Khủng bố ở Cư Kuin, Đắk Lắk: Việt Nam quyết tìm những kẻ đang lẩn trốn

© Ảnh : Thanh Tuấn - Phóng viên TTXVN tại LHQTham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa
Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.10.2023
Đăng ký
Liên quan vụ tấn công khủng bố xảy ra tại xã Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk xảy ra vào tháng 6/2023, Việt Nam đề nghị các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra, xét xử số đối tượng còn đang lẩn trốn.
Đặc biệt, Việt Nam cũng lên tiếng phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn kép trong đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.

Việt Nam lên án hành động khủng bố

Ngày 2/10, tại trụ sở Liên Hợp Quốc ở New York (Hoa Kỳ), Ủy ban pháp lý (Ủy ban 6) của Đại hội đồng Liên Hợp Quốc khóa 78 đã khai mạc và tiến hành thảo luận nội dung "Các biện pháp để loại trừ khủng bố quốc tế".
Phiên thảo luận có sự tham dự, phát biểu của nhiều nước thành viên Liên hợp quốc và các tổ chức quốc tế, khu vực, trong đó có đại diện Việt Nam - Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa, Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại Liên hợp quốc.
Theo thông cáo được Phái đoàn Việt Nam tại LHQ phát đi, tham dự và phát biểu tại phiên thảo luận, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa tái khẳng định lập trường nhất quán của Việt Nam về vấn đề khủng bố.
Theo bà Thoa, Việt Nam "kiên quyết lên án khủng bố dưới bất kỳ hình thức và động cơ nào".

"Việt Nam ủng hộ các biện pháp chống khủng bố phù hợp với các nguyên tắc của Hiến chương Liên Hợp Quốc, các nghĩa vụ theo luật nhân quyền và nhân đạo quốc tế", - Phó Trưởng Phái đoàn Thường trực Việt Nam tại LHQ nhấn mạnh.

Phản đối "tiêu chuẩn kép" trong chống khủng bố

Với ý nghĩa đó, Việt Nam phản đối việc áp dụng tiêu chuẩn kép trong đấu tranh chống chủ nghĩa khủng bố.
Khái niệm "tiêu chuẩn kép" thời gian qua đã được đề cập khá thường xuyên trong nền chính trị - ngoại giao thế giới.
Tiêu chuẩn kép được hiểu là việc áp dụng những nguyên tắc, cách thức xử lý khác nhau cho cùng một vấn đề hoặc một tình huống.
Khái niệm "tiêu chuẩn kép" được áp dụng từ năm 1872 để chỉ sự phân biệt về tiêu chuẩn đạo đức giữa nam và nữ.
Trong đó cần lưu ý rằng, việc áp dụng "tiêu chuẩn kép" được xem là một hình thức phân biệt đối xử nghiêm trọng, vi phạm nguyên tắc luật pháp hiện đại là: tất cả các bên đều bình đẳng trước pháp luật, không phân biệt tầng lớp, địa vị xã hội, dân tộc, giới tính, tôn giáo và độ tuổi.
Đối với vấn đề chống khủng bố, sau sự kiện làm chấn động nước Mỹ vào ngày 11/9/2001, chống khủng bố được Chính quyền Mỹ xem là một ưu tiên trong chiến lược an ninh quốc gia và sử dụng cuộc chiến này làm ngọn cờ để tập hợp lực lượng.
Thứ trưởng Bộ Công an Trần Quốc Tỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
Đã rõ nguyên nhân vụ khủng bố ở Đắk Lắk
Tuy nhiên, từ rất lâu, phía Việt Nam đã từng cung cấp thông tin cho phía Mỹ những bằng chứng về hoạt động của nhóm khủng bố Việt Tân (có căn cứ trên đất Mỹ - do các đối tượng phản động lưu vong thành lập và tổ chức này đã có các hoạt động giết hại dân thường trong các cuộc xâm nhập từ Thái Lan về Việt Nam, nhằm mục đích lật đổ chế độ chính trị tại Việt Nam).
Thế nhưng, phía Mỹ vẫn cho rằng "không có bằng chứng nào buộc tội Việt Tân là khủng bố". Đây là minh chứng rõ ràng cho thấy sự mâu thuẫn của chính quyền Hoa Kỳ trong việc áp dụng "tiêu chuẩn kép" chống khủng bố.

Việt Nam đề nghị quốc tế tiếp tục hỗ trợ điều tra vụ khủng bố ở Đắk Lắk

Đề cập đến vụ tấn công khủng bố xảy ra tại xã Cư Kuin, tỉnh Đắk Lắk của Việt Nam vào tháng 6/2023 vừa qua, Tham tán Công sứ Lê Thị Minh Thoa đã cảm ơn các đối tác đã lên án vụ tấn công.
Cũng nhân dịp này, đại diện Việt Nam đề nghị các quốc gia, tổ chức quốc tế có liên quan “tiếp tục hỗ trợ và hợp tác chặt chẽ với Việt Nam trong điều tra, xét xử số đối tượng còn đang lẩn trốn”, theo thông cáo của Phái đoàn Việt Nam tại LHQ.
Liên quan vụ khủng bố này, phát biểu hôm 20/6 tại Hội nghị cấp cao những người đứng đầu lực lượng chống khủng bố các nước do Liên Hiệp Quốc tổ chức ở New York (Mỹ), thay mặt Bộ Công an Việt Nam, Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa - Bộ Công an cho biết, vụ tấn công vào ngày 11/6 tại tỉnh Đắk Lắk có tính khủng bố.
Hai nhóm đối tượng được trang bị súng và vũ khí tự chế đã tấn công trụ sở chính quyền và người dân trên đường đi. Đại diện Bộ Công an Việt Nam cho hay, cơ quan chức năng đã bắt giữ 65 nghi phạm, trong đó có đối tượng là thành viên của một tổ chức có trụ sở tại Mỹ, nhận lệnh chỉ đạo từ tổ chức này xâm nhập về Việt Nam và dàn dựng vụ tấn công.
Theo tướng Phạm Ngọc Việt, hiện còn tồn tại các nguy cơ khủng bố từ bên ngoài gây hại cho an ninh quốc gia Việt Nam như Việt Nam có các mục tiêu bị khủng bố quan tâm, như trụ sở ngoại giao nước ngoài. Bên cạnh đó, nguy cơ từ dòng phiến quân IS* dịch chuyển về Đông Nam Á từ Trung Đông.
Các nhóm khủng bố, bạo lực cực đoan triệt để lợi dụng sự phát triển của công nghệ, mạng xã hội truyền bá chủ nghĩa cực đoan trên toàn thế giới. Việt Nam nằm trong nhóm các nước có lượng người dùng internet lớn, nên khả năng bị ảnh hưởng cao.
Ngoài ra, các tổ chức phản động lưu vong người Việt, các phần tử theo chủ nghĩa cực đoan lợi dụng các vấn đề dân tộc, tôn giáo trú chân tại một số quốc gia thiết lập cơ sở, chân rết, tổ chức huấn luyện cho số đối tượng trong nước và cử người xâm nhập Việt Nam chỉ đạo thực hiện hành động khủng bố ở Việt Nam.
"Các tổ chức này lợi dụng các địa bàn các nước Đông Nam Á lập văn phòng trá hình, lôi kéo, tuyển mộ, huấn luyện thành viên; lợi dụng internet và mạng xã hội tuyên truyền, xúi giục, hướng dẫn phần tử xấu trong nước thực hiện các vụ tấn công khủng bố lực lượng thực thi pháp luật và người dân vô tội. Cụ thể, ngày 11/6 đã xảy ra một vụ khủng bố tại tỉnh Đắk Lắk", - Thiếu tướng Phạm Ngọc Việt, Cục trưởng Cục An ninh nội địa bày tỏ.
Đáp lại, đại diện chính quyền Mỹ khẳng định sẵn sàng hợp tác với Việt Nam điều tra vụ tấn công khủng bố ở Đắk Lắk.

"Tôi xin khẳng định rằng Mỹ không chấp nhận những gì đã xảy ra tại Đắk Lắk, cũng như phản đối bạo lực dưới mọi hình thức", - Đại sứ Mỹ tại Việt Nam Marc Knapper tuyên bố trong cuộc họp báo hôm 24/7 ở Hà Nội.

Tại cuộc gặp với Bộ trưởng Bộ Công an – Đại tướng Tô Lâm, Đại sứ Mỹ mong Việt Nam sớm cung cấp thông tin về vụ việc, cam kết sẵn sàng hợp tác với Việt Nam để tìm ra sự thật mối liên hệ giữa cá nhân, tổ chức nào đó đang ở Mỹ có liên quan đến vụ khủng bố chống chính quyền nhân dân ở Việt Nam.
Đại sứ Knapper cũng cam kết Mỹ sẽ hỗ trợ lực lượng thực thi pháp luật Việt Nam trong chia sẻ thông tin làm rõ vụ việc và để ngăn chặn những sự cố tương tự xảy ra làm ảnh hưởng đến mối quan hệ hai nước.
Đắk Lắk - Sputnik Việt Nam, 1920, 12.07.2023
Thế lực ở nước ngoài chỉ đạo vụ Đắk Lắk

Tìm nguyên nhân gốc rễ gây ra khủng bố

Phát biểu tại phiên họp ngày 2/10, đa số các nước đều có chung quan điểm rằng chủ nghĩa khủng bố vẫn là mối đe dọa hiện hữu đối với hòa bình, an ninh quốc tế, cũng như sự phát triển ổn định, bền vững ở nhiều quốc gia.
Đặc biệt, tại một số khu vực, các nhóm khủng bố không ngừng tìm kiếm các phương thức hoạt động mới, đẩy mạnh việc lợi dụng các công nghệ thông tin, câu kết với tội phạm xuyên quốc gia để tiến hành các hoạt động khủng bố.
Phát biểu trước LHQ, đại diện các nước nhấn mạnh cần tăng cường hợp tác quốc tế trong phòng chống khủng bố và đề cao các nỗ lực của LHQ trong vấn đề này. Các biện pháp chống khủng bố cần đảm bảo nguyên tắc tôn trọng chủ quyền quốc gia, đặc biệt là không áp dụng tiêu kép và các biện pháp trừng phạt đơn phương trong vấn đề khủng bố.
Trong khi đó, đề các giải pháp nhằm đối phó hiệu quả với chủ nghĩa khủng bố, đại diện Việt Nam một lần nữa lưu ý "tầm quan trọng của việc giải quyết các nguyên nhân gốc rễ của khủng bố".
Phía Việt Nam cũng cho rằng, cần cải thiện tình trạng bất bình đẳng về kinh tế, xã hội và chính trị.
Đồng thời, nâng cao sự tự cường của cộng đồng, đồng thời thúc đẩy hợp tác quốc tế ở cả cấp độ quốc gia, khu vực và toàn cầu, với sự tham gia của các bên liên quan.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала