Vụ án cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi: Vì sao miễn truy tố 211 kỹ sư người Việt?

© Ảnh : MẠNH CƯỜNGCông nhân sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua TP. Tam Kỳ (Quảng Nam).
Công nhân sửa chữa, khắc phục hư hỏng trên cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi đoạn qua TP. Tam Kỳ (Quảng Nam). - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
Đăng ký
Toà án Hà Nội sắp mở phiên xử sơ thẩm 22 bị cáo trong vụ án liên quan đến dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Trong vụ án này, hàng loạt các bị cáo là cựu lãnh đạo Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) bị đưa ra truy tố. Tuy nhiên, có 211 kỹ sư là người Việt Nam được miễn truy cứu trách nhiệm hình sự.

Xét xử giai đoạn 2 vụ án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi

Ngày 25/9 sắp tới, TAND TP. Hà Nội sẽ mở phiên xét xử sơ thẩm 22 bị cáo trong vụ án Vi phạm quy định về xây dựng, gây thiệt hại 460 tỷ đồng tại dự án cao tốc Đà Nẵng – Quảng Ngãi.
Đây là phiên xét xử thuộc gia đoạn 2 của vụ án. Các bị cáo bị VKS truy tố về các tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng" và "Thiếu trách nhiệm gây hậu quả nghiêm trọng". Trước đó, nhà chức trách đã kết thúc điều tra, truy tố, xét xử 36 bị cáo của vụ án ở giai đoạn 1.
Trong số 22 bị cáo lần này có Trần Văn Tám, Mai Tuấn Anh - nguyên Tổng Giám đốc VEC; Nguyễn Mạnh Hùng, Lê Quang Hào - cùng cựu Phó Tổng Giám đốc VEC (2 bị cáo này từng bị đưa ra xét xử ở giai đoạn 1, nhận lần lượt mức án 7 và 6 năm tù tội "Vi phạm quy định về đầu tư công trình xây dựng gây hậu quả nghiêm trọng").
Được biết, dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi là công trình trọng điểm quốc gia, với mức đầu tư hơn 34.500 tỷ đồng, chia làm 2 giai đoạn, do Tổng Công ty đầu tư phát triển đường cao tốc Việt Nam (VEC) làm chủ đầu tư. Chiều dài toàn tuyến của dự án là hơn 139km.
Ở giai đoạn 1, thi công đoạn có chiều dài 65km, gồm 8 gói thầu. Sang giai đoạn 2, thi công đoạn dài hơn 74km, với 5 gói thầu. Giai đoạn 1 được đưa vào khai thác sử dụng từ ngày 1/8/2017. Giai đoạn 2 đưa vào khai thác ngày 2/9/2018.
Dự án cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.09.2023
Nhà thầu bị phát cảnh báo đỏ vì cao tốc Diễn Châu – Bãi Vọt chậm tiến độ
Trong giai đoạn 1, toà sơ thẩm và phúc thẩm ghi nhận mức thiệt hại mà các bị cáo gây ra cho Nhà nước là 811 tỷ đồng. Giai đoạn 2, các bị cáo bị cáo buộc gây thiệt hại hơn 460 tỷ đồng ngân sách.
Hồ sơ vụ án cho biết, quá trình thi công dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi, các bị cáo là lãnh đạo thuộc Chủ đầu tư, Ban quản lý, nhà thầu thi công và tư vấn giám sát đã không tuân thủ quy định từ khâu lựa chọn vật liệu nguồn, thiết kế phối trộn, thi công thử đến thi công đại tra các lớp vật liệu.
Khi nghiệm thu, các bên liên quan đã không thực hiện đo cường độ mô đun đàn hồi trên các lớp vật liệu. Nhiều hạng mục thi công khi nghiệm thu không có sự tham gia của đại diện Ban quản lý dự án.
Theo cáo trạng, bị cáo Mai Tuấn Anh (Tổng Giám đốc VEC từ 2015 – 1/6/2017) và Trần Văn Tám (Tổng Giám đốc từ 1/6/2017 đến khi kết thúc dự án) đã buông lỏng quản lý, không kiên quyết chỉ đạo để kịp thời khắc phục các tồn tại trong công tác thực hiện dự án, gây thiệt hại tài sản Nhà nước đặc biệt nghiêm trọng.

Không truy cứu 211 kỹ sư

Theo cơ quan công tố, trong dự án này, có 211 kỹ sư là người Việt Nam không bị truy cứu trách nhiệm hình sự.
Theo đó, đây là các kỹ sư đơn vị thi công, đơn vị thí nghiệm vật liệu thuộc các Nhà thầu thi công 5 gói thầu giai đoạn 2 dự án đường cao tốc Đà Nẵng - Quảng Ngãi.
"Kết quả điều tra xác định họ đều là những người làm công ăn lương, không giữ chức vụ, vị trí chủ chốt, thực hiện nhiệm vụ chuyên môn theo yêu cầu của người lãnh đạo, điều hành", - cáo trạng nhận định.
Bên cạnh đó, trong quá trình điều tra, những người này đã tích cực phối hợp với cơ quan công an, góp phần hiệu quả vào việc điều tra, xử lý các đối tượng giữ vai trò chủ chốt, lãnh đạo, điều hành tại các nhà thầu thi công hoặc tư vấn giám sát.
Cầu Long Thành, Đường cao tốc TP.HCM - Long Thành - Dầu Giây. - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.08.2023
Một dự án cao tốc ở Việt Nam có thể bị vỡ tiến độ
Căn cứ Nghị quyết 03/2020 của Hội đồng thẩm phán TAND Tối cao, nhà chức trách quyết định không xem xét trách nhiệm hình sự các cá nhân trên. Tuy nhiên, cơ quan công tố kiến nghị xử lý nghiêm về Đảng và chính quyền.
Kết quả điều tra cũng không thấy có căn cứ để xem xét trách nhiệm hình sự đối với các cá nhân có liên quan ở Bộ Giao thông vận tải, Hội đồng nghiệm thu Nhà nước các công trình xây dựng và cơ quan tham mưu.
Tuy nhiên, Cơ quan điều tra cũng đề nghị Bộ Giao thông vận tải và Hội đồng nghiệm thu Nhà nước tiến hành kiểm điểm, làm rõ trách nhiệm của các cá nhân liên quan để xử lý theo các quy định của Đảng và chính quyền.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала