"Lầu Năm Góc bối rối". Nga trang bị vũ khí cho nền dân chủ lớn nhất thế giới

CC BY 2.0 / Bikash R Das / Tejas MK1Máy bay chiến đấu Ấn Độ Tejas MK1
Máy bay chiến đấu Ấn Độ Tejas MK1 - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Đăng ký
Một trong những quốc gia nhập khẩu vũ khí lớn nhất thế giới - Ấn Độ - đang gia tăng hoạt động trên thị trường. Washington rất muốn tăng thị phần trên thị trường vũ khí của đất nước này. Tuy nhiên, có một đối thủ mà người Mỹ vẫn chưa thể loại bỏ.

"Hành trình vinh quang"

Vào cuối tháng Sáu, Thủ tướng Narendra Modi đã thực hiện chuyến công du 4 ngày tới Hoa Kỳ. Kết quả là hai bên đã ký kết các hợp đồng trị giá hàng tỷ đô la – ví dụ, Tập đoàn General Electric của Mỹ đã ký thỏa thuận với công ty quốc doanh Ấn Độ nhằm chế tạo động cơ máy bay sẽ được sử dụng cho máy bay chiến đấu Tejas MK2 của Ấn Độ.
Bên cạnh đó, Bộ Quốc phòng Ấn Độ phê chuẩn hợp đồng mua 31 máy bay không người lái trinh sát và tấn công MQ-9 với nhiều biến thể khác nhau - trên biển và trên bộ. Việc lắp ráp và bảo trì máy bay không người lái cũng được lên kế hoạch nội địa hóa.
Ngoài các hợp đồng quốc phòng, hai bên đã ký kết thỏa thuận về cung cấp chất bán dẫn, sản phẩm vũ trụ và hệ thống trí tuệ nhân tạo.
Thủ tướng Modi gọi chuyến thăm này là một cột mốc quan trọng. Ông nhấn mạnh: "Trong ba ngày này, Ấn Độ và Hoa Kỳ đã bắt đầu hành trình hợp tác vinh quang mới".
Thỏa thuận này phù hợp với chiến lược của Washington. Hoa Kỳ và các nước phương Tây khác từ lâu khuyên New Delhi đừng nhập khẩu vũ khí của Nga. Ví dụ, vào mùa xuân năm ngoái, Trợ lý Ngoại trưởng Mỹ Victoria Nuland đã đến thăm New Delhi và có "cuộc trò chuyện sâu rộng" với ông Modi về nội dung này.
Vào tháng 6 năm 2023, Bộ trưởng Quốc phòng Đức Boris Pistorius trong chuyến công du châu Á đã nói rằng, ông không tán thành sự hợp tác chặt chẽ như vậy giữa Ấn Độ và Nga. “Vì vậy, chúng ta cần suy nghĩ xem có thể làm gì với điều đó”, - ông nói.
Tuy nhiên, các chuyên gia Mỹ thừa nhận rằng, sự chuyển hướng của Ấn Độ khỏi Nga không thể xảy ra trong tương lai gần. Nếu có thể xảy ra.
Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi và Tổng thống Pháp Emmanuel Macron tại Điện Elysee - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.07.2023
Thủ tướng Modi: Pháp là đối tác tự nhiên của Ấn Độ

Tình hình đang thay đổi

Matxcơva và New Delhi đã xích lại gần nhau hơn trong những năm Chiến tranh Lạnh. Khi đó, mối quan hệ giữa Ấn Độ và Hoa Kỳ rất căng thẳng. Lý do là chương trình hạt nhân của Ấn Độ và mối quan hệ chặt chẽ của Mỹ với Pakistan, quốc gia mà Ấn Độ đang xung đột.
Vào thời điểm đó, chỉ có vũ khí của Liên Xô mới có thể cạnh tranh với vũ khí của Mỹ. Kể từ những năm 1960, Liên Xô đã bán cho đối tác của mình gần như tất cả các loại hệ thống phòng thủ, từ tàu ngầm diesel-điện cho đến máy bay chiến đấu. Ngoài ra, người Ấn Độ đã học tập tại các học viện quân sự của Liên Xô.
Vào những năm 1990, Ấn Độ đã thực sự cứu ngành công nghiệp quốc phòng Nga khỏi sự sụp đổ bằng các đơn đặt hàng trị giá hàng tỷ đô la. Trong thập niên 2000, sự hợp tác đã được củng cố. Theo Viện nghiên cứu hòa bình quốc tế Stockholm (SIPRI), Ấn Độ đã mua hơn 60 tỷ USD vũ khí trong 20 năm qua, mà trong đó 65% tương đương gần 39 tỷ USD là từ Nga.
Hầu hết thương vụ mua vũ khí quy mô lớn của New Delhi hiện nay (trong đó có súng máy, xe tăng, máy bay chiến đấu và tàu ngầm) đều bao gồm các điều khoản về sản xuất chung, hoặc chuyển giao công nghệ.
Thỏa thuận lớn nhất là cung cấp các tổ hợp tên lửa phòng không S-400 Triumph trị giá 5,5 tỷ USD. Tổng danh mục các đơn đặt hàng quốc phòng là khoảng 14 tỷ USD.
Nhưng, trong những năm gần đây tình hình bất đầu thay đổi. Theo SIPRI, thị phần vũ khí Nga tại Ấn Độ, mặc dù vẫn ở mức cao nhất, đã giảm từ 62% xuống 45% trong giai đoạn 2017-2022.
Ấn Độ đang tìm cách đa dạng hóa các nguồn cung cấp vũ khí. New Dekhi đang mua máy bay chiến đấu của Pháp, UAV của Israel, động cơ phản lực của Mỹ, và khả năng cả tàu ngầm của Đức.
Cuộc xung đột ở Ukraina đã gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến khả năng cung cấp vũ khí và thiết bị - Matxcơva ưu tiên cho quân đội của mình. Còn Hoa Kỳ và các đồng minh của họ áp đặt các biện pháp trừng phạt để ngăn chặn việc buôn bán vũ khí. Kết quả là, có vấn đề với thanh toán.
Vào tháng 4, báo chí đưa tin rằng, Ấn Độ đã không thể thanh toán 2 tỷ USD tiền vũ khí cho Nga gần 1 năm nay. Đổi lại, phía Nga trì hoãn việc cung cấp phụ tùng thay thế cho các tiêm kích Sukhoi Su-30 MKI và MiG-29. Một hạng mục quan trọng được cho là 2 trong số 5 hệ thống phòng không S-400 của Nga mà Ấn Độ đặt mua với giá gần 5,5 tỷ USD vào năm 2018, cũng bị trì hoãn chuyển giao, Reuters lưu ý. Mặc dù vào mùa đông, Bộ Ngoại giao Nga đã đảm bảo rằng mọi thứ đang diễn ra theo đúng lịch trình.
Tuy nhiên, ngay cả trước khi Nga bắt đầu chiến dịch đặc biệt ở Ukraina, vào tháng 1 năm 2022, Bộ Quốc phòng Ấn Độ đã nghĩ đến việc từ bỏ một số hợp đồng quốc phòng lớn, bao gồm cả trực thăng Ka-226 và Ka-31 cũng như tên lửa chống hạm lớp Klub (Kalibr-K) của Nga.
Tên lửa Storm Shadow - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
"Chiến thắng lớn của Putin": Ấn Độ đánh giá cao việc Nga thu được Storm Shadow của Anh

"Không bao giờ cung cấp tất cả mọi thứ"

Tuy nhiên, Ấn Độ đang xem xét lại không chỉ các thỏa thuận với Matxcơva. Ví dụ, New Delhi đã đổi ý về việc mua trinh sát cơ Boeing P-8 Poseidon của Mỹ.
Sau đó, họ quyết định cấm nhập khẩu theo từng giai đoạn 107 thiết bị quân sự cả của Nga và của các nước thứ ba nhằm đẩy mạnh sản xuất trong nước.
Chính phủ Modi đang cố gắng định hướng lại lĩnh vực quốc phòng theo khẩu hiệu “Sản xuất tại Ấn Độ” (Make in India). Kể từ những năm 1960, đất nước này vẫn không thể tạo ra tổ hợp công nghiệp quốc phòng của riêng mình.
Do đó, tất cả các hợp đồng vũ khí mà New Delhi đã ký kết trong những năm gần đây đều ngụ ý mức độ nội địa hóa cao hoặc nội địa hóa hoàn toàn 100%. Và nếu Nga thường sẵn sàng đáp ứng nửa chừng - ví dụ, một phiên bản súng trường tấn công Kalashnikov AK-203 sắp được Ấn Độ sản xuất nội địa - thì các nước phương Tây còn lâu mới sẵn sàng cho việc này. Theo một quan chức tại Bộ Quốc phòng Ấn Độ, Mỹ "không bao giờ cung cấp tất cả", Reuters lưu ý.
Ông Arzan Tarapore, một chuyên gia an ninh Ấn Độ tại Đại học Stanford, cho biết rằng, “bước thay đổi lớn khỏi nước Nga sẽ phải mất hàng thập kỷ”. Tuy nhiên, theo ông Derek Grossman, nhà phân tích quốc phòng của Rand Corporation, Washington sẽ luôn thận trọng trong việc chia sẻ công nghệ và phần cứng quân sự với New Delhi.
“Do sự hợp tác chặt chẽ giữa Ấn Độ và Nga, Mỹ sẽ luôn nghi ngờ rằng các hệ thống của họ có thể giúp ích cho Nga theo một cách nào đó”, ông Grossman nói.
Trả lời phỏng vấn của Reuters, một quan chức cấp cao của Bộ Quốc phòng Ấn Độ thừa nhận rằng họ thực sự có kế hoạch cắt giảm mua hàng từ Matxcơva. Nhưng nhiệm vụ chính thì khác - về nguyên tắc Ấn Độ muốn loại bỏ sự phụ thuộc vào vũ khí nhập khẩu.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала