Iran chính thức gia nhập Tổ chức Hợp tác Thượng Hải

© Sputnik / Alexander Kazakov / Chuyển đến kho ảnhTổ chức Hợp tác Thượng Hải, 2023
Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, 2023 - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.07.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Iran chính thức trở thành thành viên của Tổ chức Hợp tác Thượng Hải (SCO).
Iran đã nhận được tư cách thành viên đầy đủ trong Tổ chức Hợp tác Thượng Hải, theo Tuyên bố New Deli, được thông qua sau kết quả của Hội nghị thượng đỉnh SCO.

"Các quốc gia thành viên nhấn mạnh ý nghĩa lịch sử của việc tiếp nhận Cộng hòa Hồi giáo Iran vào SCO với tư cách là quốc gia thành viên chính thức", - tài liệu lưu ý.

Vấn đề an ninh

"Các quốc gia thành viên một lần nữa chú ý đến thực tế việc một hoặc một nhóm các quốc gia đơn phương xây dựng hệ thống phòng thủ tên lửa toàn cầu có tác động tiêu cực đến an ninh và ổn định quốc tế", - tuyên bố viết.
Cần lưu ý các quốc gia trong hiệp hội "không cho phép việc cố gắng đảm bảo an ninh của chính mình bằng thiệt hại của các quốc gia khác".

Tăng trưởng năng lượng bảo vệ hòa bình

Các quốc gia ủng hộ việc tuân thủ nghiêm ngặt các quy định của thỏa thuận, thúc đẩy toàn diện tất cả các mục tiêu và nguyên tắc cố định trong đó, củng cố chế độ toàn cầu của việc không hợp nhất vũ khí hạt nhân, tiếp tục quá trình giải giáp hạt nhân, tài liệu nêu rõ.
Các quốc gia hiệp hội cũng ủng hộ "hỗ trợ để hợp tác cùng có lợi trong lĩnh vực sử dụng năng lượng nguyên tử cho các mục đích hòa bình".
"Các quốc gia thành viên ủng hộ phản ứng đối với các thách thức đe dọa an ninh toàn cầu và khu vực bằng các biện pháp chính trị và ngoại giao trên cơ sở đa phương, tăng cường hợp tác và tích cực thúc đẩy việc giám sát qúa trình giải giáp và không phổ biến vũ khí", - tài liệu nêu rõ.

Cải thiện kinh tế thế giới

Các quốc gia thành viên xác nhận tầm quan trọng của việc cải thiện và cải cách hơn nữa kiến ​​trúc quản lý kinh tế toàn cầu, sẽ liên tục bảo vệ và tăng cường hệ thống giao dịch mở, minh bạch, công bằng, bao gồm cả việc không phân biệt đối xử dựa trên các nguyên tắc và quy tắc của WTO, thúc đẩy sự phát triển của nền kinh tế thế giới mở, đảm bảo tiếp cận công bằng thị trường.
Sự gia tăng khoảng cách công nghệ và kỹ thuật số, sự hỗn loạn trên thị trường tài chính thế giới, giảm dòng đầu tư toàn cầu, chuỗi cung ứng không ổn định, tăng cường các biện pháp bảo hộ và các rào cản khác trong thương mại quốc tế, hậu quả của vấn đề khí hậu toàn cầu và Covid-19 cùng sự không chắc chắn trong nền kinh tế thế giới.
Đối với các mục đích này, bắt buộc phải có các cách tiếp cận mới để thúc đẩy hợp tác quốc tế công bằng và hiệu quả hơn.

"Tổ chức nhấn mạnh việc áp dụng các biện pháp trừng phạt kinh tế bên ngoài quyết định của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc, không tương thích với các nguyên tắc của luật pháp quốc tế và có tác động tiêu cực đến quan hệ kinh tế quốc tế", - tài liệu cho biết.

Vị trí của Iran

Giáo sư Ji Kaiyun - giám đốc Trung tâm nghiên cứu Iran của của Đại học Chunzin trong cuộc phỏng vấn với Sputnik nói về tầm quan trọng của việc Iran gia nhập SCO và vai trò của nước này trong việc phát triển tổ chức.
"Đầu tiên, việc Iran tham gia vào SCO mở rộng không gian địa lý của tổ chức. Hiệp hội này ban đầu là nền tảng hợp tác về các vấn đề an ninh khu vực và Iran là một cường quốc quan trọng và có nền văn minh cổ đại trong khu vực, việc gia nhập SCO cho phép tổ chức mở rộng ranh giới từ Đông Á đến Tây Á", - chuyên gia nói.
Theo giáo sư, Iran chiếm một vị trí cực kỳ quan trọng từ quan điểm chiến lược địa chính trị, phía bắc đất nước liền kề với vòng năng lượng Caspi, và ở phía nam giáp Vịnh Ba Tư. Ngoài ra, bản thân Iran là một hệ thống kinh tế và công nghiệp không thể thiếu.

"Thứ hai, Iran vào SCO có thể tăng cường hợp tác giữa các quốc gia thành viên ở cấp chính trị. Iran ngày nay có ảnh hưởng quan trọng đến việc hình thành cảnh quan quốc tế ở Trung Đông, vì vậy họ có thể đóng vai trò tích cực và mang tính xây dựng trong SCO. Ngoài ra, tình hình chiến lược Iran rất quan trọng theo quan điểm của các vấn đề an ninh. Iran là một quốc gia mạnh mẽ của thế giới Hồi giáo. Do đó, Iran có thể đóng một vai trò thậm chí còn lớn hơn trong việc chống lại khủng bố, chủ nghĩa cực đoan và chủ nghĩa ly khai, và hơn nữa, điều này có thể củng cố hơn nữa khả năng của SCO đảm bảo an ninh toàn cầu và các quốc gia", - chuyên gia lưu ý.

Máy bay không người lái của quân đội Iran - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.06.2023
Iran bất ngờ tăng mạnh sản xuất các sản phẩm quân sự

Đột phá kinh tế

Bước đi này có tầm quan trọng đối với chính Iran, Nước này đang phải chịu sự phong tỏa, trừng phạt và hạn chế đối từ phương Tây do Hoa Kỳ lãnh đạo nên việc tham gia SCO sẽ có thể hy vọng về bước đột phá kinh tế. Việc tham gia vào SCO với Iran tương đương với việc mở ra một thị trường thế giới khác, mở rộng khả năng phát triển kinh tế, có thể tăng hoàn toàn tiềm năng của đất nước để tìm kiếm đối tác và đầu tư bên ngoài, xuất khẩu và nhập khẩu sản phẩm, bao gồm cả trong thương mại và dịch vụ.
"Tôi nghĩ việc đánh giá vai trò của Iran vào SCO là tích cực, xây dựng. Nói chung, sự kiện này không chỉ tích cực đối với Iran và Trung Quốc, với tư cách là thành viên SCO, mà còn thuận lợi cho cả Trung Đông và cộng đồng thế giới", - chuyên gia kết luận.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала