Mối đe dọa Triều Tiên: tại sao phương Tây thúc đẩy chủ đề Triều Tiên có thể cấp vũ khí cho Nga?

© Ảnh : KCNACuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng kỷ niệm 70 năm ký hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên
Cuộc duyệt binh ở Bình Nhưỡng kỷ niệm 70 năm ký hiệp định đình chiến trong Chiến tranh Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Đăng ký
Một số phương tiện truyền thông phương Tây lại nêu lên chủ đề về mối đe dọa từ phía Triều Tiên, giờ đây có một cái cớ mới.
Ví dụ, một số tờ báo đưa tin, Kim Jong-un được cho là đã hướng tới giới kinh doanh Nga với đề xuất bán vũ khí và Matxcơva được cho là có thể cung cấp dầu, ngũ cốc và công nghệ quân sự cho Bình Nhưỡng để thanh toán cho những vũ khí này. Đồng thời, tác giả bài báo dẫn lời các quan chức giấu tên của Mỹ và các nước khác.
Nghĩa là, không tác giả nào của các phương tiện truyền phương Tây có thể chính thức xác nhận thông tin này hoặc nêu tên nguồn tin. Hay những tác giả đó không muốn làm điều đó?
Các quan chức cấp cao của các nước phương Tây săn đón thông tin này. Cố vấn an ninh quốc gia Mỹ Jake Sullivan ngay lập tức tuyên bố rằng, Triều Tiên muốn tiếp tục thảo luận về vũ khí, kể cả ở cấp lãnh đạo và thậm chí là trực tiếp, và Triều Tiên sẽ phải trả giá cho điều này vì phía Mỹ cho rằng vũ khí Triều Tiên có thể được sử dụng trong chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina. Jake Sullivan đặc biệt nhấn mạnh rằng, Nga đang tìm kiếm bất kỳ nguồn cấp đạn dược nào. Lần này phía Mỹ cũng không đưa ra bằng chứng nào về việc này.
Trước đó Mỹ đã nhiều lần đưa ra tuyên bố về việc Nga và Triều Tiên đang thiết lập sự hợp tác trong việc cung cấp vũ khí để sử dụng trong chiến dịch ở Ukraina. Matxcơva đã nhiều lần bác bỏ thông tin này. Hơn nữa, phía Triều Tiên cũng phủ nhận có bất kỳ "thỏa thuận vũ khí" nào với Nga. Đại sứ Nga tại Bình Nhưỡng Alexander Matsegora lưu ý rằng, không có cuộc thảo luận nào về việc Triều Tiên cung cấp đạn dược cho Nga, CHDCND Triều Tiên đang ở trong tình trạng tiền chiến và bản thân họ cũng cần có kho vũ khí.
Sputnik cùng với các chuyên gia làm sáng tỏ nguyên nhân khiến phương Tây thổi phồng mối đe dọa tiềm ẩn từ việc Triều Tiên cấp vũ khí cho Nga.

Thông tin bịa đặt

"Các cáo buộc trên đều là bịa đặt vô căn cứ và sai sự thật. Mục đích chính: phương Tây muốn chứng tỏ rằng Nga đã trở nên yếu đến mức phải yêu cầu Triều Tiên cung cấp vũ khí", - ông Kim Yong Un, nhà nghiên cứu hàng đầu tại Trung tâm Nghiên cứu Triều Tiên của Viện Nghiên cứu Trung Quốc và Châu Á Hiện đại thuộc Viện Hàn lâm Khoa học Nga, nói với Sputnik.

Chuyên gia tin chắc rằng, Nga không có nhu cầu mua vũ khí nước ngoài.

"Nga không có nhu cầu mua vũ khí từ các nước khác. Hãy chú ý đến điều này. Không có một bằng chứng nào chứng minh về việc Nga đang mua vũ khí từ các quốc gia khác. Nga có thể tự mình giải quyết vấn đề", - ông Kim Yong Un nói.

Theo ông, "chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina có tác động rất lớn đến các sự kiện trên thế giới và các vấn đề quốc tế. Tất cả các nguồn lực phương Tây đang chiến đấu chống lại Nga, trên thực tế, đây là sự liên kết của một tỷ người chống lại, nhưng Nga một mình có khả năng đánh bại các đối thủ".

"Thông tin về cuộc đàm phán nhằm mục đích lan truyền tin sai sự thật về việc Nga yếu kém và có nhu cầu trang bị vũ khí từ một quốc gia như CHDCND Triều Tiên. Hơn nữa, họ quả quyết rằng, chúng tôi có ý định mua đạn dược cũ. Nhưng, chúng tôi không cần những thứ như vậy, chúng tôi có đủ đạn pháo của riêng mình", - ông Kim Yong Un nhấn mạnh.

Theo chuyên gia quân sự uy tín của Trung Quốc ông Qin An, thông tin về việc Triều Tiên có thể cung cấp vũ khí cho Nga mà Mỹ đang thổi phồng "trên thực tế chứng tỏ điều mà bản thân họ đang lo lắng trong sâu thẳm tâm hồn và đang lo sợ".
Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu đến CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.07.2023
Bộ Quốc phòng CHDCND Triều Tiên: Nga và Triều Tiên phải sát cánh chống Mỹ
Chuyên gia nhắc nhở rằng, ở giai đoạn này của chiến dịch quân sự đặc biệt, viện trợ của Mỹ và phương Tây cho Ukraina dưới dạng vũ khí và thiết bị quân sự đã vượt quá 100 tỷ USD, chỉ riêng Hoa Kỳ đã chi 50 tỷ USD và tuyên bố không mệt mỏi rằng họ sẽ tiếp tục hỗ trợ chừng nào còn cần thiết. Chuyên gia Qin An cho rằng, Tổng thống Mỹ Joe Biden đã "mất trí" vì ngoài nguồn cung cấp vũ khí trị giá hàng tỷ USD, ông ta đang cố gắng xúi giục các nước NATO khác trực tiếp tham chiến chống Nga.
Theo ông Kim Yong Un, một lý do khác khiến Mỹ và phương Tây quả quyết về cuộc đàm phán vũ khí giữa Liên bang Nga và CHDCND Triều Tiên là để chuyển hướng chú ý khỏi các vấn đề của chính họ.
"Ở Ukraina, họ đang thất bại, bây giờ họ muốn chuyển hướng sự chú ý bằng cách nào đó. Cuộc bầu cử tổng thống Hoa Kỳ sẽ​​ diễn ra vào tháng 11 năm 2024. Bạn biết đấy, cách tốt nhất để đảm bảo chiến thắng trong cuộc bầu cử là dọa nạt người dân bằng một mối đe dọa từ bên ngoài, một cuộc xung đột quân sự đã nổ ra chống lại một quốc gia nào đó, và giới lãnh đạo dũng cảm (Hoa Kỳ) đứng lên bảo vệ đất nước", - chuyên gia Kim Yong Un lưu ý.

Tình hình sẽ diễn biến thế nào?

Theo ông Kim Yong Un, khi quả quyết về cuộc đàm phán vũ khí giữa Nga và CHDCND Triều Tiên và cố gắng chuyển sự chú ý khỏi những thất bại của phương Tây ở Ukraina, Mỹ và các đồng minh có thể dàn xếp những hành động khiêu khích chống lại Bình Nhưỡng trong khu vực.
Ông nhắc nhở rằng, cuộc tập trận gần đây của Mỹ, Hàn Quốc và các đồng minh "Lá chắn Tự do Ulchi" đã huy động khoảng 400 nghìn binh sĩ, nhưng điều đáng chú ý không phải là số lượng mà là thành phần của những nước tham gia.
"Các đơn vị quân đội của Hoa Kỳ, Anh, Canada, Úc, New Zealand và Philippines đã tham gia cuộc tập trận này. Điều này nhắc nhở bạn về sự kiện nào? Trong Chiến tranh Triều Tiên, các quốc gia này đã chiến đấu bên phe Hoa Kỳ. Kịch bản của cuộc tập trận lần này nhằm ứng phó với miền Bắc Triều Tiên: Triều Tiên tấn công, và họ (những người tham gia cuộc tập trận) giáng đòn tấn công nhắm vào các trung tâm ra quyết định và lãnh đạo cao nhất của Triều Tiên", - chuyên gia Kim Yong Un giải thích.
Tóm tắt của đại diện chính thức của Bộ Ngoại giao Nga M. Zakharova - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Bộ Ngoại giao Nga: Tình hình bán đảo Triều Tiên nóng lên do hành vi của Mỹ, Nhật Bản và Hàn Quốc
Ông nói thêm, chiến dịch quân sự đặc biệt ở Ukraina cho thấy rằng, một số quốc gia có thể hành xử hung hăng đối với cường quốc hạt nhân - Nga - pháo kích vào các khu định cư và phóng tên lửa vào lãnh thổ Nga.
"Vì vậy, không loại trừ khả năng người Mỹ có thể lấy ví dụ này để sắp xếp một số hành động khiêu khích gần biên giới Triều Tiên, bằng cách nào đó chuyển hướng sự chú ý khỏi Ukraina, khỏi cuộc bầu cử sắp tới (ở Hoa Kỳ). Mỹ sẽ cáo buộc Triều Tiên gây ra một cuộc xung đột, và sau đó tuyên bố: "Hoan hô, chúng tôi đã thắng", - ông Kim Yong Un nói.
Cuộc tập trận quân sự thường niên Hàn Quốc-Mỹ "Lá chắn Tự do Ulchi" (UFS) được tổ chức từ ngày 21 đến ngày 31 tháng 8. Phần một của cuộc tập trận UFS diễn ra từ ngày 21-25/8 thực hiện rà soát năng lực tác chiến tổng lực quốc gia. Phần hai được tiến hành từ ngày 28-31/8 tập trung vào diễn tập cho quân đội, với sự tham gia của binh chủng Lục quân, Hải quân, Không quân, Thủy quân lục chiến, từ cấp trung đội tới cấp lữ đoàn. Lực lượng quân đội Mỹ đồn trú và Lực lượng Không gian Mỹ tại Hàn Quốc cũng tham gia trong phần hai.
Phái đoàn quân sự Nga do ông Shoigu dẫn đầu tới CHDCND Triều Tiên - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.07.2023
Multimedia
Phái đoàn quân sự Nga do ông Shoigu dẫn đầu tới CHDCND Triều Tiên
Chuyên gia Trung Quốc Qin An nhắc nhở rằng, mới đây tàu ngầm hạt nhân của Mỹ USS Michigan đã cập cảng Busan.
Ông nói thêm: "Trước đây, Hoa Kỳ là kẻ xâm lược chính chống lại CHDCND Triều Tiên và họ tiếp tục gây ra mối đe dọa tàn khốc đối với sự tồn tại của người dân Triều Tiên, bất kể thời gian".
Điều đáng chú ý là phản ứng bình tĩnh của phía Nga trước thông tin này. Trước đó Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu nói với các phóng viên rằng, nước ông đang thảo luận về việc tổ chức các cuộc tập trận chung với Triều Tiên. Theo ông, vấn đề này đang được thảo luận với tất cả các nước láng giềng của Nga. Ông lấy ví dụ về các cuộc tuần tra chung với Trung Quốc bằng máy bay ném bom chiến lược và tên lửa hải quân được thực hiện trên cơ sở thường xuyên vài lần trong năm.
Trong khi đó, Mỹ đang tiếp tục bơm vũ khí cho các đồng minh ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương và các nước láng giềng của Triều Tiên - Hàn Quốc, Nhật Bản, Australia và những nước khác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала