Chuyên gia Mỹ kêu gọi chấm dứt trò chơi răn đe hạt nhân

© Depositphotos.com / CurraheeshutterVụ nổ hạt nhân
Vụ nổ hạt nhân - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Đăng ký
MATXCƠVA (Sputnik) - Hoa Kỳ và Nga nên rút ra bài học từ vụ năm 1945 đánh bom các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản, từ đó tránh những phát ngôn hoa mỹ về việc sử dụng vũ khí nguyên tử và lập tức gửi sứ giả của mình để tiến hành đối thoại về chủ đề này nhằm chấm dứt sự nguy hiểm tử thần của «trò chơi răn đe hạt nhân».
Đó là tuyên bố do ông Daryl Kimball Giám đốc điều hành Hiệp hội kiểm soát vũ khí Hoa Kỳ nêu ra với Sputnik.
Theo ý kiến ​​​​của ông, "cách thức hợp lý duy nhất để thoát khỏi trò chơi răn đe hạt nhân chết chóc" đối với Nga và Hoa Kỳ là «từ bỏ mọi luận điệu hoa mỹ gắn với đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân… Cũng như cử các sứ giả tham gia tiến hành cuộc đối thoại nghiêm túc với mục đích giảm thiểu rủi ro trong lĩnh vực hạt nhân và cắt giảm kho vũ khí hạt nhân cồng kềnh của các nước», chuyên gia Kimball nói nhân mốc kế tiếp tưởng niệm sự kiện ném bom nguyên tử Mỹ xuống các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản.
Chuyên viên Mỹ về các vấn đề an ninh quốc tế nhận định như vậy để trả lời câu hỏi về bài học mà thế hệ chính trị gia hiện đại có thể rút ra từ những sự kiện thảm khốc 78 năm về trước.

Hoa Kỳ tạo tiền lệ tồi tệ

Như Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố, một lần sử dụng vũ khí hạt nhân, Hoa Kỳ đã tạo ra tiền lệ tồi tệ. Ông Putin nhắc rằng Hợp chủng quốc Hoa Kỳ là nước duy nhất trên thế giới sử dụng vũ khí hạt nhân chống lại một quốc gia phi hạt nhân, «hai lần tấn công các thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản" Hoa Kỳ «cho rằng họ có quyền làm như vậy». Theo lời ông, việc Hoa Kỳ dùng vũ khí hạt nhân chống Nhật Bản không theo mục tiêu quân sự mà họ làm điều đó vì coi đó là lợi ích của mình.
Trước đó, trong bài phát biểu tại Nhật Bản, Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken thừa nhận rằng các vụ ném bom ở Hiroshima và Nagasaki là khủng khiếp chưa từng có về mức độ hủy diệt và sự đau khổ của con người, nhưng đồng thời không vạch mặt chỉ tên kẻ nào ném bom Nhật Bản, cũng như không đưa ra bất kỳ lời xin lỗi.
Phóng viên trước một rạp chiếu phim bị phá hủy ở Hiroshima, ngày 8 tháng 9 năm 1945 - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Ngày Hiroshima. Ngày thế giới cấm vũ khí hạt nhân
Theo quan điểm của chuyên gia Kimball, hai mốc tưởng niệm này như một "lời nhắc nhở bi thảm" về việc không thể chấp nhận lối đe dọa sử dụng vũ khí hạt nhân, còn những ai đưa ra lời đe dọa đó dù trong bối cảnh nào chăng nữa cũng là hành động «vô nhân tính».
Ông nêu giả định rằng nếy xảy ra trường hợp sử dụng "vũ khí hạt nhân trong cuộc xung đột ở châu Âu ngày nay, sẽ không hề có gì đảm bảo rằng động thái này sẽ không dẫn đến leo thang căng thẳng và sử dụng hàng trăm đầu đạn hạt nhân, mạnh hơn gấp bội so với những loại vũ khí đã hủy diệt Hiroshima và Nagasaki".
Chuyên gia Mỹ cũng tin chắc rằng cuộc chiến tranh như vậy rất dễ dẫn đến diệt vong và làm bị thương cả trăm triệu người chỉ trong vài giờ.

Chủ đích của phương Tây và Nga với vấn đề sử dụng vũ khí hạt nhân

Trước đó, trong bài phát biểu trước nhân dân Nga, Tổng thống Putin tuyên bố rằng phương Tây đã vượt qua mọi lằn ranh trong chính sách bài Nga của họ cũng như liên tục đe dọa Nga. Theo lời ông, phương Tây đã sử dụng hạt nhân làm thứ vũ khí tống tiền song hành với dùng vũ khí hủy diệt hàng loạt chống Nga.
Nhà lãnh đạo Nga nhắc nhở phương Tây rằng Nga vượt trội về hàng loạt hạng mục so với thành phần thiết bị quân sự của nước ngoài, đồng thời ông Putin cảnh báo những kẻ đang ra sức hăm doạ LB Nga bằng vũ khí hạt nhân rằng «gió bão hạt nhân nổi lên có thể đổi hướng quét về phía họ». Trước đó, Tổng thống Nga Vladimir Putin tuyên bố Matxcơva chưa bao giờ chủ động nói bất cứ điều gì về việc sử dụng vũ khí hạt nhân, còn luận điểm cho rằng phía Nga có khả năng sử dụng loại vũ khí này được khai thác nhằm gây ảnh hưởng tiêu cực đến các nước thân thiện với LB Nga. Ông Anatoly Antonov Đại sứ Nga tại Washington kêu gọi Hoa Kỳ đừng «vung chiếc dùi cui nguyên tử» vì sẽ không có chiến thắng trong cuộc xung đột hạt nhân.
Vụ nổ hạt nhân trước tượng Nữ thần Tự do ở New York - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.07.2023
Người Mỹ hoảng sợ trước bước đi mới của Mỹ đến gần chiến tranh hạt nhân với Nga
Các kịch bản mà Nga có thể sử dụng vũ khí hạt nhân về mặt lý thuyết được nêu trong học thuyết quân sự của Nga và trong «Nguyên tắc chính sách Nhà nước cơ bản trong lĩnh vực kiềm chế hạt nhân». Tương ứng với các tài liệu này, khả năng đó có thể xảy ra trong trường hợp có cuộc gây hấn chống Nga hoặc các đồng minh bằng vũ khí hủy diệt hàng loạt, hoặc gây hấn bằng vũ khí thông thường, đe doạ sự tồn vong của Nhà nước.

Sự kiện bi thảm nhắc nhở bài học lịch sử

Tháng 8 năm 1945, các phi công Mỹ ném bom nguyên tử xuống hai thành phố Hiroshima và Nagasaki của Nhật Bản. Do vụ nổ nguyên tử và hậu quả của nó trong số 350.000 cư dân Hiroshima thì 140.000 người đã chết, ở Nagasaki - 74.000 người. Tuyệt đại đa số nạn nhân của vụ ném bom nguyên tử là dân thường. Trong dịp tưởng niệm các sự kiện thảm khốc - ngày 6 và 9 tháng 8 - tại Hiroshima và Nagasaki hàng năm đều cử hành «Nghi lễ Hoà bình».
Tại khu vực tâm điểm của vụ nổ bom hạt nhân hiện bố trí Công viên và Bảo tàng Tưởng niệm Hòa bình, lưu giữ các tài liệu và hiện vật gắn với vụ ném bom nguyên tử xuống thành phố Hiroshima. Tại đây có thuyết minh bằng ngôn ngữ của tất cả các nước sở hữu vũ khí hạt nhân.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала