Vấn đề đất đai ở Đắk Nông bị xuyên tạc, không có chuyện kỳ thị sắc tộc ở vụ Đắk Lắk

© TTXVN - Bùi Văn LanhVụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Ổn định đời sống, bảo đảm an toàn cho nhân dân
Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Ổn định đời sống, bảo đảm an toàn cho nhân dân - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Đăng ký
Tỉnh Đắk Nông cho biết, các thế lực thù địch, phản động đã lợi dụng vấn đề tranh chấp đất đai, việc thu hồi đát bị lấn chiếm trên địa bàn tỉnh để xuyên tạc, tuyên truyền sai sự thật.
Tỉnh Đắk Nông mong báo chí tích cực phản ánh, làm rõ bản chất sự việc, góp phần đập tan âm mưu chia rẽ chính sách đoàn kết dân tộc, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước…
Việt Nam đã thẳng thắn bác bỏ những quan điểm sai trái về ‘kỳ thị sắc tộc’ trong vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk và khẳng định, vụ việc vẫn đang được cơ quan Công an điều tra, làm rõ.

Lợi dụng vấn đề tranh chấp đất đai ở Đắk Nông để xuyên tạc

Ngày 7/7, Ban Tuyên giáo, Sở Thông tin và Truyền thông, Hội Nhà báo tỉnh Đắk Nông đã tổ chức Hội nghị giao ban báo chí tháng 6, nhằm thông tin các vấn đề liên quan tình hình chính trị, kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh.
Tại buổi làm việc, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông Trần Văn Thương cho biết, chính quyền, cơ quan chức năng tỉnh đang tăng cường triển khai các biện pháp đảm bảo an ninh trật tự trên địa bàn, trong bối cảnh ngay sau vụ khủng bố xảy ra ở Đắk Lắk vào tháng trước.
Ông Thương lưu ý, tại một số khu vực như xã Nâm Nung (huyện Krông Nô), Quảng Tâm (huyện Tuy Đức), có tình trạng các thế lực thù địch lợi dụng vấn đề tranh chấp đất đai của người dân với doanh nghiệp; việc các cơ quan chức năng thu hồi diện tích đất của Nhà nước bị lấn chiếm…, để xuyên tạc, tuyên truyền ngược.
Đắk Lắk chậm giải phóng mặt bằng Dự án cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.07.2023
Đắk Lắk gặp khó khi bồi thường giải phóng mặt bằng cho cao tốc Khánh Hòa – Buôn Ma Thuột
Thậm chí, kẻ xấu còn lấy hình ảnh, thông tin vụ bắn chết người do tranh chấp đất đai giữa Cty TNHH Long Sơn (huyện Tuy Đức, Đắk Nông) với người dân xung quanh, xảy ra từ năm 2016, để xuyên tạc rằng Nhà nước không tạo điều kiện để người dân sinh sống, sản xuất.
Nhằm bác bỏ các luận điệu xuyên tạc này, Giám đốc Sở Thông tin và Truyền thông tỉnh Đắk Nông mong báo chí tích cực phản ánh, làm rõ bản chất sự việc, góp phần đập tan âm mưu chia rẽ chính sách đoàn kết dân tộc, chủ trương đường lối của Đảng, Nhà nước…
Cũng tại hội nghị, Phó trưởng Ban Tuyên giáo Tỉnh ủy Đắk Nông Nguyễn Hữu Khánh mong muốn các cơ quan báo chí tiếp tục hỗ trợ tỉnh trong việc tuyên truyền thành tựu địa phương đã đạt được trên tất cả các lĩnh vực đời sống, nhất là sự kiện hướng đến 20 năm ngày tái lập tỉnh Đắk Nông (1/1/2004-1/1/2024).
Theo ông Khánh, báo chí cần có những tuyến tin bài, tuyên truyền bảo vệ nền tảng tư tưởng của Đảng, tập trung vào các vấn đề như vạch trần bản chất phản động của Fulro lưu vong, Tin lành Đêga, phản bác các luận điệu xuyên tạc chính sách dân tộc, tôn giáo, đất đai;
Đồng thời, nêu bật thành quả của các cơ quan đơn vị về việc quan tâm chăm lo cho đồng bào dân tộc thiểu số, công tác kết nghĩa,…
Ông Khánh đề nghị các sở, ngành, đơn vị chủ động cung cấp thông tin cho báo chí để phục vụ tuyên truyền, thông tin liên quan đến việc thực hiện giải phóng mặt bằng triển khai các dự án trên địa bàn, các hoạt động bảo vệ diện tích đất của Nhà nước đã thu hồi ở cụm công nghiệp Quảng Tâm (huyện Tuy Đức), phục hồi rừng thông ven Quốc lộ 28 xã Quảng Sơn (huyện Đắk G’long)…

Việt Nam bác bỏ luận điệu sai trái về vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Cũng liên quan đến tình hình Tây Nguyên, hôm qua, tại buổi họp báo thường kỳ ngày 6/7, người phát ngôn Bộ Ngoại giao Phạm Thu Hằng đã lên tiếng bác bỏ các ý kiến sai trái về vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk.
"Chúng tôi hoàn toàn bác bỏ những ý kiến sai trái này, đây là hành vi vi phạm pháp luật, gây mất an ninh trật tự có tổ chức và sẽ bị xử lý theo đúng quy định của pháp luật", bà Phạm Thu Hằng nhấn mạnh.
Theo người phát ngôn, các thông tin về vụ khủng bố ở Đắk Lắk đều được Bộ Công an thường xuyên cung cấp và được báo chí Việt Nam đăng tải.
Vụ dùng súng tấn công tại Đắk Lắk: Công an triển klhai lực lượng truy bắt các đối tượng - Sputnik Việt Nam, 1920, 05.07.2023
Việt Nam truy nã đặc biệt thêm 1 bị can vụ khủng bố ở Đắk Lắk
“Vụ việc hiện vẫn đang được nhà chức trách tiếp tục điều tra, làm rõ”, người phát ngôn nhấn mạnh.
Trước đó, một số cơ quan báo chí đã đặt câu hỏi cho người phát ngôn Bộ Ngoại giao về vụ việc tại Đắk Lắk. Chẳng hạn, Đài Phượng Hoàng của Hong Kong đề nghị cho biết quan điểm của Việt Nam trước các thông tin trái chiều trên mạng, cho rằng nguyên nhân vụ khủng bố ở Đắk Lắk là do "kỳ thị sắc tộc".
Ngoài ra, bà Phạm Thu Hằng còn được hỏi về bài phát biểu của Đại sứ Đặng Hoàng Giang tại Liên Hiệp Quốc.
Theo đó, tại phiên họp về chống khủng bố do Liên Hiệp Quốc tổ chức ngày 22 và 23/6, Đại sứ Đặng Hoàng Giang có bài phát biểu khẳng định quan điểm cho rằng, chủ nghĩa khủng bố vẫn tiếp tục là mối đe dọa nghiêm trọng đối với hòa bình, ổn định và phát triển trên phạm vi toàn cầu.
Đại sứ nhấn mạnh, vụ việc tại Đắk Lắk vừa qua là hành vi khủng bố có tổ chức nhằm vào trụ sở cơ quan nhà nước, cán bộ và dân thường. Theo ông, các tổ chức, cá nhân trực tiếp thực hiện hoặc đứng sau vụ việc nghiêm trọng này sẽ bị xử lý tương xứng với mức độ vi phạm.
Đại sứ Đặng Hoàng Giang yêu cầu các nước và tổ chức quốc tế liên quan hỗ trợ, hợp tác với Việt Nam trong công tác điều tra vụ việc, cũng như ngăn chặn các hành động tương tự trong tương lai.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала