Ở Hà Nội không khỏi nhớ về chiến tranh

© TTXVN - Dương Văn GiangThủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham quan trưng bày ảnh của TTXVN
Thủ tướng Phạm Minh Chính và Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden tham quan trưng bày ảnh của TTXVN - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Đăng ký
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden hoàn thành chuyến công du đến Việt Nam. Kết quả chính của chuyến thăm này là nâng quan hệ song phương Việt-Mỹ lên tầm Đối tác Chiến lược Toàn diện, quan sát viên Piotr Tsvetov của Sputnik viết trong bài báo mới đây.

Hoa Kỳ đã đuổi kịp Nga và Trung Quốc

Trở thành đối tác chiến lược toàn diện, Hoa Kỳ đã đạt đến cấp độ cao nhất trong quan hệ song phương của Việt Nam. Việt Nam có quan hệ tương tự với Nga, Trung Quốc, Ấn Độ và Hàn Quốc. Không có gì đáng ngạc nhiên khi quan hệ Việt-Mỹ được nâng lên tầm mức cao nhất như vậy - Hoa Kỳ là đối tác thương mại và nhà đầu tư lớn nhất của Hà Nội trong nền kinh tế Việt Nam, và liên hệ chính trị giữa hai nước được thực hiện trên cơ sở thường xuyên. Từ "chiến lược" trong trường hợp này, như lịch sử quan hệ của Việt Nam với các đối tác chiến lược khác cho thấy, không có nghĩa là sự thống nhất tuyệt đối về lời nói và hành động của hai chủ thể trong nền chính trị thế giới; mỗi bên đều có lợi ích quốc gia riêng. Và Washington vẫn như trước tiếp tục chỉ trích ban lãnh đạo Việt Nam về vấn đề nhân quyền.
Nhưng nhìn chung, các thỏa thuận của hội nghị thượng đỉnh Việt-Mỹ vừa qua liên quan phần lớn đến thương mại, đầu tư và công nghệ mới hơn là chính trị.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ hội kiến Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden  - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Với trí tuệ của Hà Nội, Việt Nam không dễ bị Mỹ lừa

Những vết thương chiến tranh chưa lành

Bình luận về chuyến thăm của ông Joe Biden đến Việt Nam, hầu hết các chuyên gia đều nhắc rằng cách đây 50 năm, cả hai nước là đối thủ của nhau trong cuộc chiến tranh tàn khốc, đẫm máu do Hoa Kỳ gây ra nhằm chống nhân dân Việt Nam. Phía Mỹ muốn quên đi đoạn nhục nhã này trong lịch sử Hoa Kỳ.
Cố vấn của Tổng thống về an ninh quốc gia Hoa Kỳ là Jake Sullivan đã vội vã đưa ra tuyên bố trước ngưỡng chuyến thăm: "Cả hai nước đã nỗ lực vượt lên "di sản chung đau đớn" của cuộc chiến khiến hàng triệu người Việt Nam và 58.000 quân nhân Hoa Kỳ thiệt mạng".
Nhưng hóa ra vẫn như trước "hội chứng Việt Nam" còn in hằn mãi trong tâm trí người Mỹ. Joe Biden bắt đầu cuộc họp báo đầu tiên tại Hà Nội bằng việc nhắc lại bộ phim "Good morning, America!" ("Chào buổi sáng nước Mỹ!"), tác phẩm điện ảnh dùng giọng điệu cần thiết tuyên truyền chính thức cho Lầu Năm Góc về sự tham gia của binh sĩ Mỹ trong cuộc chiến này. Tổng thống Hoa Kỳ cũng tưởng nhớ John McCain, thượng nghị sĩ Mỹ từng tham chiến chống Việt Nam và máy bay bị bắn hạ trên bầu trời Hà Nội. Sinh thời McCain, Joe Biden đã gọi ông là "gã đàn ông độc ác giận dữ, thường xuyên thay đổi quan điểm", thế nhưng bây giờ Biden quyết định đến thăm tượng đài bờ hồ Tây, nơi thượng nghị sĩ tương lai bị quân dân Việt Nam bắt sống, và Biden đã đặt hoa tại địa điểm này.
Tổng thống Mỹ Joe Biden sau cuộc họp báo ở Hà Nội, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.09.2023
Biden ở Hà Nội - cựu thù không thể thay thế bạn cũ
Về chuyện này, có một chút lạc đề trữ tình rời xa khỏi chủ đề nghiêm trọng là hậu quả của cuộc chiến. Quan trọng hơn là những vết thương chiến tranh, như những vùng lãnh thổ bị ô nhiễm và bao người khuyết tật do quân đội Mỹ sử dụng chất độc "da cam", hàng nghìn binh sĩ Việt Nam và Mỹ mất tích trong chiến tranh. Người Mỹ hôm nay không thể phớt lờ đòi hỏi của phía Việt Nam về hỗ trợ hàn gắn những vết thương chiến tranh. Phái đoàn Mỹ chính thức hứa tiến hành công việc khử nhiễm khu vực xung quanh sân bay Biên Hòa, giúp đỡ người khuyết tật cũng như tìm kiếm hài cốt liệt sĩ Việt Nam hy sinh trong chiến tranh.

Bắc Kinh lo ngại nhưng Hà Nội liệu có dùng vũ lực?

Nhiều nhà quan sát quốc tế nhìn nhận chuyến thăm Việt Nam của Joe Biden dưới góc độ tình hình hiện tại trong quan hệ Mỹ-Trung. Tức là, việc Tổng thống Hoa Kỳ chọn Việt Nam - nước láng giềng gần gũi nhất của Trung Quốc - làm điểm đến cho chuyến công du nước ngoài của mình, không thể không khiến Bắc Kinh thấy đáng báo động. Tuy nhiên, trong bài phát biểu tại Hà Nội, Biden chỉ nói thuần tuý về khả năng bình thường hóa quan hệ với Trung Quốc. Còn trong các văn kiện chung của chuyến thăm này, Trung Quốc hoàn toàn không được nhắc tới.
Tổng thống Hoa Kỳ Joe Biden - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.09.2023
Tổng thống Biden đột ngột rời khỏi buổi lễ trao huân chương cho cựu binh Chiến tranh Việt Nam
Dù sao chăng nữa, Bắc Kinh đã có phản ứng khá gay gắt với chuyến thăm của Joe Biden đến Việt Nam.

Báo Global Times, cơ quan ngôn luận của Đảng Cộng sản Trung Quốc, nêu nhận xét như sau: "Hoa Kỳ đang quảng bá chiến lược Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương để chống Trung Quốc, cố gắng tìm cách thu hút lôi kéo Việt Nam tới tư cách "gần như đồng minh" của Mỹ, trong khi tuyên bố đề xuất một số lợi ích kinh tế và quân sự… Chuyến thăm Việt Nam của Biden diễn ra khi Hoa Kỳ tăng cường nỗ lực gây chia rẽ bất hoà giữa Trung Quốc và các nước láng giềng về vấn đề biển Hoa Nam (Biển Đông), cố gắng đốt nóng căng thẳng về vấn đề này. Mục tiêu của Hoa Kỳ là đẩy các nước vào cuộc xung đột với Trung Quốc".

Quả thật, chuyên gia nổi tiếng về quan hệ quốc tế ở khu vực châu Á - Thái Bình Dương, GS Carlyle Thayer cho rằng việc mới đây nâng cấp quan hệ Việt-Mỹ lên mức Đối tác Chiến lược Toàn diện nói chung không có nghĩa là Hà Nội đã bước vào "liên minh chống Trung Quốc" cùng với Hoa Kỳ.
Trên thực tế, những diễn biến sự kiện như vậy tuỳ thuộc vào hành vi của phía Trung Quốc. Ở bình diện này, chính sách của phía Việt Nam mang tính phản ứng hơn là chủ động. Hà Nội sẽ không phải là bên đầu tiên dùng đến vũ lực.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала