Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 xã phải sáp nhập

© Sputnik / Taras IvanovCác chuỗi cửa hàng ở khu vực hồ Hoàn Kiếm cửa đóng then cài.
Các chuỗi cửa hàng ở khu vực hồ Hoàn Kiếm cửa đóng then cài.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.07.2023
Đăng ký
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho hay, Hà Nội có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã phải thực hiện sắp xếp, sáp nhập.
Theo ông Trần Sỹ Thanh, trong sắp xếp đơn vị hành chính, quan trọng nhất là sự tác động lớn nhất đến với người dân, còn mọi khó khăn khác thuộc về cơ quan hành chính, bộ máy, lĩnh vực hành chính đều có thể vượt qua.

Hoàn Kiếm và 176 xã của Hà Nội thuộc diện phải sắp xếp đơn vị hành chính

Ngày 31/7, báo cáo tại Hội nghị toàn quốc về sắp xếp đơn vị hành chính do Thủ tướng Phạm Minh Chính chủ trì, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội Trần Sỹ Thanh cho biết, trong giai đoạn 2023 - 2025, thành phố có quận Hoàn Kiếm và 176 đơn vị hành chính cấp xã thuộc diện phải sắp xếp.
Trước đó, giai đoạn 2019 - 2021, thành phố đã sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã, gồm 6 xã và 6 phường, không có đơn vị hành chính cấp huyện thuộc diện phải sắp xếp.
Hiện, Hà Nội có 30 đơn vị hành chính cấp huyện gồm 17 huyện, 12 quận, 1 thị xã; 579 đơn vị hành chính cấp xã gồm 383 xã, 175 phường, 21 thị trấn.
Sau khi sắp xếp 12 đơn vị hành chính cấp xã trong giai đoạn 2019 - 2021, thành phố đã bố trí lại số lượng cán bộ, công chức dôi dư đảm bảo đúng theo quy định.
Về chế độ chính sách đối với số cán bộ, công chức và người hoạt động không chuyên trách cấp xã dôi dư được thực hiện kịp thời và có chính sách hỗ trợ thêm, ông Trần Sỹ Thanh đánh giá, qua việc này đã tạo được đồng thuận cao trong nhân dân.
Thêm nữa, các đơn vị hành chính được sắp xếp sớm hoạt động ổn định, nhân sự được đảm bảo, đáp ứng tốt yêu cầu, nhiệm vụ quản lý Nhà nước tại địa phương.
Bắt đầu phiên tòa xét xử 54 bị cáo trong vụ “chuyến bay giải cứu” - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Cựu Phó Chủ tịch Hà Nội được xin giảm án vì đóng góp cho ngành giáo dục

Bố trí, sắp xếp cán bộ

Để có được kết quả trên, Chủ tịch UBND TP. Hà Nội đã chia sẻ một số kinh nghiệm quan trọng của thủ đô.
Theo đó, TP.Hà Nội luôn quán triệt sâu sắc sự lãnh đạo toàn diện, thống nhất của cấp ủy đảng các cấp, đặc biệt là vai trò người đứng đầu cấp ủy.
Chủ tịch UBND TP. Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý, quá trình sắp xếp phải chủ động xây dựng phương án bố trí, sắp xếp cán bộ.
Đồng thời, giải quyết chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức, viên chức, người lao động dôi dư; quan tâm chế độ, chính sách đặc thù trong quá trình thực hiện sắp xếp…
Để việc sắp xếp lại đơn vị hành chính trong giai đoạn 2023 - 2025 đạt kết quả tốt, Chủ tịch UBND TP.Hà Nội cho biết sẽ tuyên truyền sâu rộng đến đội ngũ cán bộ, đảng viên và các tầng lớp nhân dân nhằm tạo sự đồng thuận trong việc thực hiện chủ trương.
Chủ tịch UBND TP Hà Nội nhấn mạnh kinh nghiệm quan trọng nhất là sự tác động lớn nhất đến với người dân, còn mọi khó khăn khác thuộc về cơ quan hành chính, bộ máy, lĩnh vực hành chính đều có thể vượt qua.
Trên cơ sở quán triệt nghiêm túc chủ trương, các nghị quyết của Trung ương, Hà Nội sẽ xây dựng kế hoạch, lập đề án chi tiết, cụ thể báo cáo Chính phủ.
Bên cạnh đó, Hà Nội cũng sẽ tập trung chỉ đạo các cơ quan, đơn vị, địa phương rà soát, xây dựng phương án tổng thể và đề án sắp xếp đáp ứng yêu cầu. Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh đặc biệt tập trung đến việc phải phù hợp với tình hình, điều kiện thực tiễn tại địa phương, nhất là yếu tố liên quan con người, lịch sử.
“Thành phố sẽ cân nhắc rất kỹ, đánh giá cụ thể cả những hệ quả, tác động về văn hóa, lịch sử, con người”, Chủ tịch Hà Nội Trần Sỹ Thanh lưu ý.

Việc khó, nhạy cảm

Phát biểu tại hội nghị, Thủ tướng Chính phủ Phạm Minh Chính cho rằng, việc sắp xếp đơn vị hành chính là việc khó, nhạy cảm, phức tạp, liên quan đến nhiều người, nhiều ngành, tác động đến người dân, doanh nghiệp và các chủ thể khác.
Một góc huyện Đông Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.07.2023
Hà Nội dừng hàng loạt cuộc đấu giá đất, có chuyện bất thường?
Tuy nhiên, trước yêu cầu phát triển của đất nước, việc sắp xếp các đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã là yêu cầu cần thiết nhằm tinh gọn bộ máy hành chính, tăng cường hiệu lực, hiệu quả quản lý Nhà nước, tạo thuận lợi cho người dân và doanh nghiệp.
Bộ Chính trị đã có Nghị quyết số 37-NQ/TW, Kết luận số 48-KL/TW, Ủy ban Thường vụ Quốc hội có Nghị quyết số 595/NQ-UBTVQH15 và Nghị quyết số 35/2023/UBTVQH15 và gần đây nhất, Chính phủ ban hành Nghị quyết 117/NQ-CP về Kế hoạch thực hiện sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã giai đoạn 2023 – 2025.
Theo Thủ tướng, Chính phủ tổ chức Hội nghị toàn quốc triển khai thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã nhằm tiếp tục quán triệt, triển khai chỉ đạo của Bộ Chính trị và Nghị quyết của Ủy ban Thường vụ Quốc hội về thực hiện công tác sắp xếp đơn vị hành chính giai đoạn 2023 - 2030.
Theo người đứng đầu Chính phủ, việc sắp xếp đơn vị hành chính cấp huyện, cấp xã có quy mô nhỏ, không bảo đảm tiêu chuẩn quy định, sẽ khắc phục tình trạng phân tán nguồn lực, không khai thác được hết tiềm năng, chia cắt không gian phát triển.
Điều này gây khó khăn trong lập kế hoạch, quy hoạch dài hạn, định hướng phát triển kinh tế - xã hội cũng như quy hoạch, kế hoạch phát triển vùng, đồng thời góp phần xây dựng hệ thống chính trị tinh gọn, hoạt động hiệu lực, hiệu quả hơn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала