Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920
Biển Đông
Tin tức, sự kiện, quan điểm, bình luận về tình hình Biển Đông, tranh chấp lãnh thổ, biển đảo.

Philippines: Khả năng tái diễn vụ kiện Trung Quốc thứ hai

© Flickr / eric molinaĐảo trên Biển Đông
Đảo trên Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 24.09.2023
Đăng ký
“Manila có muốn kiện hay không thì còn phải “thỉnh thị” ý kiến của Washington. Và vấn đề không đơn giản chỉ là Washington đồng ý hay không đồng ý mà sâu sắc hơn, còn là cách chọn sự việc để khởi kiện, chọn “quan tòa” để đệ đơn kiện”, - Chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng bình luận với Sputnik.
Manila Times hôm 21/9 đưa tin: Philippines sẽ đệ đơn kiện Trung Quốc lên Tòa Trọng tài Thường trực (PCA), cáo buộc Bắc Kinh có hành động phá hoại môi trường ở Biển Đông.
"Chúng tôi sẽ theo đuổi các vụ kiện với Trung Quốc, bởi Philippines đã thu thập được nhiều bằng chứng", - Manila Times dẫn lời Bộ trưởng Tư pháp Philippines Jesus Crispin Remulla.
Vì sao Philippines lại muốn kiện Trung Quốc? Và nhằm mục đích gì? Đằng sau tuyên bố trên là gì?
Sputnik đã có cuộc phỏng vấn chuyên gia quan hệ quốc tế Nguyễn Minh Hoàng về chủ đề đang nóng này.

Ghi điểm đầu tiên trước cử tri. Mỹ có thêm cơ hội bao vây Trung Quốc từ hướng Biển Đông

Sputnik: Thưa chuyên gia Nguyễn Minh Hoàng, theo đánh giá của ông, nguyên nhân nào dẫn tới việc Philippines lại muốn kiện Trung Quốc? Và mục đích Philippines theo đuổi là gì?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Ý muốn của Philippines tiếp tục khởi kiện Trung Quốc ra tòa án quốc tế không phải đến bây giờ mới có. Từ năm 2016, sau khi Tòa Trọng tài Quốc tế (PCA) ra tuyên bố bác bỏ yêu sách của Trung Quốc về Đường chín đoạn (đường lưỡi bò) do Trung Quốc tự vạch vẽ; giữa Philippines và Trung Quốc đã có một “cuộc chiến công hàm” marathon kéo dài nhiều năm. Phía Philippines đã gửi tới trên 260 công hàm cho phía Trung Quốc để phản đối các hành động xâm phạm chủ quyền của Philippines từ phía tàu bè Trung Quốc. Hàng chục giác thư của Philippines cũng được gửi lên Đại Hội đồng và Hội đồng Bảo an Liên Hợp Quốc.
Tuy nhiên, chính quyền của tổng thống Rodrigo Duterte chỉ có thể làm được tới đó. Những nguồn lực và hành động của Philippines từ năm 2020 đến năm 2022 được ưu tiên cho công cuộc chống Đại dịch COVID-19 nên mọi sự vẫn dậm chân tại chỗ. Và giờ đây, khi Philippines có tổng thống mới Ferdinand Romualdez Marcos Jr. (thường gọi là Bongbong Marcos) là con trai duy nhất của cố tổng thống Ferdinand Emmanuel Edralin Marcos thì Philippines đã thay đổi sách lược đối phó với Trung Quốc với đặc điểm cứng rắn hơn nhưng cũng dựa vào Mỹ nhiều hơn.
Biển Đông - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Biển Đông
Đã có sáu quốc gia mong muốn bảo vệ Philippines khỏi mối đe dọa từ Trung Quốc
Do đó, xét về đối nội thì vụ kiện (nếu có) sẽ là thời cơ để tân tổng thống Ferdinand Marcos Jr. ghi những điểm đầu tiên đối với cử tri và chính giới Philippines sau khi trúng cử. Xét về đối ngoại thì đây là thời cơ mà Mỹ có thêm nguyên cớ để đặt chân trở lại quân đảo này bằng quân sự nhằm tăng cường bao vây Trung Quốc từ hướng Biển Đông. Trước đó, ngày 3/4/2023, Philippines đã công bố cụ thể danh sách 4 căn cứ quân sự cho phép Mỹ sử dụng thêm. Trong đó có một căn cứ gần Biển Đông và một căn cứ gần Đài Loan. Theo chính quyền mới ở Philippines tuyên bố, các căn cứ này sẽ được dùng cho mục đích cứu trợ nhân đạo và thảm họa. Tuy nhiên, dư luận đều hiểu đây là những căn cứ lưỡng dụng hoặc dùng vỏ bọc dân sự để che giấu thực chất mục đích sử dụng là quân sự.

Các vụ kiện mà Philippines tiến hành chống Trung Quốc có lợi cho Mỹ

Sputnik: Như vậy, chúng ta có thể thấy việc Philippines không sợ Trung Quốc, có ý định kiện Trung Quốc lần thứ hai vì được chống lưng và điều này giúp tăng vị thế của Mỹ trong việc chống lại Trung Quốc?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Đó là điều chắc chắn bởi Mỹ là đồng minh truyền thống lớn nhất của Philippines! Ai cũng biết Philippines và Mỹ đã có Hiệp ước phòng thủ chung từ năm 1951. Cho đến nay, hiệp ước này vẫn có hiệu lực bởi chưa có bên nào trong hai bên ký kết muốn chấm dứt hiệu lực.
Tuy nhiên, Mỹ không “chống lưng không công” cho ai bao giờ, kể cả đồng minh Philippines. Trong tất cả các hoạt động yểm trợ của Mỹ đối với Philippines đều mang tính chất “có đi có lại”. Trong Chiến tranh Việt Nam, để đổi lấy sự “yểm trợ” của Mỹ, Philippines đã cho Mỹ sử dụng căn cứ không quân Clack làm cơ sở hậu cần cho các máy bay Mỹ tấn công Việt Nam, cho Mỹ sử dụng quân cảng Subich để sửa chữa bảo dưỡng tàu chiến Mỹ ở Biển Đông. Philippines còn phải đưa gần 1.000 quân sang miền Nam Việt Nam tham chiến.
Trong cuộc cạnh tranh địa chiến lược Mỹ – Trung Quốc ở Châu Á – Thái Bình Dương, các vụ kiện mà Philippines tiến hành chống Trung Quốc sẽ có lợi cho Mỹ trong việc hạ thấp uy tín của Trung Quốc, làm bẽ mặt đối thủ cạnh tranh, làm tăng thêm vị thế cho Mỹ trong việc thực hiện ý đồ dựng lên các vành đai nhằm cô lập Trung Quốc ở Tây Thái Bình Dương và Bắc Ấn Độ Dương.

Philippines chắc đang “thỉnh thị” ý kiến của Washington về việc chọn “quan tòa” nào để đệ đơn kiện Trung Quốc

Sputnik: Theo ông, Philippines có dám làm không hay chỉ tuyên bố vậy?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Cũng như tất cả các “chư hầu” của Mỹ, Manila có muốn kiện hay không thì còn phải “thỉnh thị” ý kiến của Washington. Và vấn đề không đơn giản chỉ là Washington đồng ý hay không đồng ý mà sâu sắc hơn, còn là cách chọn sự việc để khởi kiện, chọn “quan tòa” để đệ đơn kiện.
Đối với vấn đề thứ nhất, chắc chắn Philippines sẽ lặp lại những đòi hỏi của mình để tái khẳng định việc xóa bỏ yêu sách của Trung Quốc về “đường lưỡi bò”. Và chắc chắn Philippines sẽ “chắp chi nhặt nhạnh” tất cả những vụ việc vi phạm chủ quyền biển đảo mà Trung Quốc đã làm trong 7 năm qua để làm cho “hồ sơ” thêm “dày dặn”.
Đối với vấn đề thứ hai thì cả Mỹ và Philippines có vẻ đang phân vân. Nếu Philippines tiếp tục đưa vụ việc lên Tòa Trọng tài quốc tế thì nhiều khả năng là kết quả vẫn không thay đổi. Vì Tòa PCA chỉ có chức năng phân xử tranh chấp mà không có có chức năng ban hành chế tài kèm theo để thực thi kết luận. Còn bên bị đơn thì không bắt buộc phải ra hầu tòa. Nói cách khác, Tòa PCA có chức năng hòa giải nhiều hơn là xét xử.
Trạm không gian quốc tế ISS bay qua mặt trăng đêm rằm - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.08.2023
Liệu Nam cực của Mặt trăng có lặp lại số phận quần đảo Trường Sa trên Biển Đông?
Sputnik: Khả năng về một phương án khác thì như thế nào, thưa ông?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Một phương án khác có thể được tính đến là đưa vụ việc ra Tòa án Công lý Quốc tế. Tòa án này là một thành tố của Liên Hợp Quốc nên có uy tín và thẩm quyền lớn hơn và hiệu lực pháp lý của phán quyết cũng cao hơn. Tòa án Công lý Quốc tế áp dụng các điều ước quốc tế, tập quán quốc tế và nguyên tắc pháp luật chung trong việc xét xử các vụ tranh chấp. Ngoài ra, Tòa án Công lý Quốc tế được dùng các án lệ và học thuyết của các nhà luật học có chuyên môn cao nhất về luật quốc tế làm tư liệu phụ giúp xác định quy phạm pháp luật. Mọi quốc gia là thành viên Liên Hợp Quốc đều phải tuân theo quyết định của Tòa án Công lý Quốc tế trong mọi vụ tranh chấp mà quốc gia ấy là đương sự. Trường hợp quốc gia đó không chịu tuân thủ thì Hội đồng Bảo an có quyền cưỡng chế chấp hành.
Tuy nhiên, khả năng Philippines sử dụng Tòa án Công lý Quốc tế cũng có thể gặp một số trở ngại. Trước hết, nếu Trung Quốc không thừa nhận tính pháp lý của phiên tòa và tuyên bố họ không có tranh chấp thì mọi phán quyết của Tòa án Công lý Quốc tế sẽ vô hiệu. Mặt khác, nếu quốc gia đương sự là thành viên thường trực Hội đồng Bảo an thì nghị quyết cưỡng chế chấp hành có thể bị phủ quyết. Trung Quốc là thành viên thường trực Hội đồng bảo an Liên Hợp Quốc, có thể phủ quyết mọi nghị quyết chống lại họ.
Sputnik: Theo ông thì Manila có tính đến phương án thứ ba là đưa vụ việc ra Tòa án Quốc tế về Luật Biển (ITLOS)? Và điều gì Manila cần phải cân nhắc thật kỹ lưỡng?
Ông Nguyễn Minh Hoàng, chuyên gia quan hệ quốc tế:
Có thể. Đây là thể chế tài phán quốc tế mới, ra đời cùng với Công ước Quốc tế về Luật Biển năm 1982 (UNCLOS-1982), đồng thời là một trong các cơ quan chuyên môn của Liên Hợp Quốc. Đây là cơ quan giải quyết tranh chấp theo Công ước của Liên hợp quốc về luật biển năm 1982. Thành phần của Tòa án quốc tế về Luật biển gồm 21 thành viên có nhiệm kỳ 9 năm (có quyền tái cử). Quyết định của tòa án có tính chất chung thẩm, các bên tranh chấp phải có nghĩa vụ tuân thủ. Quy chế của Tòa án quốc tế về luật biển được ghi nhận trong Phụ lục VI của Công ước luật biển 1982.
Tuy nhiên, cũng giống như Tòa án Công lý Quốc tế, Tòa ITLOS cũng có những hạn chế như: Toà không có thẩm quyền đương nhiên mà chỉ có khi các bên thỏa thuận trao thẩm quyền cho tòa, bởi thẩm quyền của Tòa được phát sinh từ những yêu cầu, hành động của các quốc gia, các tổ chức quốc tế nhằm bảo vệ quyền lợi cho mình. Tòa chỉ có hai thẩm quyền chính: Giải quyết tranh chấp giữa các quốc gia và cho ý kiến tư vấn. Tòa có các thẩm quyền phát sinh nhưng chỉ giới hạn ở việc áp dụng biện pháp khẩn cấp tạm thời khi nhận thấy cần thiết.
Xét theo mục đích mà Manila theo đuổi thì việc chọn Tòa ITLOS để “thưa kiện” có vẻ phù hợp hơn cả bởi đó là vấn đề chủ quyền biển đảo. Tuy nhiên, nếu đưa vấn đề chủ quyền biển đảo ở quần đảo Trường Sa để kiện ra Tòa ITLOS thì Manila sẽ buộc phải “nghĩ lại”. Bởi hiện tại, ở quần đảo này có sự hiện diện của 5 nước 6 bên chứ không chỉ riêng Trung Quốc. Từ năm 1977, Việt Nam đã tuyên bố chủ quyền đối với toàn bộ quần đảo này và giữ nguyên quan điểm này khi tham gia UNCLOS 1982. Vì vậy, bất cứ một từ ngữ nào trong “hồ sơ đi kiện” Trung Quốc của Philippines đề cập đến chủ quyền ở quần đảo Trường Sa chắc chắn sẽ gặp phải sự phản đối quyết liệt từ phía Việt Nam. Những đặc điểm của các thể chế pháp lý quốc tế cũng như sự lựa chọn vụ việc để “thưa kiện” sao cho không “động chạm” đến bên thứ ba chính là điều mà Philippines phải cân nhắc kỹ lưỡng.
Sputnik: Chân thành cảm ơn ông!
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала