Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Nước lớn không nên “bắt nạt” nước nhỏ

© Flickr / stratman Trường Sa
Trường Sa - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Đăng ký
Tại hội thảo về Biển Đông do Mỹ tổ chức, Trợ lý Ngoại trưởng Hoa Kỳ khẳng định, lập trường của Washington là mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ những luật chơi như nhau. Các nước lớn không nên “bắt nạt” nước nhỏ.
TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Viện Biển Đông – Học viện Ngoại giao Việt Nam nêu rõ, Việt Nam sẵn sàng giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình, góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực này.

Mỹ tổ chức hội thảo về Biển Đông

Ngày 29/6, tại Thủ đô Washington D.C., Trung tâm Nghiên cứu Chiến lược và Quốc tế (CSIS) của Hoa Kỳ đã tổ chức Hội thảo quốc tế thường niên lần thứ 13 về Biển Đông.
Nhiều học giả Mỹ và quốc tế, các nhà hoạch định chính sách, cán bộ thuộc Bộ Ngoại giao và Quốc phòng Mỹ, Việt Nam, Nhật Bản, Ấn Độ, Philippines, đã tham gia sự kiện.
Tại hội thảo, các học giả, nhà nghiên cứu đã tập trung thảo luận, phân tích những diễn biến ở khu vực Biển Đông trong năm vừa qua, cũng như đưa ra những dự báo trong thời gian tới.
Theo VOV, các nội dung thảo luận tại sự kiện này bao gồm hiện trạng ở Biển Đông, các vấn đề pháp lý và quản lý tranh chấp, các mạng lưới liên minh, và vai trò của các bên ở ngoài như nhóm Bộ Tứ, liên minh an ninh giữa Mỹ, Anh, và Australia (AUKUS), và châu Âu.

Nước lớn không nên “bắt nạt” nước nhỏ

Theo ông Daniel Kritenbrink, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ phụ trách Đông Á và Thái Bình Dương, nguyên Đại sứ Hoa Kỳ tại Việt Nam, chính sách của Mỹ đối với vấn đề Biển Đông là hỗ trợ mọi quốc gia thực hiện chủ quyền và theo đuổi lợi ích quốc gia của mình.
Ông Daniel Kritenbrink cho biết, lập trường của Mỹ là mọi quốc gia dù lớn hay nhỏ đều phải tuân thủ những luật chơi như nhau.
Tàu Trần Hưng Đạo (đề án «Gepard») của Hải quân Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Biển Đông
Các lực lượng vũ trang ASEAN tổ chức tập trận chung ở Biển Đông
“Các nước lớn không nên “bắt nạt” các nước nhỏ”, đại diện chính quyền Washington một lần nữa nhấn mạnh.
Đồng thời, việc duy trì hòa bình, ổn định và tự do hàng hải ở Biển Đông là một phần trong tầm nhìn lớn hơn của Mỹ về một khu vực Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương tự do và rộng mở.
“Do đó, chúng tôi sẽ tiếp tục phối hợp với các đối tác và đồng minh trong khu vực và trên thế giới để đảm bảo rằng bầu trời và biển của chúng ta được quản lý và sử dụng theo luật pháp quốc tế và trên cơ sở tôn trọng lĩnh vực hàng hải dựa trên luật lệ”, ông Daniel Kritenbrink nhấn mạnh.

Cơ hội khẳng định lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông

TTXVN dẫn ý kiến của TS. Nguyễn Thị Lan Anh đánh giá, nội dung chương trình hội thảo rất phong phú, các phiên thảo luận được đánh giá là rất có chất lượng.
Mặt khác, sự tham dự và phát biểu của các quan chức cấp cao trong chính quyền và Quốc hội Mỹ, đặc biệt là sự hiện diện của cựu Đại sứ Mỹ tại Việt Nam, Daniel Kritenbrink - một người rất am hiểu các vấn đề của khu vực cũng như quan hệ song phương, là một điểm nhấn tại cuộc hội thảo lần này.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.06.2023
Biển Đông
Việt Nam theo dõi sát tàu Hướng Dương Hồng 10 trên Biển Đông
Phát biểu tại hội thảo, TS. Nguyễn Thị Lan Anh, Giám đốc Viện Biển Đông - Học viện Ngoại giao Việt Nam, cho biết, giống như mọi lần, sự tham gia của Việt Nam tại hội thảo này trước hết là để bày tỏ những quan điểm, lập trường của Việt Nam về vấn đề Biển Đông.
Đây cũng là cơ hội để giải thích rõ ràng tính chính nghĩa cũng như cơ sở pháp lý về những yêu sách của Việt Nam tại Biển Đông, cả về chủ quyền lẫn yêu sách về vùng biển.
“Bên cạnh đó muốn thể hiện một quan điểm tích cực mang tính xây dựng của Việt Nam là sẵn sàng giải quyết những tranh chấp tại Biển Đông một cách hòa bình để qua đó góp phần duy trì hòa bình và ổn định tại khu vực”, TS. Lan Anh khẳng định.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала