Việt Nam – từ nước nhập khẩu sang xuất khẩu chip

© AFP 2023 / Nicolas AsfouriSơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc.
Sơ đồ các thành phần trong chip điện thoại thông minh được công nhân xử lý tại nhà máy Oppo ở Đông Quan, Trung Quốc. - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
Đăng ký
Từ một nước phải nhập khẩu chip, Việt Nam đang chuyển mình để cung cấp hàng triệu, hàng tỷ con chip bán dẫn được thiết kết, sản xuất trong nước sang các thị trường mới.
Để nắm bắt được cơ hội trong lĩnh vực bán dẫn, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao. Trong bối cảnh nhu cầu về chip ngày càng lớn, Việt Nam có thể đón đầu cơ hội này bằng nguồn nhân lực dồi dào của mình.

Tầm quan trọng của chip bán dẫn

Tháp tùng Tổng thống Mỹ Joe Biden trong chuyến thăm vừa qua, đại diện nhiều hãng sản xuất chip hàng đầu thế giới như Intel, Marvell, Amkor… đã đến và đặt vấn đề hợp tác phát triển công nghiệp bán dẫn với các công ty Việt Nam. Đây là cơ hội lớn để doanh nghiệp Việt Nam có thể bước chân vào thị trường được định giá nghìn tỷ đô này.
Trong các thiết bị điện tử như máy tính, điện thoại, đồng hồ thông minh,… những con chip giống như bộ não của thiết bị và do đó, đóng vai trò rất quan trọng với các thiết bị điện tử. Trong một chiếc smartphone, con chip dù có kích thước rất nhỏ, nhưng thậm chí có thể chiếm tới 30% giá trị của thiết bị đó.
Chỉ vài năm trước đây, gần như tất cả những con chip này đều phải nhập khẩu. Tuy nhiên, từ nay trở đi, sẽ có hàng triệu, hàng tỷ con chip được sản xuất tại Việt Nam trong bối cảnh làn sóng dịch chuyển của chuỗi cung ứng bán dẫn toàn cầu hướng đến các thị trường mới.
Với nguồn lực dồi dào, Mỹ và các nước châu Âu đã đưa ra các chương trình ưu đãi hấp dẫn nhằm thu hút các doanh nghiệp bán dẫn đến mở rộng hoạt động đầu tư sản xuất. Trong đó, tập đoàn TSMC của Đài Loan (Trung Quốc) đã rót hàng tỷ USD cho dự án nhà máy tại bang Arizona, cũng như phát triển nhà máy bán dẫn đầu tiên tại châu Âu.
"Tại châu Âu, chúng tôi rất quan tâm đến dự án đầu tư này của TSMC. Chúng tôi hy vọng có thể mở rộng hoạt động sản xuất chip tại châu Âu", - Bộ trưởng Giáo dục và Nghiên cứu Đức Bettina Stark Watzinger cho biết.
Ở châu Á, Micron và Foxconn đã có kế hoạch đầu tư vào Ấn Độ. Trong khi đó, Global Foundries - nhà sản xuất chip theo hợp đồng lớn thứ 3 thế giới, vừa khai trương nhà máy tại Singapore với quy mô 4 tỷ USD.

"Kinh tế thế giới đang gặp nhiều khó khăn, nhưng chúng tôi tin rằng ngành công nghiệp bán dẫn vẫn sẽ tăng gấp đôi trong thập kỷ tới. Động lực cho sự tăng trưởng này là trí tuệ nhân tạo AI", - ông Thomas Caulfield, Chủ tịch kiêm Giám đốc điều hành công ty GlobalFoundries, đánh giá.

Về phần mình, Phó Thủ tướng kiêm Bộ trưởng Tài chính Singapore Lawrence Wong cho rằng, có lẽ Singapore hiện chưa thể gia nhập ngành sản xuất chip cao cấp.
"Tuy nhiên, với một số loại chip đặc thù, chúng tôi vẫn có khả năng cạnh tranh và chúng tôi sẽ nâng cao năng lực trong lĩnh vực này. Những cam kết đầu tư của các công sản xuất chip cho thấy chiến lược của chúng tôi đã phát huy hiệu quả", - ông Wong nói.
Cầu Rồng tại Đà Nẵng - Sputnik Việt Nam, 1920, 28.09.2023
“Việt Nam sẽ hoá rồng”

Việt Nam nỗ lực trở thành "trung tâm chip của thế giới"

Hiện tại, Việt Nam đã chiếm hơn 10% số lượng chip nhập khẩu vào Mỹ và xét về doanh số, Việt Nam hiện đứng thứ 3 châu Á, chỉ sau Malaysia và Đài Loan (Trung Quốc) trong xuất khẩu chip bán dẫn sang Hoa Kỳ.
Đặc biệt, đã có con chip 100% do người Việt Nam làm chủ từ khâu thiết kế cho tới những khâu cuối cùng, được ra đời ngay tại Việt Nam. Đến nay, đã có 70 triệu con chip như vậy xuất hiện trên các thiết bị thông minh toàn cầu.

"70 triệu con chip đã được đặt hàng bởi Hàn Quốc, Nhật Bản, Đài Loan. Những con chip mà chúng tôi phát triển là 100%. Khi chúng ta trở thành một trung tâm chip của thế giới thì công việc của chúng ta là bạt ngàn. Điều này là hy vọng rất lớn cho đất nước. Chúng ta vươn lên bằng cách nào? Việt Nam sẽ phồn vinh bằng cách nào? Khoa học công nghệ là con đường ngắn nhất mà chúng ta đã chứng minh rằng trong lĩnh vực phần mềm chúng ta có thể làm được", - Chủ tịch FPT Trương Gia Bình nói.

Trước ý kiến cho rằng, các tập đoàn công nghệ sản xuất chip toàn cầu đang hướng đến Việt Nam vì trữ lượng đất hiếm lớn, ông Trương Gia Bình cho rằng, trước kia Nhật Bản mua cát của Việt Nam để mang về chế tạo đĩa trắng, nhưng điều này không mang tính quyết định.
"Vấn đề là chúng ta mang đến nguồn nhân lực như thế nào, chúng ta đem đến cái giá trị gì cho họ. Trước khi chúng ta làm phần mềm chúng ta phải ra nước ngoài thì nay chúng ta sản xuất chip ngay ở trong nước", - ông Bình nói.
Thủ tướng Phạm Minh Chính thăm Công ty thiết kế chíp Synopsys - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.09.2023
Việt Nam có nước cờ chiến lược trong cuộc đua sản xuất chip bán dẫn

Phát triển nguồn lực chất lượng cao

Để nắm bắt được cơ hội trong lĩnh vực bán dẫn, yếu tố quan trọng hàng đầu vẫn là nguồn nhân lực chất lượng cao.
Hiệp hội Công nghiệp Bán dẫn Hoa Kỳ cho hay, tình trạng thiếu kỹ sư bán dẫn, kỹ thuật viên và nhà khoa học máy tính trong ngành dự kiến sẽ lên tới 67.000 nhân công vào năm 2030. Trong bối cảnh nhu cầu về chip ngày càng lớn, Việt Nam có thể đón đầu cơ hội này bằng nguồn nhân lực dồi dào của mình.
Để sản xuất được 1 con chip hoàn thiện, phải trải qua 3 công đoạn chính: thiết kế; chế tạo; kiểm tra và đóng gói. Trong đó, công đoạn thiết kế chiếm khoảng 50 - 60% giá thành sản phẩm, công đoạn chế tạo chiếm khoảng 25 - 30%, còn lại kiểm tra, đóng gói chiếm khoảng 15 - 20%.
Trung tâm đào tạo điện tử và vi mạch bán dẫn có nhiệm vụ quan trọng là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho ngành, làm cơ sở thu hút đầu tư, hợp tác quốc tế, thu hút nhà đầu tư quốc tế lớn và đáp ứng nhu cầu của các doanh nghiệp trong nước.
Chính quyền TP.HCM cho biết, với nghị quyết mới vừa triển khai, địa phương sẽ mạnh dạn thí điểm phát triển khu khoa học công nghệ cao với nền tảng chính là lĩnh vực chip điện tử, vi mạnh và bán dẫn.

"Trên cơ sở hợp tác với Tập đoàn Synopsis - chuyên cung cấp công cụ thiết kế vi mạch bán dẫn của Hoa Kỳ, mục tiêu là hình thành nên các doanh nghiệp khởi nghiệp trong lĩnh vực thiết kế vi mạch bán dẫn, nơi hấp thụ nguồn nhân lực trong lĩnh vực bán dẫn", - Trưởng Ban Quản lý Công nghệ cao TP.HCM Nguyễn Anh Thi thông tin.

Cộng đồng Vi mạch Việt Nam ghi nhận, hiện cả nước có khoảng 5.500 kỹ sư thiết kế chip, trong đó tập trung cao nhất tại TP.HCM (85%), Hà Nội (8%), Đà Nẵng (7%). Đến năm 2030, Trung tâm điện tử và vi mạch bán dẫn TP.HCM đặt mục tiêu đào tạo trên 50.000 kỹ sư thiết kế vi mạch bán dẫn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала