Clip tài xế đột quỵ khi đang lái xe, bác sĩ chỉ ra dấu hiệu bất thường

© Ảnh : Ảnh cắt từ clipHình ảnh nam tài xế lên cơn co giật.
Hình ảnh nam tài xế lên cơn co giật.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.09.2023
Đăng ký
Tài xế xe khách tuyến TP.HCM – Bình Thuận khi đang lái xe thì bất ngờ bị đột quỵ.
Người đàn ông 53 tuổi vẫn cố đánh lái để dừng xe an toàn không may đã qua đời và được đưa về quê nhà tại thị xã La Gi, Bình Thuận an táng. Vụ việc được camera hành trình trên xe ghi lại vào sáng 2/9.

Tài xế đột quỵ khi đang lái xe

Ngày 3/9, mạng xã hội chia sẻ đoạn clip được camera hành trình của nhà xe Vinh Hoa tuyến TP.HCM - Bình Thuận ghi lại cảnh tài xế N.T.B. (53 tuổi) xuất hiện cơn co giật khi đang lái xe chở khách tại TP.HCM.
Theo hình ảnh trong clip, sau khi nghe điện thoại, ông B. có dấu hiệu đột quỵ và gục xuống vô lăng.
Tuy nhiên, lái xe vẫn cố gắng dừng được chiếc xe an toàn, tránh nguy hiểm cho hành khách và người lưu thông trên đường.
Đến khi phát hiện tài xế có dấu hiệu bất thường về sức khỏe, hành khách trên xe đã khẩn trương gọi điện thoại cấp cứu. Tuy nhiên, do không biết sơ cứu người bị đột quỵ, nên không ai trong số hành khách trên xe có thể chăm sóc đúng cách cho tài xế theo đúng “giờ vàng cấp cứu” người bị đột quỵ.
Theo thông tin từ nhà xe Vinh Hoa ngày 3/9, người tài xế đã qua đời. Ông B đã được đưa về nhà tại KP4, phường Tân An, thị xã La Gi để gia đình lo hậu sự.
Theo lời kể của hàng xóm, anh B. là một tài xế lái xe rất cẩn thận, được nhiều hành khách yêu quý và tin tưởng. Sau khi đoạn clip camera được chia sẻ, cộng đồng mạng đã cảm ơn tài xế vì đã cố gắng đảm bảo an toàn cho hành khách trên xe, người đi đường.

Liên tiếp có tài xế bị đột quỵ

Trước đó, vào khoảng 12h30 ngày 1/9 cũng xảy ra vụ tài xế lái ô tô chở khách nghi bị đột quỵ và tử vong.
Vào thời điểm này, xe ôtô khách 16 chỗ mang BKS 61B - 013.XX do tài xế L.H.D (sinh năm 1974) điều khiển hướng Phan Thiết đi TP.HCM, khi đến km1726+630 Quốc lộ 1A qua thôn Minh Tiến, xã Hàm Minh (huyện Hàm Thuận Nam, Bình Thuận) thì có dấu hiệu bị đột quỵ và xe khách trôi, cạ vào dải phân cách cứng giữa đường mới dừng lại.
Thi thể được phủ khăn trắng trên đường - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.08.2023
Tài xế lái xe biển xanh say xỉn đâm chết nữ sinh: Tuyên phạt 7 năm tù có thoả đáng?
Công an huyện Hàm Thuận Nam đã khám nghiệm hiện trường, trưng cầu khám nghiệm tử thi để làm rõ.
Được biết, xe khách này chạy tuyến TP.HCM - Phan Thiết, thường xuất phát tại TP.HCM lúc 3h30 sáng, đến TP Phan Thiết trả khách, tiếp tục khoảng 12h xuất phát từ TP Phan Thiết vào lại TP.HCM.
Trước đó, một tài xế xe Phương Trang tên S.T. khi đang chở khách từ TP.HCM đi Sóc Trăng cũng bị đột quỵ hôm 7/8.
Cố đảm bảo an toàn cho hành khách, nam tài xế gượng đánh lái, tấp xe vào lề. Sau đó người này được đưa đi cấp cứu nhưng không qua khỏi.

Điều bất thường

Quan sát clip được chia sẻ trên mạng xã hội, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng, Chủ tịch Hội đột quỵ TP.HCM nêu ý kiến, để chẩn đoán nguyên nhân tử vong của người tài xế khi chỉ dựa trên một đoạn clip là rất khó.
Tuy nhiên, theo chuyên gia, điểm bất thường ở đây chính là cơn co giật cục bộ 1/2 người trái và đây là điểm mấu chốt, chứng tỏ tài xế đã bị tổn thương nghiêm trọng bán cầu não bên phải.
Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.06.2023
Sẽ tăng phí thi sát hạch giấy phép lái xe và siết chặt thanh tra cấp bằng lái
Nhận định trên trang Facebook cá nhân, PGS.TS Nguyễn Huy Thắng cho biết, người tài xế tử vong nhanh sau đó, nhiều khả năng có thể do xuất huyết não lượng lớn, gây thoát vị não. Vì với đột quỵ thiếu máu não, dù tắc động mạch lớn, để gây tử vong cũng cần nhiều thời gian hơn.
Ngoài ra, tỷ lệ gây ra cơn co giật của xuất huyết não cũng cao hơn đột quỵ thiếu máu não. Và nếu đúng là xuất huyết não, 90% nguyên nhân thủ phạm là cao huyết áp.
PGS-TS Nguyễn Huy Thắng lưu ý, mặc dù, đột quỵ có thể xảy ra với bất kỳ ai, vào bất cứ thời điểm nào trong ngày, tuy vậy, đột quỵ xảy ra với những tài xế chuyên nghiệp là điều cần quan tâm vì có thể ảnh hưởng đến sinh mạng của nhiều người (cùng trên xe và đang tham gia giao thông trên đường).
Ông Thắng nêu một nghiên cứu được thực hiện tại Nhật Bản cho thấy, tỷ lệ đột quỵ xảy ra ngay khi lái xe là 4%. Trong số đó, 16% trường hợp đã gây ra tai nạn giao thông sau đó.
Thông quatrường hợp này, PGS. TS Nguyễn Huy Thắng khuyến cáo, bên cạnh việc kiểm tra thị lực, thính lực thì cần thiết phải có chế độ kiểm tra định kỳ các bệnh lý nền (như cao huyết áp, tiểu đường, tiền sử co giật…) cho những tài xế chuyên nghiệp.
“Điều này hết sức quan trọng vì có thể liên quan tính mạng của rất nhiều người. Một số quốc gia có thể đề nghị tạm ngưng lái xe nếu thấy tài xế có vấn đề về sức khỏe, cho đến khi mọi chuyện được kiểm soát ổn định”, - PGS. TS Nguyễn Huy Thắng nhấn mạnh.
Gia Lai: Tai nạn nghiêm trọng khiến 4 người thương vong - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.08.2023
Khởi tố tài xế trong vụ vụ tai nạn làm 3 thành viên CLB HAGL thiệt mạng

Giờ vàng và nguyên tắc cấp cứu đột quỵ

Đột quỵ não là một cấp cứu y khoa, thực hiện càng sớm càng có lợi cho người bệnh, giúp hạn chế tỷ lệ tử vong và tàn phế do để lại di chứng suốt đời. Nếu bệnh được phát hiện sớm trong giờ vàng (thời gian từ 3 – 4,5 giờ từ khi bệnh khởi phát), người bệnh sẽ được tiêm thuốc tiêu sợi huyết (rTPA), khả năng hồi phục gần như hoàn toàn. Tuy nhiên, trên thực tế, chỉ có số ít được đưa cấp cứu sớm đến cơ sở y tế.
Do đó, các chuyên gia y tế thường lưu ý đến “giờ vàng” trong cấp cứu đột quỵ. Theo đó, cần nhận diện đột quỵ theo quy tắc nhanh F.A.S.T gồm: F (Face) - khuôn mặt: Yêu cầu người đó mỉm cười. Một bên mặt có bị xệ không?
A (Arms) - Tay: Đề nghị người đó giơ cả hai cánh tay lên. Một cánh tay có trôi xuống phía dưới không?
S (Speech) - Lời nói: Yêu cầu người đó lặp lại một cụm từ đơn giản. Họ có nói ngọng không?
T (Time) - Thời gian: Nếu bạn thấy bất kỳ dấu hiệu như trên, hãy gọi cấp cứu 115ngay.
Đồng thời, cần nhanh chóng kiểm tra xem người bệnh còn đang thở hay không. Nếu không thấy nhịp thở, hãy thực hiện hô hấp nhân tạo.
Nếu người bệnh cảm thấy khó thở, hãy nới lỏng quần áo, phụ kiện bó sát như cà vạt, khăn cổ, thắt lưng. Nếu bệnh nhân ngừng tim, thực hiện xoa bóp tim ngoài lồng ngực. Dùng khăn tay quấn vào ngón tay trỏ để lấy sạch đờm, dãi trong miệng người bệnh.
Tháo răng giả cho bệnh nhân (nếu có) tránh bị hóc, sặc. Tuyệt đối không đưa bất cứ gì vật gì vào miệng người bệnh. Bình tĩnh khuyên nhủ và trấn an người bệnh. Đắp chăn giữ ấm cơ thể người bệnh.
Nếu người bệnh có biểu hiện yếu ở tay chân, cần nhờ nhiều người hỗ trợ di chuyển người bệnh. Quan sát để nhận ra bất kỳ sự thay đổi nào ở người bệnh.
Lưu ý, những điều không nên làm khi sơ cứu người bị đột quỵ gồm: Không để nạn nhân nằm ngửa mà nên nằm nghiêng. Tư thế nằm này giúp đề phòng trường hợp bệnh nhân nôn ói hoặc lưỡi bị tụt xuống họng gây tắc nghẽn đường thở.
Không cho bệnh nhân ăn uống hay sử dụng thuốc. Không dùng kim chích 10 đầu ngón tay hay chân của người bệnh. Không thực hiện cạo gió cho người bệnh. Không nên để bệnh nhân nằm lâu 1 chỗ mà cần khẩn trương đưa đi cấp cứu.
Với những người có nguy cơ đột quỵ, cần nắm vững những biểu hiện sau để tự nhận biết và kêu gọi giúp đỡ khi cần thiết.
Sơ tán xe hư hỏng sau tai nạn ở Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.08.2023
Tai nạn toàn vào ‘giờ thiêng’, Bộ GTVT đề xuất không lái xe liên tục quá 3 giờ ban đêm
Cụ thể, người bệnh đột ngột thờ ơ với sự việc xung quanh. Cảm giác yếu và tê như kiến bò hay như kim châm chích nửa người bên trái hay phải gồm: Mặt, tay, chân. Mắt một bên nhắm không kín kèm méo miệng hoặc chỉ méo miệng riêng lẻ.
Người bệnh có thể nói đớ hoặc nói không trôi chảy, hoặc ăn uống chảy bên khóe miệng, hoặc sặc nghẹn khó nuốt, đau đầu, choáng váng, nóng bừng mặt sau một đêm mất ngủ hoặc dậy đi vệ sinh…
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала