Ngân hàng HDBank đẩy mạnh thoái vốn khỏi Vietjet Air của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo

© Ảnh : Vietjet AirHãng hàng không Vietjet Air
Hãng hàng không Vietjet Air  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Đăng ký
Ngân hàng HDBank (mã cổ phiếu sàn HoSE: HDB), cổ đông lớn thứ 5 tại hãng hàng không Vietjet Air (VJC) của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo, tiếp tục đẩy mạnh bán lượng lớn cổ phiếu VJC trong thời gian tới.
Theo đó, HDBank đã thông qua việc phê duyệt phương án bán 8 triệu cổ phiếu VJC theo phương thức thỏa thuận và khớp lệnh qua sàn từ ngày 26/9 – 24/10 với mức giá phù hợp nhằm mang lại giá trị cao nhất cho ngân hàng này.

HDBank đẩy mạnh thoái vốn khỏi Vietjet Air

Ngân hàng TMCP Phát triển TP.Hồ Chí Minh (Ngân hàng HDBank, mã cổ phiếu sàn HoSE - HDB) vừa đăng ký bán ra 8 triệu cổ phiếu VJC của Công ty Cổ phần Hàng không Vietjet (Vietjet Air).
Phương án bán một phần cổ phiếu CTCP Hàng không VietJet (mã VJC) lần 2 năm 2023 của HDB sẽ được thực hiện thông qua hình thức thoả thuận và/hoặc khớp lệnh từ ngày 26/9 đến 24/10/2023.
Nếu giao dịch này diễn ra thành công, ngân hàng HDBank sẽ chỉ còn giữ 10,8 triệu cổ phiếu VJC, tương đương lượng 2% vốn cổ phần của hãng hàng không Vietjet Air.
Bà Nguyễn Thị Phương Thảo và John Leahy, Giám đốc điều hành khách hàng của Airbus. - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.06.2023
HDBank của bà Nguyễn Thị Phương Thảo bất ngờ muốn bán ra 8 triệu cổ phiếu VietJet
Theo ngân hàng HDBank, việc bán ra số cổ phiếu VJC lần này sẽ được thực hiện ở mức giá phù hợp nhằm mang lại lợi ích cao nhất cho Ngân hàng HDBank.
Được biết, việc thoái vốn của ngân hàng HDBank khỏi hãng hàng không Vietjet của tỷ phú tự thân Nguyễn Thị Phương Thảo nằm trong lộ trình giảm đầu tư ngoài ngành nhằm tập trung hoạt động kinh doanh chính của HDBank.
Trước đó, từ 28/6-11/7, HDBank cũng đã bán hoàn tất 8 triệu cổ phiếu VJC (đợt 1) để giảm tỷ lệ sở hữu từ 4,95% xuống còn 3,47%, tương ứng với việc nắm giữ 18,8 triệu cổ phần.

HDBank hiện là cổ đông lớn thứ 5 tại Vietjet

Trên thị trường chứng khoán, mở phiên giao dịch ngày 22/9, cổ phiếu VJC có giá tham chiếu tại mức 98.000 đồng/cổ phiếu. Tạm ước tính theo mức giá này, Ngân hàng HDBank có thể thu về khoảng gần 800 tỷ đồng từ thương vụ thoái vốn khỏi Vietjet Air.
Cũng trong phiên giao dịch hôm nay 22/9, cổ phiếu VJC đang giảm nhẹ và giao dịch quanh mức 97.500 đồng/cổ phiếu, theo cập nhật của Sputnik với khối lượng giao dịch đạt 533,400 cổ phiếu.
So với thời điểm đầu năm nay, thị giá cổ phiếu VJC đã giảm hơn 13% - đi ngược lại với diễn biến chung của thị trường.
Bà chủ Vietjet-tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo. - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.08.2022
HDBank của bà Thảo sẽ nhận chuyển giao ngân hàng nào tiếp theo?
Cần lưu ý rằng, ngân hàng HDBank hiện là cổ đông lớn thứ 5 tại hãng hàng không Viejet Air.
Như Sputnik thông tin, hãng hàng không Vietjet Air do bà Nguyễn Thị Phương Thảo sáng lập. Tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo hiện là Chủ tịch HĐQT Vietjet Air, đồng thời là Phó chủ tịch Thường trực HĐQT Ngân hàng HDBank.
Được biết, bà Thảo hiện sở hữu gần 47,5 triệu cổ phiếu VJC, tương ứng 8,76% vốn cổ phần Vietjet Air.

Vietjet Air đang hoạt động rất tốt

Về hoạt động kinh doanh, lũy kế 6 tháng đầu năm 2023, hãng hàng không Vietjet Air vận chuyển trên 12,1 triệu lượt khách, bao gồm 3,5 triệu lượt khách quốc tế, lần lượt tăng 26% và 30% so với cùng kỳ năm ngoái.
Hệ số sử dụng ghế bình quân trên các chuyến bay đạt 85%. Bên cạnh đó, hãng hàng không này còn vận chuyển 33.000 tấn hàng hoá, tăng gần 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Luỹ kế 6 tháng đầu năm, Vietjet Air ghi nhận doanh thu hợp nhất đạt 29.770 tỷ đồng và lãi ròng đạt 387 tỷ đồng, lần lượt tăng 87% và 167% so với mức nền thấp của cùng kỳ năm 2022.
Mảng doanh thu phụ trợ (dịch vụ ưu tiên, hành lý, bán suất ăn, bán đồ lưu niệm, quảng cáo…) của Vietjet đạt tới 9.000 tỷ đồng, tăng gấp 2 lần so với cùng kỳ năm ngoái, đóng góp 40% tổng doanh thu.
Ngoài ra, Vietjet cũng cho biết, doanh thu từ việc cho thuê chuyến bay đạt 1.734 tỷ đồng, tăng gấp 41 lần so với cùng kỳ năm 2022, đóng góp 10% tổng doanh thu.
Về phía chi phí đầu vào, hãng hàng không Vietjet Air cho biết giá nhiên liệu bay giảm so với mức nền cao của năm ngoái và việc khai thác đội tàu bay mới đã giúp tiết giảm đáng kể chi phí.
Dữ liệu cũng cho thấy, chi phí nhiên liệu bay trong quý 2/2023 của hãng hàng không này giảm tới 40% so với cùng kỳ năm 2022.
Nguyễn Thị Phương Thảo - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.02.2022
Tài sản bà Thảo Vietjet Air bám đuổi ông Phạm Nhật Vượng, làm rõ “quốc tịch” IPP Air Cargo
Tính đến cuối tháng 6/2023, đội bay của hãng hàng không Vietjet Air có 103 tàu bay, bao gồm 7 tàu bay thân rộng, 18 tàu bay do Vietjet Thái Lan khai thác, 3 tàu bay mới đang trong quá trình bàn giao.
Theo thông tin từ Vietjet, hãng hàng không của tỷ phú Nguyễn Thị Phương Thảo đã cùng Boeing của Mỹ thống nhất bàn giao những tàu bay đầu tiên cho Vietjet theo đơn đặt hàng 200 tàu bay B737 Max.
Đơn hàng trị giá hơn 25 tỷ USD sẽ được thực hiện trong 5 năm tới với 12 tàu bay đầu tiên được bàn giao trong năm 2024.
Hôm 11/9 vừa qua, nhân chuyến thăm của Tổng thống Mỹ Joe Biden đến Việt Nam, Vietjet và tập đoàn tài chính Carlyle (Mỹ) ký kết thỏa thuận tài trợ tàu bay trị giá 550 triệu USD.
Với thoả thuận này, Carlyle Aviation Partners - thành viên tập đoàn Carlyle – sẽ cung cấp tài chính cho loạt tàu bay 737 Max thuộc đơn hàng 200 tàu của Vietjet và Boeing.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала