Hun Sen ‘dằn mặt’ những kẻ lăng mạ Việt Nam

© Dịch vụ báo chí của Bộ Ngoại giao Liên bang Nga / Chuyển đến kho ảnhThủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen
Thủ tướng Vương quốc Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
Đăng ký
Tại cuộc gặp với hơn 20.000 công nhân ở thành phố Bavet, Thủ tướng Hun Sen đã cảnh báo về chính sách cực đoan của những kẻ rắp tâm muốn phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia và Việt Nam.
Theo ông, những luận điệu của những kẻ cực đoan là lừa đảo và kích động mọi người chống lại các nước láng giềng để thu hút cử tri, tạo ra sự thù địch, mâu thuẫn với chính sách của chính phủ và nguy hiểm cho đất nước.

Chính sách hoà bình của Thủ tướng Hun Sen

Thủ tướng Hun Sen đã cảnh báo những kẻ cực đoan không được phá hoại mối quan hệ tốt đẹp giữa Campuchia và Việt Nam, khẳng định mối quan hệ tốt đẹp đang mang lại sự thịnh vượng, theo Khmer Times.
“Chính sách gây thù chuốc oán với các nước láng giềng là kích động phân biệt đối xử vì lợi ích thu hút cử tri và không nên được ủng hộ", - ông Hun Sen nói trong cuộc gặp hơn 20.000 công nhân ở thành phố Bavet, tỉnh Svay Rieng hôm qua.
Theo người đứng đầu Chính phủ Hoàng gia Campuchia, lối chính trị cực đoan như vậy tạo ra sự thù địch, mâu thuẫn với chính sách của chính phủ và nguy hiểm cho đất nước.
Dự án đường cao tốc Phnom Penh - Bavet - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Hun Sen có tuyên bố mới khi Campuchia xây cao tốc kết nối với Việt Nam
“Nếu một số cá nhân luôn lăng mạ Việt Nam về việc mất đất Kampuchea Krom thì sẽ không giữ được hòa khí với Việt Nam. Nếu vậy thì làm sao ngày nay lại có một nhà máy cho công nhân ở đây? Chính trị cực đoan là lừa đảo và kích động mọi người chống lại các nước láng giềng. Là người đã lãnh đạo đất nước vượt qua chiến tranh, tôi đặt ra nhiều mục tiêu để chấm dứt xung đột”, - tờ Khmer Times dẫn lời Thủ tướng Hun Sen.
Sau khi chấm dứt nội chiến, ông Hun Sen đã đưa ra 2 chính sách: biến chiến trường cũ thành một khu vực phát triển và xây dựng thị trường; biến khu vực biên giới với tất cả các nước láng giềng thành ranh giới hòa bình, hữu nghị, hợp tác và phát triển.
Ông lưu ý rằng tất cả những phát triển hiện nay đều dựa trên hai chính sách này và khu vực biên giới Campuchia-Việt Nam đã đạt được thành công với số lượng ngày càng tăng của các nhà máy và khu công nghiệp.
Theo thông tin trên VOV của Việt Nam, tính đến năm 2023, tỉnh Svay Rieng có 264 nhà máy với khoảng 95.000 công nhân, mức lương bình quân hơn 284 USD/năm. Trong số đó, có 41 nhà máy may mặc với tổng số công nhân gần 40.000 người, mức lương bình quân gần 124 triệu USD/năm. Đây là tỉnh đứng thứ 6 về số lượng nhà máy may ở Campuchia.
Thủ tướng Phạm Minh Chính gặp Thủ tướng Campuchia Hun Sen tại Labuan Bajo, Indonesia - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.05.2023
Ông Hun Sen cảm ơn Việt Nam
“Nếu xảy ra chiến tranh biên giới với nước láng giềng, điều này sẽ mang lại lợi ích gì?”, - ông Hun Sen đặt câu hỏi và giải thích rằng chiến tranh chỉ dẫn đến thảm sát và sẽ không có sự hợp tác và phát triển dọc biên giới.

Không được phá hoại quan hệ tốt đẹp với Việt Nam

Kim ngạch thương mại Campuchia-Việt Nam vượt 10 tỷ USD vào năm ngoái. Thủ tướng Hun Sen lưu ý rằng xuất khẩu của Campuchia ít hơn nhập khẩu từ Việt Nam.
Theo ông, chính sách hòa bình của Campuchia không chỉ với Việt Nam mà còn với Thái Lan và các đặc khu kinh tế tại các tỉnh Banteay Meanchey và Koh Kong.
Kin Phea, Tổng giám đốc Viện Quan hệ Quốc tế tại Học viện Hoàng gia Campuchia, cho rằng chính trị thúc đẩy phân biệt đối xử và kích động xung đột hoặc hận thù chống lại các chủng tộc khác không phải là lựa chọn tốt cho các chính trị gia.
Theo chuyên gia, mỗi quốc gia nên tôn trọng chủ quyền lãnh thổ của nhau và thiết lập sự hợp tác tốt đẹp với nhau.
Ông cũng nói thêm, các nước láng giềng phải tuân thủ và thực hiện “năm nguyên tắc cùng tồn tại hòa bình” bởi vì điều quan trọng là trở thành láng giềng tốt và có thể chung sống lâu dài bên nhau mà không có xung đột.
Tăng cường quan hệ hợp tác giữa Đảng Cộng sản Việt Nam và Đảng Nhân dân Campuchia - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2023
Vì sao Thủ tướng Hun Sen bất ngờ sang Việt Nam?
Các nước láng giềng của Campuchia nên nuôi dưỡng thế hệ tiếp theo không quá theo chủ nghĩa dân tộc vì điều này có thể dẫn đến hận thù, hiểu lầm và định kiến. Họ nên dạy cho thế hệ sau hiểu rõ hơn về lịch sử và tránh bóp méo sự thật.
“Nếu chúng ta tuân thủ các nguyên tắc này bằng cách tôn trọng toàn vẹn lãnh thổ, độc lập, tôn trọng lợi ích của nhau và không can thiệp vào công việc nội bộ của nhau hoặc xâm phạm lẫn nhau, thì đó là cách tốt nhất để có được hòa bình hoàn toàn trong tương lai”, - ông Phea nhận định.
Như Sputnik đề cập, cho đến nay, cả hai chính phủ đã thiết lập mối quan hệ song phương tốt đẹp giữa Campuchia và Việt Nam.
Hai quốc gia có chung đường biên giới trên đất liền trong hơn 1.000 năm qua cũng như có nhiều mối liên kết lịch sử hơn khi từng là một phần của đế quốc thực dân Pháp. Cả hai nước đều là thành viên của Hiệp hội các quốc gia Đông Nam Á (ASEAN).
Thủ tướng Hun Sen luôn nhấn mạnh, chính sách hòa bình của Campuchia phù hợp với chính sách hòa bình của Việt Nam, nhằm tìm kiếm thương mại và đầu tư song phương cùng có lợi.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала