỳ họp thứ 3 Quốc hội khóa XV đã thống nhất, yêu cầu bổ sung sách giáo khoa vào danh mục hàng hóa, dịch vụ do Nhà nước định giá khi sửa đổi Luật Giá. Trong tờ trình của Chính phủ, Bộ Giáo dục và Đào tạo chịu trách nhiệm định giá tối đa sách giáo khoa, các nhà xuất bản quyết định giá cụ thể.
Về điều này, trao đổi với báo Lao động, đại diện Bộ Tài chính cho biết, trong Luật Giá (sửa đổi), các biện pháp về kê khai giá, niêm yết giá đã được quy định rõ nhằm đảm bảo kiểm soát gián tiếp đối với giá hàng hóa, dịch vụ.
Từ đó, góp phần đảm bảo công khai, minh bạch trong việc mua, bán, đảm bảo quyền, lợi ích hợp pháp của các chủ thể kinh tế, trong đó có quyền, lợi ích của người dân, nhất là người dân nghèo.
Hiện tại, Bộ Tài chính đang phối hợp với Ủy ban Tài chính, ngân sách để giải trình tiếp thu và hoàn thiện dự thảo Luật Giá (sửa đổi), đảm bảo chất lượng, tiến độ để trình Quốc hội thông qua tại Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала