Liệu Việt Nam có thể chơi trội hơn Mỹ?

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamQuốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam.
Quốc kỳ của Hoa Kỳ và Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2023
Đăng ký
Chuyến thăm Việt Nam của Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden dự kiến vào tháng 9 và việc ký kết thỏa thuận đối tác chiến lược Mỹ-Việt đang được báo chí thế giới bàn tán sôi nổi.
Mặc dù các quan chức ở cả Việt Nam và Hoa Kỳ vẫn chưa xác nhận điều này, nhưng tờ báo Politico uy tín của Mỹ chuyên đưa tin về các hoạt động của tổng thống và Quốc hội, trích dẫn lời ba quan chức Mỹ giấu tên cho biết, thỏa thuận đang được chuẩn bị.

Mỹ ngang hàng với Venezuela

Vấn đề nâng cấp quan hệ với Việt Nam mà năm nay đánh dấu kỷ niệm 10 năm thiết lập quan hệ đối tác toàn diện giữa hai nước, đã được các nhà lãnh đạo Hoa Kỳ kiên trì nêu ra trong các chuyến thăm Hà Nội gần đây. Bộ trưởng Quốc phòng Lloyd Austin, Phó Tổng thống Kamala Harris và Ngoại trưởng Antony Blinken đã phát biểu về nội dung này.
Như một số nhà quan sát lưu ý, ở đây trước hết nói về việc làm cho hình thức phù hợp với nội dung. Xét cho cùng, Việt Nam và Hoa Kỳ đang tiến hành một cuộc đối thoại chính trị tích cực, kim ngạch thương mại đã vượt mốc 100 tỷ USD và các mối liên hệ khoa học, văn hóa và nhân đạo đang phát triển tích cực. Tuy nhiên, Mỹ là thành viên thường trực duy nhất của Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc không có quan hệ đối tác chiến lược hoặc chiến lược toàn diện với Việt Nam, Hoa Kỳ chỉ là một đối tác toàn diện cũng như các nước như Hà Lan, Đan Mạch, Chile và Venezuela.
Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Nhiều ồn ào xung quanh vấn đề nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ

Washinton muốn gì từ Việt Nam

Điều gì sẽ thay đổi nếu thỏa thuận về quan hệ đối tác chiến lược giữa Việt Nam và Hoa Kỳ được ký kết? Theo nhà khoa học chính trị và nhà đông phương học nổi tiếng, Giáo sư Vladimir Kolotov, Chủ nhiệm Khoa Lịch sử các nước Viễn Đông, Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh thuộc trường Đại học Tổng hợp St Petersburg, quyết định này sẽ có cả tác động tạm thời và tác động lâu dài.
“Tại sao hai bên lại thực hiện bước này? Hoa Kỳ đang bận rộn xây dựng một khối chống Trung Quốc ở Đông Á nhằm kiềm chế đối thủ chiến lược chính của mình bằng cách "mượn tay" các đối tác cấp dưới. Bản thân Hoa Kỳ không có ý định đối đầu trực tiếp với Trung Quốc. Họ sẵn sàng sử dụng một số con tốt trong khu vực trên bàn cờ thế giới, chẳng hạn như Đài Loan, Hàn Quốc, một nước nào đó trong khu vực Đông Nam Á, để kích động xung đột và khiến nó âm ỉ”.
Washington rất giỏi trong việc kích động các loại xung đột như vậy, nhà khoa học chính trị lưu ý. Một kịch bản tương tự về cuộc chiến ủy nhiệm hiện đang được thực hiện ở Ukraina. Trên thực tế, Nga không có chiến tranh với Ukraina mà đây là cuộc đụng độ với NATO. Mục tiêu của Mỹ là thành lập một NATO châu Á. Trước đây họ đã thành lập khối chính trị-quân sự SEATO (Southeast Asia Treaty Organization) là Tổ chức Hiệp ước Đông Nam Á, nhưng đến năm 1975, sau thất bại của Hoa Kỳ trong Chiến tranh Việt Nam, khối này đã không còn tồn tại. Bây giờ họ cố gắng làm sống lại ý tưởng này. Các nguồn lực của Hoa Kỳ, Nhật Bản và Úc sẽ được sử dụng để xây dựng đường viền bên ngoài. Nhưng cần có một số đối tác cấp dưới để chống lại Trung Quốc.

Hà Nội muốn gì từ Mỹ

“Tất nhiên, Việt Nam hiểu rõ trò chơi này, - giáo sư Kolotov nói tiếp. - Nhưng trong tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc, người Việt muốn dùng chính sách “viễn giao cận công” (bang giao với nước ở xa và tấn công nước ở gần) mà họ đã sử dụng nhiều lần. Có lúc họ cố dựa vào Nhật rồi dựa vào Trung Quốc để chống Pháp, họ dựa vào Liên Xô để đương đầu với Trung Quốc. Hà Nội muốn dùng Mỹ để đương đầu với Trung Quốc, còn Washington muốn dùng Việt Nam trong chính sách ngăn chặn Trung Quốc. Ở đây không thể nói về sự tin cậy lẫn nhau giữa Hà Nội và Washington, mỗi bên đang cố gắng lợi dụng đối phương vì lợi ích thực dụng của mình”.
Ngoại trưởng Hoa Kỳ Antony Blinken - Sputnik Việt Nam, 1920, 25.07.2023
Hoa Kỳ mong đợi điều gì sau 10 năm quan hệ Đối tác Toàn diện với Việt Nam?
Rõ ràng là chế độ hiện tại ở Việt Nam là không thể chấp nhận được đối với Mỹ, và bất cứ khi nào có cơ hội họ sẽ cố gắng thay thế nó bằng một chế độ quen thuộc và thuận tiện hơn cho họ, - Viện trưởng Viện Hồ Chí Minh lưu ý. Ngoải ra, hiện nay Mỹ có những yêu sách lớn đối với Việt Nam trong lĩnh vực nhân quyền, tự do tôn giáo và những vấn đề khác trong cuộc sống xã hội.

Hợp tác với Washinton sẽ “không dễ dàng”

Kịch bản tăng cường hợp tác Việt - Mỹ có những vấn đề riêng. Việc xích lại gần hơn với Mỹ sẽ làm dấy lên lo ngại của Bắc Kinh. Dẫu vậy, Trung Quốc vẫn là đối tác kinh tế lớn nhất của Việt Nam, hai nước có quan hệ chính trị rất chặt chẽ, đây là hai chế độ cộng sản thành công nhất trong khu vực đã đạt được những thành tựu to lớn trong sự phát triển của đất nước mình. Các tranh chấp lãnh thổ với Trung Quốc không ngăn cản Việt Nam hiện đại hóa nền kinh tế và tích cực hội nhập kinh tế quốc tế. Nhưng, kế hoạch này có thể bị phá vỡ. Tương tác chặt chẽ hơn với Mỹ sẽ đồng nghĩa với việc lôi kéo Việt Nam vào quỹ đạo của Hoa Kỳ, Việt Nam sẽ được đề nghị tham gia vào một số dự án mà hiện nay Hà Nội không chấp nhận, và những yêu cầu như vậy sẽ ngày càng kiên trì. Việt Nam đang có thặng dư lớn trong thương mại với Mỹ, và Washington sẽ không bỏ qua điều này, sớm hay muộn họ sẽ bắt đầu gây áp lực. Họ không để bất cứ ai kiếm tiền ở Mỹ bằng cách này, chắc chắn họ sẽ lợi dụng tình trạng này. Không có nghi ngờ rằng, Hà Nội hiểu rõ những mối nguy hiểm này nhưng họ tin rằng họ có thể chơi trội hơn Mỹ. Giáo sư Kolotov tổng kết: Thời gian sẽ trả lời ai là người chơi giỏi nhất.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала