Vụ ngân hàng SCB và Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng rất lớn đến TP.HCM

© TTXVN - Nguyễn Xuân KhuHội nghị lần thứ 10 Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2019-2024
Hội nghị lần thứ 10 Ủy ban MTTQ Việt Nam Thành phố Hồ Chí Minh khóa XI, nhiệm kỳ 2019-2024 - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.06.2023
Đăng ký
Chủ tịch UBND TP.HCM thừa nhận, vụ ngân hàng SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát có ảnh hưởng rất lớn đến kinh tế - xã hội của thành phố Hồ Chí Minh.
Theo người đứng đầu UBND thành phố Hồ Chí Minh, 6 tháng qua, TP.HCM đã chịu "nội công ngoại kích", tăng trưởng chỉ đạt 3,55%.

Triệt để giải quyết khó khăn cho TP.HCM

Sáng nay 28 tháng 6, Chủ tịch UBND TP.HCM Phan Văn Mãi cùng đoàn đại biểu Quốc hội và HĐNT thành phố có buổi tiếp xúc cử tri.
Tại đây, đoàn đã nhận dc 12 ý kiến góp ý của cử tri về tình hình phát triển kinh tế của thành phố, trong đó, người dân đặc biệt quan tâm đến việc thực thi Nghị quyết 98 về thí điểm một số cơ chế, chính sách đặc thù phát triển Thành phố Hồ Chí Minh đã được Quốc hội thông qua hôm 24/6.
Tại buổi tiếp xúc cử tri, ông Nguyễn Xuân Hiển, Hội Luật gia Quận 4, nêu Nghị quyết số 54 trước đây còn chậm do cơ chế đặc thù chưa ngang tầm với sự phát triển của thành phố.
Tuy nhiên, với nghị quyết mới, để đạt được kết quả tích cực và mang lại nhiều giá trị, ông Hiển cho rằng, các đại biểu Quốc hội và HĐND cần chuẩn bị sớm để triển khai những quy định và cơ chế đặc thù mang tính tháo gỡ vướng mắc, khơi thông nguồn lực, giải quyết dứt điểm các điểm nghẽn và phát huy tiềm năng vốn có của TP.HCM.
Ông Hiếu cũng lưu ý vấn đề, trong quá trình thực thi, tuyệt đối không để xảy ra hiện tượng lợi dụng cơ chế mới, chính sách đặc thù để gây ra sai phạm. Chính sách mới cần đưa TP.HCM phát triển đột phá, vượt trội, có trọng tâm, không dàn trải.
Cử tri Nguyễn Thành An (phường 2, quận 4) cho hay, chính sách xem xét chi thu nhập tăng thêm cho cán bộ công chức, viên chức đã giúp TP.HCM giữ chân được lực lượng cán bộ trẻ, năng động, sáng tạo, dám nghĩ, dám làm ở khu vực công.
Ông An đề nghị thành phố nên tiếp tục chính sách này để đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức có thêm động lực mạnh mẽ, quyết tâm vì sự phát triển của thành phố.
Nêu lên tình trạng khó khăn của doanh nghiệp, ông Nguyễn Văn Hưng, cử tri quận 4, cho rằng, các doanh nghiệp hiện đang gặp khó khăn từ thiếu dòng tiền, khó tiếp cận vốn vay. Dù đã có chương trình kích cầu, nhưng thành phố vẫn chưa được duyệt vốn.

"Chương trình kích cầu đầu tư nhằm hỗ trợ cho các doanh nghiệp đổi mới thiết bị, công nghệ, nâng cao chất lượng sản phẩm và mở rộng thị trường đã được triển khai. Tuy nhiên, đến nay, thành phố vẫn chưa duyệt hỗ trợ lãi suất cho vay theo chương trình kích cầu này khiến cho doanh nghiệp vất vả giải quyết vốn vay với ngân hàng", - cử tri Hưng cho hay.

Ông Hưng mong thành phố sẽ có các biện pháp hỗ trợ doanh nghiệp, giảm lãi suất cho vay ở các ngân hàng xuống bằng hoặc thấp hơn mức trước khi lạm phát. Ông nói thẳng, hiện lãi suất cho vay đang "ăn mòn" dòng vốn của doanh nghiệp.
"Cần mở rộng room tín dụng cho các tổ chức tài chính có tiềm lực tài chính lành mạnh, huy động các nguồn tiền gửi sẵn có, chưa dùng tới của ngân sách Nhà nước để cho vay cũng như "nới rộng" các điều kiện cho vay, tỷ lệ thế chấp, cầm cố tài sản vay", - cử tri kiến nghị.
Bà Diệu Linh, cũng ngụ tại quận 4, bày tỏ, hiện nay, "kinh tế đêm" đang được phát triển, ứng dụng rộng rãi với nhiều cách làm, cách khai thác hiệu quả bao gồm các hoạt động kinh doanh dịch vụ như ẩm thực, nghệ thuật, âm nhạc, chương trình giải trí, sự kiện.
Kỳ họp thứ 5, Quốc hội khóa XV: Quốc hội họp phiên bế mạc - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
"Cởi trói" cho TP.HCM
Theo cử tri, phát triển kinh tế đêm là một cách hay để giữ chân khách du lịch lâu hơn, đồng thời, thúc đẩy gia tăng chi tiêu của du khách trong thời gian lưu trú. Chính sách này cũng sẽ giúp tăng doanh thu cho nền kinh tế, thúc đẩy phát triển du lịch địa phương.
"Để đẩy mạnh kinh tế đêm thì cần triển khai công tác quảng bá cho các điểm đến. Nâng cao chất lượng dịch vụ và sản phẩm du lịch. Vận động các doanh nghiệp cùng chung tay khiển khai chương trình. Triển khai các chương trình biểu diễn định kỳ tại cộng đồng, các khu vui chơi", - cử tri Nguyễn Thị Diệu Linh cho hay.
Theo bà, các suất diễn âm nhạc, nghệ thuật, phim ảnh về đêm cần có khung giờ kéo dài hơn nhưng vẫn đảm bảo an ninh, điển hình như biểu diễn xiếc, ảo thuật, sân khấu tuồng cổ, lễ hội nhạc số.

Tác động của vụ SCB, Vạn Thịnh Phát là rất lớn

Thông tin đến cử tri, Chủ tịch UBND TP.HCM đã điểm lại tình hình kinh tế xã hội chung của thành phố trong 6 tháng đầu năm nay, đặc biệt, ông Mãi có đề cập đến cả ảnh hưởng của những sự kiện liên quan tới ngân hàng SCB và tập đoàn Vạn Thịnh Phát.
Nói về tình hình kinh tế - xã hội 6 tháng đầu năm 2023, ông Mãi cho biết, cả thế giới, cả nước và nội tại thành phố “đều khó khăn”.
Theo Chủ tịch thành phố, hiện nay, thị trường thế giới đang trung bình giảm đơn hàng từ 30 - 50%, điều này khiến sản xuất trong nước thu hẹp lại, việc làm bị cắt, thu nhập của người lao động giảm sâu, ảnh hưởng đến an sinh, an ninh trật tự
Chi nhánh ngân hàng Eximbank tại Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.06.2023
Sau sự cố SCB, Ngân hàng Nhà nước theo dõi sát biến động ở Eximbank
Cùng với đó, TP.HCM cũng có những khó khăn riêng mà các địa phương khác không có.

"Vụ việc liên quan đến Ngân hàng TMCP Sài Gòn (SCB), Tập đoàn Vạn Thịnh Phát ảnh hưởng đến kinh tế - xã hội TP.HCM rất lớn và tác động đến việc một bộ phận cán bộ, cơ quan e dè, sợ sai, sợ trách nhiệm, không dám làm", - ông Phan Văn Mãi nhấn mạnh.

Theo người đứng đầu UBND thành phố, từ khó khăn do dịch Covid-19 để lại, do những tồn đọng trước đây, những sự việc xảy ra từ năm ngoái đến năm nay, cái đó gọi là "nội công ngoại kích", "khó ngoài khó trong" nên 6 tháng đầu năm nay của TP.HCM có nhiều khó khăn.
Tuy nhiên, theo Chủ tịch Phan Văn Mãi, trong quý III, một số chỉ tiêu sẽ tiến tiến tích cực hơn.
"Dự kiến quý IV, kinh tế thành phố sẽ khởi sắc hơn", - ông Phan Văn Mãi tin tưởng.

Lãi suất quá cao

Đối với việc hỗ trợ doanh nghiệp tiếp cận nguồn vốn ngân hàng, ông Mãi cho biết, ngân sách thành phố để duy trì sản xuất, tái cơ cấu, thì từ đầu năm 2023 đến nay, gần như mỗi tháng cá nhân ông đều ngồi lại với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các Ngân hàng thương mại, các hội chuyên ngành để trao đổi, kết nối doanh nghiệp.
Tuy vậy, theo ông Mãi, thực trạng bây giờ là ngân hàng có tiền, doanh nghiệp cần mà lại không vay.

"Lý do lớn nhất là lãi suất quá cao", - theo ông Phan Văn Mãi kiến nghị hạ lãi suất của cử tri là rất xác đáng.

Ông Mãi phân tích thêm, chẳng hạn, hiện một doanh nghiệp có hạn mức vay là 100 tỷ đồng nhưng đang có đơn hàng tốt, điều kiện tốt thì ngân hàng có thể sẽ giải quyết cho vay hơn hạn mức này. Ngoài việc xem xét tài sản thế chấp, định giá tài sản thì ngân hàng sẽ xem sét lịch sử tín dụng, xem xét lượng đơn hàng để điều tiết vốn tốt hơn cho doanh nghiệp.
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.06.2023
Việt Nam: Ngân hàng Nhà nước sắp họp, sẽ có thêm đợt giảm lãi suất cho vay
Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng tái cơ cấu, xác định đúng nhu cầu tín dụng và chỉ vay khi cần.
"Điều này cho thấy sự cố gắng rất lớn của ngân hàng và doanh nghiệp trong thời gian vừa qua", - ông Mãi đánh giá.
Từ đó, ông Mãi cho hay, TP.HCM đã giải quyết linh hoạt so với các quy định ở nhiều lĩnh vực, như hạn mức tín dụng, tài sản thế chấp cho các doanh nghiệp.
Thời gian tới, TP.HCM sẽ tiếp tục theo dõi và có kiến nghị tới Chính phủ, Ngân hàng Nhà nước để tiếp tục hạ mặt bằng lãi suất, giúp doanh nghiệp dễ tiếp cận vốn vay hơn.
"Thành phố sẽ tập trung quyết liệt tháo gỡ vướng mắc cho doanh nghiệp và người dân", - Chủ tịch UBND TP.HCM khẳng định và lưu ý thêm, Việt Nam cũng là một trong những số ít quốc gia đang điều hành lãi suất giảm.

Nâng cao chất lượng hành chính công

Nói về nghị quyết 98 thí điểm các cơ chế, chính sách đặc thù phát triển TP.HCM vừa được Quốc hội thông qua, ông Phan Văn Mãi cho biết, nghị quyết đã được thông qua "coi như là thành công bước đầu".
Tuy nhiên, thành công thực sự là phải tổ chức thực hiện và đạt được kết quả.
TP.HCM hiện xác định 38 nội dung cụ thể hóa nghị quyết mới cần trình cho HĐND thành phố trong các kỳ họp sắp tới trong năm nay.
Thêm nữa, vào ngày 7/7, Thành ủy TP.HCM sẽ tổ chức hội nghị cán bộ toàn TP.HCM để triển khai, quán triệt nghị quyết, chỉ thị của Thành ủy, kế hoạch của UBND, HĐND TP.HCM.
Tiếp đó, TP.HCM sẽ có theo dõi, phân công cụ thể, đôn đốc, khen thưởng, kỷ luật và có các biện pháp về công tác sắp xếp, điều chỉnh cán bộ để đảm bảo thực hiện nhiệm vụ.
“Đặc biệt, Thành ủy TP.HCM dự kiến sẽ thành lập ban chỉ đạo thực hiện nghị quyết do Bí thư Thành ủy TP.HCM làm trưởng ban”, - ông Phan Văn Mãi cho biết.
Trong ban chỉ đạo sẽ còn có các tổ công tác làm sao huy động được trí tuệ, nguồn lực từ trong và ngoài nước để góp ý thực hiện nghị quyết đạt kết quả tốt nhất.
"Một trong những yếu tố để triển khai nghị quyết thành công là tổ chức bộ máy và con người. TP.HCM đang xây dựng đề án nâng cao chất lượng nền hành chính công vụ, chú ý cả về con người và cơ chế chính sách, công cụ hỗ trợ", - ông Mãi nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала