- Sputnik Việt Nam, 1920
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Vào năm 2023, cuộc họp của các nhà lãnh đạo của "nhóm năm" sẽ được tổ chức tại tỉnh Gauteng từ ngày 22 đến ngày 24 tháng 8. Nam Phi tiếp quản chức chủ tịch từ Trung Quốc, nước đã tổ chức hội nghị thượng đỉnh năm 2022 tại Bắc Kinh.

Ấn Độ muốn rõ ràng, dứt khoát hơn về việc mở rộng BRICS và vai trò của khối

© Photohost-agency / Chuyển đến kho ảnhBRICS
BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2023
Đăng ký
MOSKVA (Sputnik) - Trong trường hợp Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi từ chối đích thân tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS ở Johannesburg, điều này sẽ cho thấy mong muốn có sự rõ ràng dứt khoát hơn về vấn đề mở rộng BRICS và vai trò toàn cầu của nó, Robinder Sachdev, chủ tịch Imagindia Institute nói với Sputnik.
Một nguồn tin chính phủ Ấn Độ nói với Sputnik hôm thứ Năm rằng Thủ tướng Ấn Độ Narendra Modi sẽ không tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS (khối các nền kinh tế mới nổi lớn bao gồm Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi) tại Johannesburg vào ngày 22-24 tháng 8 do quyết định của Tổng thống Nga Vladimir Putin không có mặt tại hội nghị thượng đỉnh. Cũng trong ngày thứ Năm, Bloomberg đưa tin rằng Ấn Độ sẽ phản đối việc kết nạp thêm thành viên mới vào BRICS càng lâu càng tốt, vì lo ngại rằng Trung Quốc có thể sử dụng khối này cho mục đích riêng của mình. Đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Ấn Độ Arindam Bagchi nói rằng Ấn Độ không phản đối việc mở rộng BRICS, những tuyên bố khác về điều này là không đúng sự thật.
“Nếu Thủ tướng Modi tham dự trực tuyến, điều đó sẽ cho thấy Ấn Độ muốn các đối tác hiện tại nghiên cứu thêm để xác định vai trò và hướng đi trong tương lai của tổ chức BRICS. Các chủ đề như đối tác mới tham gia, chấp nhận đối tác nào ở giai đoạn nào, thể loại đối tác, quá trình thống nhất chương trình nghị sự của tổ chức sau khi mở rộng chưa được xác định đầy đủ và do đó cần thêm thời gian và thảo luận để đạt được sự đồng thuận", - Robinder Sachdev lưu ý.
Cờ của Brasil - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.08.2023
Các phương tiện truyền thông cho biết quốc gia nào phản đối mạnh nhất việc mở rộng BRICS

“Trong bối cảnh trật tự thế giới mới đang hình thành sau năm 2020, sau đại dịch COVID, cuộc chiến ở Ukraina và căng thẳng trong quan hệ Mỹ-Trung, Ấn Độ muốn làm rõ vai trò toàn cầu của BRICS, cũng như SCO. Trong khi Ấn Độ ủng hộ một thế giới đa cực, nước này muốn BRICS trung lập, phi khối, trong chính sách toàn cầu và không trở thành nền tảng để đoàn kết chống lại Mỹ và phương Tây", - chuyên gia nhận xét.

“Bằng việc không trực tiếp tham dự hội nghị thượng đỉnh và đưa ra thông điệp video, Thủ tướng Modi đang hạn chế việc tham dự hội nghị thượng đỉnh cho đến khi một số vấn đề trên được giải quyết”, - chuyên gia kết luận.
Trước đó, văn phòng Tổng thống Nam Phi cho biết các nhà lãnh đạo của Trung Quốc, Ấn Độ, Brazil và Nam Phi sẽ tham dự hội nghị thượng đỉnh BRICS, sẽ được tổ chức trực tiếp tại Johannesburg vào ngày 22-24 tháng 8, trong khi Nga sẽ có đại diện là Ngoại trưởng Sergei Lavrov. Thư ký báo chí của Tổng thống Nga Dmitry Peskov nói rằng Tổng thống Vladimir Putin đã quyết định tham gia hội nghị thượng đỉnh BRICS dưới hình thức hội nghị truyền hình - đây sẽ là một sự tham gia đầy đủ.
Cờ của các nước tham gia Cuộc họp của các nhà lãnh đạo BRICS - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.07.2023
Hội nghị thượng đỉnh BRICS lần thứ 15
Ấn Độ và Brazil phản đối kêu gọi mở rộng liên minh BRICS
BRICS giờ đã hợp nhất liên kết Brazil, Nga, Ấn Độ, Trung Quốc và Nam Phi. Ít nhất 19 quốc gia đã bày tỏ mong muốn gia nhập khối kinh tế này, bao gồm Argentina, Iran, Algeria, Tunisia, Thổ Nhĩ Kỳ, Ả Rập Saudi và Ai Cập.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала