“Bùng nổ” xuất khẩu rau quả Việt Nam, 5 tỷ USD sẽ trong tầm tay?

© Sputnik / Mikhail Fomichev / Chuyển đến kho ảnhsầu riêng
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.07.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) – Xuất khẩu rau quả thu về gần 1 tỷ USD chỉ trong một tháng. Đây là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hơn 30 năm qua. Nhận định với Sputnik, ông Đặng Phúc Nguyên - Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho rằng, với đà tăng trưởng này, nửa cuối năm 2023, 5 tỷ USD xuất khẩu rau quả Việt Nam có thể nằm trong tầm tay.

Trung Quốc vẫn là thị trường chủ lực

Trả lời phỏng vấn Sputnik, ông Đặng Phúc Nguyên, Tổng thư ký Hiệp hội rau quả Việt Nam cho biết, thị trường xuất khẩu rau quả “bùng nổ” đúng như dự đoán. Sở dĩ tăng trưởng mạnh là do từ cuối năm 2022, Trung Quốc đã gỡ bỏ chính sách Zero – Covid. Đặc biệt, sau khi Việt Nam và Trung Quốc ký Nghị định thư xuất khẩu quả sầu riêng chính ngạch vào tháng 7/2022.
“Ngay sau chuyến thăm của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng sang Trung Quốc, Việt Nam đã ký được thêm các Nghị định thư quan trọng như chuối, khoai lang cùng với sầu riêng. Đến năm 2023 này, Nghị định thư đã phát huy tác dụng. Trong đó, mặt hàng sầu riêng tăng trưởng mạnh nhất. Tiếp đến là thanh long và chuối”, ông Nguyên cho biết.
Như vậy, sầu riêng chính thức vượt thanh long, trở thành sản phẩm mang lại trị giá lớn nhất trong danh mục xuất khẩu rau quả của Việt Nam. Trong đó, Trung Quốc là thị trường nhập khẩu sầu riêng lớn nhất của Việt Nam, chiếm 95% tổng trị giá xuất khẩu nhóm hàng này.
Theo thống kê của Tổng cục hải quan, chỉ tính riêng 20 ngày của tháng 6/2023, xuất khẩu rau quả của Việt Nam đạt 723,3 triệu USD. Nếu cộng 10 ngày cuối tháng 6, xuất khẩu rau quả ước đạt khoảng gần 1 tỷ USD trong riêng tháng 6, tăng gần 282% so với tháng 6/2022.
Đắk Lắk xuất khẩu chính ngạch chuyến hàng sầu riêng đầu tiên sang Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.06.2023
Việt Nam xuất khẩu chính ngạch lượng sầu riêng "khủng" qua Trung Quốc
Như vậy, chỉ trong vòng 1 tháng, xuất khẩu rau quả thu về 1 tỷ USD. Đây là con số kỷ lục chưa từng có trong lịch sử hơn 30 năm ngành hàng này khi tham gia xuất khẩu.

Cạnh tranh quyết liệt với Thái Lan tại thị trường tỷ dân

Nói riêng về mặt hàng xuất khẩu chủ lực - sầu riêng, ông Nguyên cho biết, chính vụ thường rơi vào tháng 5, 6. Đây chính là thời điểm khiến xuất khẩu sầu riêng chính ngạch “bứt phá”, đóng góp cho kim ngạch chung toàn ngành. Trong 5 tháng đầu năm, xuất khẩu sầu riêng đã đạt hơn 503 triệu USD, gấp hơn 18 lần so với cùng kỳ năm trước.
“Việt Nam có lợi thế vị trí địa lý sát với Trung Quốc, thị trường tiêu thụ sầu riêng lớn nhất thế giới. Bởi vậy, việc vận chuyển đến Trung nhanh hơn các nước khác. Trong khi Thái Lan phải mất ít nhất 4-8 ngày, thì Việt Nam chỉ mất 1,5 ngày. Chi phí logistics, bảo quản đều lợi thế hơn Thái Lan. Nếu tiếp tục giữ được chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm, đáp ứng tiêu chuẩn xuất khẩu, kim ngạch sầu riêng sẽ còn tiếp tục tăng hơn nữa”.
Trước sự bứt tốc của sầu riêng Việt, mới đây Thái Lan thông báo tự nâng tiêu chuẩn sầu riêng xuất khẩu vào Trung Quốc, khiến cuộc đua giành thị phần tại thị trường này thêm gay cấn.
sầu riêng - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.04.2023
Sầu riêng Việt Nam ‘không sợ’ sầu riêng Thái Lan, Trung Quốc
Đặc biệt, nước này vừa rút ngắn thời gian vận chuyển sầu riêng sang Trung Quốc còn hơn 4 ngày thay vì 8 -10 ngày như trước bằng cách khai thác tuyến đường sắt cao tốc Lào - Trung nằm trong hành lang thương mại biển - đất liền quốc tế mới.

Đa dạng hóa thị trường

Về thị trường xuất khẩu rau quả Việt Nam, Trung Quốc đang dẫn đầu với gần 63,5% thị phần. Tiếp đến là Hàn Quốc, Nhật Bản, Hà Lan đều tăng trưởng tốt.
Riêng xuất khẩu rau quả sang thị trường Mỹ ghi nhận mức sụt giảm 12% so với cùng kỳ năm ngoái. Nguyên nhân được ông Nguyên đánh giá là do Mỹ đang chịu tác động từ vấn đề lạm phát, khủng hoảng kinh tế.
“Ngoài ra, Mỹ là thị trường xa Việt Nam. Chi phí logistics cao, công nghệ bảo quản chưa tốt. Khi vận chuyển bằng đường hàng không sẽ khó cạnh tranh được với các nước Nam Mỹ như Mexico”, vị này phân tích thêm.
Cũng theo đại diện Hiệp hội rau quả Việt Nam, về mặt thị trường, bên cạnh thị trường truyền thống lớn và tiềm năng như Trung Quốc, thì Việt Nam cần đẩy mạnh xuất khẩu sang thị trường châu Âu, nhằm tránh phụ thuộc vào một thị trường.
“Theo chính sách đa dạng hóa, đa phương của Việt Nam, về mặt kinh tế xuất khẩu hàng hóa cũng rất linh hoạt. Vốn dĩ kim ngạch xuất khẩu sang thị trường Nga cũng rất lớn. Tuy nhiên, sau khi căng thẳng xảy ra, kim ngạch sụt giảm 50%. Khó khăn nhất vẫn là vấn đề thanh toán và vận chuyển. Các mặt hàng trước đó xuất khẩu sang Nga chủ yếu là thanh long, bưởi, xoài. Còn hiện chỉ xuất khẩu các mặt hàng hoa quả sấy. Hy vọng tình hình sớm ổn định trở lại nhằm đưa kim ngạch rau quả xuất sang Nga trở về mức ban đầu”, ông Đặng Phúc Nguyên bày tỏ.

5 tỷ USD trong tầm tay

Tổng Thư ký Hiệp hội Rau, quả Việt Nam nhận định, đây là năm mà kim ngạch xuất khẩu rau quả có mức tăng trưởng đột biến. Đánh giá về dư địa xuất khẩu trong nửa 6 tháng cuối năm 2023 và những năm tiếp theo, Tổng Thư ký Hiệp hội Rau quả Việt Nam - ông Đặng Phúc Nguyên nhận định, hiện nhiều loại trái cây Việt Nam bước vào vụ thu hoạch và có đặc tính rải vụ nên xuất khẩu rau quả năm nay được đánh giá còn nhiều dư địa.
“Theo thống kê hiện nay, chúng ta đã đạt được hơn 3 tỷ USD khi mới tính đến tháng 6/2023. Trong khi chúng ta còn nguồn sầu riêng rất lớn tại Tây Nguyên khi một tháng nữa mới ra trái, mùa vụ kéo dài đến cuối năm. Như vậy, với đà tăng trưởng này, dự báo nửa cuối năm 2023, kim ngạch xuất khẩu rau quả Việt Nam sẽ cán mốc 5 tỷ USD. Con số này gần như trong tầm tay, vượt chỉ tiêu mà Bộ NN&PTNT đề ra vào năm 2025”, ông Nguyên tự tin khẳng định.
Nhận định này hoàn toàn có cơ sở và khả thi khi trong buổi hội đàm với Thủ tướng Phạm Minh Chính, Thủ tướng Trung Quốc Lý Cường cho biết Trung Quốc sẽ mở cửa hơn nữa thị trường cho hàng hóa Việt Nam, nhất là nông thủy sản, hoa quả chất lượng cao, phối hợp tạo điều kiện thuận lợi về kiểm dịch, thông quan hàng hóa...
Thủ tướng kết thúc chuyến thăm chính thức Trung Quốc và dự Hội nghị thường niên WEF - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Cơ hội tuyệt vời cho Việt Nam
Lãnh đạo Bộ NN-PTNT cho biết phía Trung Quốc cũng đồng ý với đề xuất của Bộ NN-PTNT là sau đại dịch cần kết nối chuỗi cung ứng nông sản thông qua các diễn đàn xúc tiến thương mại thường xuyên và luân phiên giữa tỉnh Quảng Tây và Việt Nam.
Bộ Công Thương Việt Nam cũng cho biết thời gian tới, bên cạnh các giải pháp thường xuyên để xúc tiến thương mại, kết nối giao thương giữa Việt Nam - Trung Quốc, sẽ nâng cao hiệu quả và điều tiết tốt tốc độ thông quan hàng hóa xuất nhập khẩu tại khu vực cửa khẩu thuộc biên giới giữa Việt Nam - Trung Quốc, đặc biệt là đối với các mặt hàng nông sản, thủy sản có tính chất thời vụ; có giải pháp chuyển nhanh, chuyển mạnh sang xuất khẩu chính ngạch.
Bên cạnh đó, những khó khăn về logistics được tháo gỡ, cước vận chuyển được dự báo có chiều hướng giảm… chắc chắn sẽ tác động tích cực đến xuất khẩu hàng rau, quả của Việt Nam.

“Sau chuyến thăm của Thủ tướng Phạm Minh Chính, Hiệp hội rau quả Việt Nam kỳ vọng, các Nghị định thư cho các mặt hàng mới được xuất khẩu chính ngạch có hiệu lực, mở ra nhiều nấc thang mới trong kim ngạch xuất khẩu”.

Thủ tướng Phạm Minh Chính hội kiến Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.06.2023
Việt Nam - Trung Quốc đạt nhiều nhận thức chung quan trọng sau chuyến thăm của Thủ tướng
Ngành hàng rau, quả cũng đang tận dụng ngày một tốt hơn lợi thế từ các hiệp định thương mại tự do mà Việt Nam tham gia nên cơ hội xuất khẩu rau, quả sang các thị trường lớn như EU, Australia, New Zealand… cũng rất rộng mở.
Do đó, vấn đề quan trọng hiện nay đối với ngành hàng chính là nâng cao chất lượng sản phẩm, thực hiện truy xuất nguồn gốc để đáp ứng tốt nhất nhu cầu của từng thị trường.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала