Bài học sau vụ việc ở Đắk Lắk

© Ảnh : TTXVN - Phạm Thị HậuNgười dân xã Ea Ninh, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk kể lại với phóng viên TTXVN về giây phút đối mặt với các đối tượng có vũ khí và bị nhân dân vây bắt.
Người dân xã Ea Ninh, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk kể lại với phóng viên TTXVN về giây phút đối mặt với các đối tượng có vũ khí và bị nhân dân vây bắt. - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.06.2023
Đăng ký
Đồng chí Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Ủy ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, cho rằng vụ việc ở Đắk Lắk đã cho thấy cần phải làm tốt hơn nữa công tác dân vận.
Nếu công tác dân vận được làm thật tốt thì bất cứ chỗ nào cũng là phên dậu để bảo vệ đất nước. Người dân sẽ không bị kẻ xấu xúi giục, kích động, lôi kéo.

Làm tốt dân vận để “mỗi người dân là một chiến sĩ”

Báo Vietnamnet dẫn lời ông Nguyễn Túc, Uỷ viên Đoàn Chủ tịch Uỷ ban Trung ương Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, nhận định việc 50 đối tượng tấn công hai trụ sở xã ở Đắk Lắk làm 11 người thương vong là hành vi mất hết nhân tính.
“Chúng ta cần phải lên án một cách mạnh mẽ và có biện pháp trừng trị thích đáng những đối tượng gây ra tội ác như vậy. Tuy các đối tượng này là tay sai của phần tử chống đối, nhưng hành vi giết người man rợ như vậy thì không thể tha thứ”, ông Túc nói.
Chỉ trong thời gian ngắn sau khi vụ việc xảy ra, lực lượng công an đã nhận được sự giúp sức của nhân dân, truy bắt được hầu hết các đối tượng trực tiếp tham gia vụ việc. Ông Túc cho rằng, điều này cho thấy bà con không nghe theo lời xúi giục, kích động mà còn căm phẫn trước hành vi của bọn tội phạm.
Theo ông, vụ việc xảy ra ở Đắk Lắk đã cho thấy, chính quyền địa phương cũng như các tỉnh Tây Nguyên cần quan tâm hơn nữa đến tâm tư, nguyện vọng của người dân, nhất là đồng bào dân tộc.
Đắk Lắk - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Vụ nổ súng ở Đắk Lắk: 3 con tin về với gia đình an toàn
“Quan tâm bằng cách gần dân hơn, để lắng nghe nhiều hơn nữa ý kiến thắc mắc của nhân dân. Có như vậy mới thấy được người dân còn thắc mắc vấn đề gì thì phải tuyên truyền, vận động, giải thích, đồng thời đề đạt lên cấp trên phương án giải quyết”, ông Túc kiến nghị.
Cũng theo ông Túc, vụ việc ở Đắk Lắk vừa rồi là một bài học cho chính quyền địa phương cũng như các tỉnh thành trên cả nước về công tác dân vận.
“Bác Hồ đã nhiều lần nhắc nhở chúng ta: Dễ trăm lần không dân cũng chịu, khó vạn lần dân liệu cũng xong. Do vậy, chúng ta phải làm công tác dân vận phải thật tốt để bất cứ chỗ nào cũng là phên dậu để bảo vệ đất nước”, ông Túc nhấn mạnh.
Từng tham gia hoạt động giám sát ở nhiều nơi, ông Túc thấy rằng, quy chế dân chủ ở một số địa phương chưa được cấp uỷ, chính quyền quan tâm đúng mức. Nhất là ở những vùng sâu, vùng xa, quyền làm chủ của nhân dân chưa được khơi dậy.
Truy bắt nhóm đối tượng dùng súng tấn công trụ sở Công an xã ở Đắk Lắk - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Vụ Đắk Lắk: Nỗ lực đột nhập doanh trại Lữ đoàn Đặc công 198 thất bại
“Đất đai ở Tây Nguyên bát ngát như vậy, làm sao có đủ cán bộ, chiến sĩ để cắm chốt ở mọi nơi. Do vậy, chúng ta phải dựa vào dân, nếu như mỗi người dân là một pháo đài, là một chiến sĩ thì kẻ xấu không có cơ hội thực hiện hành vi xúi giục, kích động”, báo Vietnamnet dẫn lời ông Túc.
Theo ông, sau vụ việc vừa rồi, lực lượng an ninh cần được củng cố hơn nữa ở những địa bàn chiến lược.

“Cơ quan an ninh, đặc biệt là lực lượng công an xã rất cần thiết ở vùng sâu, vùng xa”, ông Túc nói thêm.

Vụ tấn công 2 trụ sở uỷ ban xã ở Đắk Lắk

Trước đó, như Sputnik đã đưa tin, vào khoảng 0h35 ngày 11/6, đã xảy ra vụ việc hai nhóm đối tượng có vũ khí, đột nhập tấn công 2 trụ sở uỷ ban xã Ea Ktur và Ea Tiêu, huyện Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk.
Vụ việc làm 11 người thương vong, trong đó có 9 người chết gồm: 4 công an xã, 2 cán bộ xã và 3 người dân; 2 cán bộ công an xã bị thương; 3 người dân bị khống chế làm con tin.
Ngay sau khi vụ việc xảy ra, Bộ Công an đã lập tức tăng cường các lực lượng nghiệp vụ, triển khai đồng bộ các biện pháp bao vây, phong tỏa các địa bàn liên quan, bảo vệ trụ sở chính quyền, bảo đảm an ninh, an toàn cho người dân và tổ chức khẩn trương truy bắt đối tượng.
Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Bộ Công an thông tin về kết quả điều tra, đấu tranh, lấy lời khai ban đầu - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Ai đứng sau vụ Đắk Lắk? Tuyên bố mới của Hun Sen hàm ý gì?
Ngày 16/6, tại Hội nghị báo cáo viên Trung ương do Ban Tuyên giáo Trung ương tổ chức, Thiếu tướng Đặng Hồng Đức, Chánh Văn phòng Bộ Công an cho biết, đến nay công an đã bắt và xử lý hơn 50 đối tượng trực tiếp tham gia vụ việc.
Ông Đức cho biết, qua khai thác ban đầu, số nghi phạm bị bắt giữ phần nhiều là đối tượng trẻ, thực hiện hành vi do bị xúi giục, kích động, lôi kéo.
Trong số các nghi phạm bị bắt, cơ quan công an xác định Y Thô Ayun (thường gọi là Ama Kzruh, 35 tuổi), thường trú tại buôn Ayun, xã Cư Pơng, huyện Krông Búk, Đắk Lắk là một trong những người cầm đầu vụ tấn công nghiêm trọng trên.
Trong quá trình làm việc với công an, nghi phạm Y Thô Ayun cho biết đã tuyên truyền, kích động một số người dân ở các buôn làng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk tham gia vụ việc nghiêm trọng trên.
Đối tượng khai chỉ chọn những người dân tin tưởng để tuyên truyền, lôi kéo, còn những người "không được tin tưởng thì không tuyên truyền".
Tại cơ quan công an, các nghi phạm bị bắt giữ đều thừa nhận hành vi vi phạm pháp luật của mình khi tham gia vào vụ tấn công 2 trụ sở ủy ban xã ở Đắk Lắk.
Hiện cơ quan chức năng vẫn đang tiếp tục điều tra làm rõ vụ việc và truy bắt hết các nghi phạm liên quan, thu giữ toàn bộ hung khí, đảm bảo an toàn tuyệt đối cho người dân và lực lượng truy bắt.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала