AMM-56: Những điều đặc biệt và vai trò tích cực của Việt Nam

© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangCác Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng thư ký ASEAN chụp ảnh chung.
Các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN và Tổng thư ký ASEAN chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2023
Đăng ký
Chương trình nghị sự của AMM-56 có 4 vấn đề rất mới được dư luận hết sức quan tâm; tại AMM-56, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự tiếp nối các cam kết và trách nhiệm của mình đối với khu vực và với công việc chung của ASEAN.
Ngày 11/7, tại Jakarta, thủ đô Indonesia, Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 (AMM-56) và các hội nghị liên quan đã chính thức khai mạc với sự tham dự của 29 quốc gia và 18 Hiệp hội. Đây là chuỗi hoạt động có quy mô lớn nhất hàng năm của các Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN. Trong 4 ngày họp chính thức sẽ có 17 hội nghị. Các vấn đề thảo luận chính liên quan tới duy trì ổn định, hòa bình và khả năng phục hồi kinh tế trong khu vực. Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dẫn đầu.

Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN lần thứ 56 có gì đặc biệt?

“AMM-56 tại Jakarta. Indonesia diễn ra trong bối cảnh cuộc cạnh tranh địa chiến lược, địa chính trị toàn cầu giữa Mỹ và Trung Quốc không hề có dấu hiệu hạ nhiệt mà còn diễn biến phức tạp hơn”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng nhận định với Sputnik.
Chuyên gia Nguyễn Hoàng cũng nhấn mạnh: Mỹ cố gắng lôi kéo một số quốc gia ASEAN tham gia vào liên minh chống Trung Quốc, còn Trung Quốc thì đang lần lữa trong đàm phán về Bộ Quy tắc ứng xử ở Biển Đông với Việt Nam và một số quốc gia ven Biển Đông.
“Trong nội bộ khối ASEAN cũng nổi lên vấn đề an ninh nội địa của Myanmar cũng như một số quan hệ song phương nội khối. Chính vì vậy mà AMM-56 không chỉ có Hội nghị Bộ trưởng ngoại giao ASEAN mà là một chuỗi 18 cuộc họp về 8 vấn đề trọng tâm và nhiều mối quan hệ mới của ASEAN với thế giới”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm nói với Sputnik.
Quần đảo Trường Sa. - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Biển Đông
Người Việt tức giận vì Quốc kỳ Việt Nam ở Trường Sa biến mất, Bộ TT&TT làm việc với Google
Ngoài các cuộc họp với đối tác chiến lược đã có, ASEAN còn có 2 cuộc họp 3 bên giữa Chủ tịch ASEAN, Ban Thư ký ASEAN với hai đối tác mới là Na Uy và Thổ Nhĩ Kỳ. Đây là một ví dụ cho thấy sức hấp dẫn của ASEAN đã tăng lên rất đáng kể ở cả Châu Á, Châu Âu, Châu Mỹ Latin…
AMM-56 còn giải quyết việc phát triển quan hệ với các “đối tác chiến lược gần” gồm Trung Quốc, Nhật Bản và Hàn Quốc đang trong quá trình phục hồi kinh tế sau Đại dịch COVID-19. Đây là ba đối tác rất quan trọng của ASEAN, có nhiều ảnh hưởng lớn tới sự ổn định về an ninh và thịnh vượng về kinh tế trong khu vực. Đây cũng là kỳ Hội nghị AMM có số lượng tới 29 quốc gia tham dự với hơn 1.100 đại biểu; trong đó, đáng chú ý là phái đoàn của Liên minh Châu Âu (EU). Bộ trưởng Ngoại giao của các đối tác của ASEAN là Mỹ, Trung Quốc, Nga, Nhật Bản, Ấn Độ cũng tham gia các phiên họp mở rộng và các phiên họp song phương AMM+ giữa ASEAN với các đối tác (PCM).
“Điều đáng chú ý là trong phiên họp hẹp, phái đoàn Việt Nam đã yêu cầu các đối tác tôn trọng lập trường nguyên tắc của ASEAN về vấn đề Biển Đông, tôn trọng vai trò trung tâm của ASEAN đóng góp cho hòa bình, an ninh, ổn định ở khu vực bằng lời nói và hành động. Điều đó có nghĩa là những ý kiến đi ngược lại nguyên tắc lập trường của ASEAN về vấn đề Biển Đông nói riêng cũng như hòa binh và ổn định trong khu vực nói chung sẽ không được hoan nghênh”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm bình luận với Sputnik.

4 vấn đề rất mới được dư luận hết sức quan tâm

Ngoài một số vấn đề chiến lược thường được đem ra bàn thảo ở các kỳ họp AMM trước đây như thúc đẩy ASEAN trở thành trung tâm tăng trưởng trên khu vực Tây Thái Bình Dương, nỗ lực thúc đẩy hòa bình, ổn định và hợp tác trong khu vực, tăng cường đoàn kết để ứng phó với những thách thức chung v.v… AMM-56 tập trung thảo luận các biện pháp nhằm tăng cường thực thi các nguyên tắc trong Hiến chương ASEAN và Hiệp ước Thân thiện và Hợp tác ở Đông Nam Á (TAC), hiện thực hóa tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP), củng cố các biện pháp xây dựng lòng tin (CBM), hoàn thiện Hướng dẫn nhằm thúc đẩy đàm phán Bộ quy tắc ứng xử của các bên ở Biển Đông (COC) công bằng và thực chất…
“Trong chương trình nghị sự còn có 4 vấn đề rất mới được dư luận hết sức quan tâm gồm có:
- Thúc đẩy quá trình biến ASEAN thành khu vực không có vũ khí hạt nhân, tiếp tục thúc đẩy các đối tác đang sở hữu vũ khí hạt nhân tham gia Nghị định thư SEANWFZ nhằm kiến tạo hòa bình bền vững.
- Định hình các cấu trúc bảo đảm an ninh lương thực, hợp tác nội khối và ngoại khối về y tế, bảo đảm an ninh an toàn hàng hải và chuyển đổi năng lượng.
- Tăng cường hoạt động của Ủy ban AICHR nhằm thúc đẩy hợp tác về quyền con người trên nhiều lĩnh vực như quyền của người khuyết tật, quyền trẻ em, biến đổi khí hậu, quyền môi trường… bằng những cách tiếp cận linh hoạt, cụ thể, thiết thực; đồng thời, hợp tác với các đối tác trên tinh thần xây dựng, thiện chí, phù hợp với nguyên tắc, quy trình và thủ tục của ASEAN.
- Thiết lập quan hệ giữa ASEAN với Hiệp hội Vành đai Ấn Độ Dương (IORA) và tham gia Diễn đàn các quốc đảo Thái Bình Dương (PIF) như một phần trong nỗ lực triển khai AOIP nhằm duy trì ổn định và hòa bình khu vực; song song với việc triển khai Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương (AOIP) bằng cách lồng ghép hợp tác với các nước đối tác, thông qua việc tổ chức Diễn đàn cơ sở hạ tầng ASEAN - Ấn Độ Dương - Thái Bình Dương”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng phát biểu với Sputnik.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn hội đàm với Bộ trưởng Ngoại giao Nga Sergei Lavrov - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.07.2023
Cam kết của Việt Nam trong Kế hoạch không vũ khí hạt nhân
Riêng vấn đề Myanmar được thảo luận tại một phiên họp kín, chỉ có ngoại trưởng của 10 nước thành viên ASEAN tham dự.

Những hoạt động đáng chú ý của đoàn Việt Nam

Đoàn Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Ngoại giao Bùi Thanh Sơn làm trưởng đoàn đã tham dự toàn bộ các cuộc họp toàn thể, họp kín và họp hẹp trong khuôn khổ Hội nghị Ngoại trưởng ASEAN lần thứ 56. Đoàn Việt Nam còn tham dự các cuộc họp với các đối tác của ASEAN cũng như hội đàm với các đối tác của Việt Nam gồm có:
Tham dự các hội nghị giữa ASEAN với các đối tác New Zealand, Ấn Độ, Nga, Australia và Trung Quốc.
Tham dự Hội nghị kết thúc đàm phán nâng cấp Hiệp định Thương mại Tự do ASEAN-Australia-New Zealand, làm sâu sắc hơn hợp tác kinh tế, thương mại và thông qua Tuyên bố hợp tác chung với New Zealand về Tầm nhìn ASEAN về Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương.
Tham dự cuộc họp song phương ASEAN-Ấn Độ nhằm thông qua Phụ lục Kế hoạch Hành động triển khai quan hệ Đối tác chiến lược toàn diện vừa được thiết lập cuối năm 2022. Theo đó, hai bên nhấn mạnh ưu tiên tăng cường hợp tác trên biển, kết nối, kinh tế số, an ninh mạng, y tế, môi trường, phòng chống tội phạm xuyên quốc gia… tiến tới ký kết Hiệp định kinh tế-thương mại song phương giữa hai nước.
Tham dự Hội nghị ASEAN-Nga, bàn về phối hợp ứng phó các thách thức an ninh phi truyền thống, đề xuất triển khai nhiều sáng kiến trong khuôn khổ “Năm hợp tác khoa học và công nghệ” năm 2022. Các bên nhất trí thông qua Tuyên bố chung kỷ niệm 5 năm quan hệ Đối tác Chiến lược ASEAN-Nga (2018-2023), cam kết đẩy mạnh và làm sâu sắc hơn nữa hợp tác thiết thực, nhất là trên những lĩnh vực Nga có thế mạnh và ASEAN có nhu cầu.
Tại cuộc hội kiến với Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ nhiệm Văn phòng Ủy ban Công tác Đối ngoại Trung ương Đảng Cộng sản Trung Quốc Vương Nghị, hai bên nhất trí tiếp tục triển khai hiệu quả Tuyên bố chung nhân chuyến thăm Trung Quốc của Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng (10/2022) và những kết quả cụ thể đạt được trong chuyến thăm Trung Quốc vừa qua của Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính (6/2023). Hai bên cũng nhất trí thúc đẩy hợp tác kinh tế, kiểm soát và xử lý thỏa đáng những bất đồng.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.07.2023
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc.
Đoàn Việt Nam còn có các cuộc tiếp xúc song phương với Tổng thư ký ASEAN Kao Kim Hourn, Bộ trưởng ngoại giao Australia Penny Wong, Bộ trưởng ngoại giao Liên bang Nga Sergei Lavrov, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng ngoại giao Lào Saleumxay Kommasith, cùng một số quan chức cao cấp của ASEAN và các đối tác.
“Đoàn Việt Nam đã có một chương trình hoạt động, làm việc dày đặc tại AMM-56. Điều này thể hiện rất rõ vai trò tích cực và vị thế ngày càng quan trọng của Việt Nam trong cấu trúc ASEAN và khu vực”, - TS quan hệ quốc tế Hoàng Giang bình luận với Sputnik.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangNgày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Jakarta, Indonesia.
Ngày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Jakarta, Indonesia. - Sputnik Việt Nam
1/4
Ngày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Jakarta, Indonesia.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangBộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Nga chụp ảnh chung.
Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Nga chụp ảnh chung. - Sputnik Việt Nam
2/4
Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Nga chụp ảnh chung.
© Ảnh : TTXVN - Bùi Văn LanhBộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc.
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam
3/4
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc.
© Ảnh : TTXVN - Đào Thùy TrangViệt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1 - Sputnik Việt Nam
4/4
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1
1/4
Ngày 12/7, Bộ trưởng Ngoại giao Việt Nam Bùi Thanh Sơn tiếp Bộ trưởng Ngoại giao Ấn Độ Subrahmanyam Jaishankar tại Jakarta, Indonesia.
2/4
Bộ trưởng Ngoại giao các nước thành viên ASEAN và Nga chụp ảnh chung.
3/4
Bộ trưởng Ngoại giao Bùi Thanh Sơn dự Hội nghị Bộ trưởng Hậu cần ASEAN với Trung Quốc.
4/4
Việt Nam tham dự Hội nghị Bộ trưởng Ngoại giao ASEAN+1

Đóng góp của Việt Nam vào Hội nghị AMM-56

Các chuyên gia Sputnik phỏng vấn đều nhấn mạnh rằng, cũng như tất cả các Hội nghị cấp cao và các cấp của ASEAN trước đây, tại Hội nghị AMM-56, Việt Nam tiếp tục thể hiện sự tiếp nối các cam kết và trách nhiệm của Việt Nam đối với khu vực và với công việc chung của ASEAN. Ngay từ đầu năm 2023, khi Indonesia đảm nhiệm vai trò Chủ tịch ASEAN, Việt Nam đã có sự chuẩn bị từ sớm để có thể tham gia, đóng góp hiệu quả cho tất cả các hoạt động của ASEAN. Tại Hội nghị lần này, đoàn Việt Nam sẽ tham dự trên 20 cuộc họp, góp phần tăng cường đoàn kết, đồng thuận trong ASEAN, tăng cường hợp tác giữa ASEAN với các đối tác.
“Đại sứ Nguyễn Hải Bằng - Trưởng phái đoàn Đại diện thường trực Việt Nam tại ASEAN đã nói: Phái đoàn Việt Nam tại ASEAN là cơ quan đầu mối được giao trách nhiệm đàm phán một số văn kiện trong kỳ Hội nghị lần này, đã tích cực, chủ động đóng góp đóng góp các sáng kiến do phía Việt Nam đề xuất. Các văn kiện lớn và quan trọng đều có sự tham gia, đóng góp của phái đoàn Việt Nam. Những đóng góp của Việt Nam đều được các nước đánh giá cao và ghi nhận”, - Nhà phân tích Nguyễn Minh Tâm phát biểu với Sputnik.
Công tác chuẩn bị cho Hội nghị thượng đỉnh Nga-ASEAN - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Nga xem xét chuyển sang dùng bản tệ quốc gia trong các thỏa thuận với ASEAN

“Đóng góp đáng chú ý nhất của phái đoàn Việt Nam là tham mưu cho Ban Thư ký ASEAN hoàn chỉnh nội dung bàn thảo về nâng cao năng lực và hiệu quả thực hiện các thể chế của ASEAN, rà soát quá trình thực hiện Hiến chương ASEAN nhằm điều chỉnh và bổ sung cho phù hợp với thực tiễn và tình hình mới”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Hoàng đưa ra đánh giá trong trả lời phỏng vấn của Sputnik.

Theo đánh giá chung của các chuyên gia, trước tác động biến động trong địa chính trị, cùng nhiều thách thức, rủi ro tiềm ẩn; với tiêu chí giúp ASEAN chuyển hướng chiến lược, tận dụng các động lực mới, Đoàn Việt Nam đã tích cực tham gia soạn thảo các văn kiện đề cập đến những nội dung mới như Khung kinh tế tuần hoàn, Chiến lược trung hòa carbon, Hiệp định khung kinh tế số ASEAN, Sáng kiến Một sức khỏe ASEAN… được các nước thành viên, các đối tác và trực tiếp là Ban Thư ký ASEAN đánh giá cao.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала