Dân Việt Nam đổ xô mua vàng, xung đột Trung Đông đổ thêm dầu vào lửa

© Sputnik / Pavel Lisitsyn / Chuyển đến kho ảnhvàng
vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2023
Đăng ký
Giá vàng Việt Nam tăng dữ dội lên mức 71 triệu đồng/lượng trong bối cảnh giá vàng thế giới dậy sóng do xung đột Trung Đông leo thang.
Giá vàng đang biến động. Hiện đa số công ty bán ra ở mức giá 71 triệu đồng mỗi lượng. Giá mua vàng vào phổ biến quanh 69,6 – 69,85 triệu đồng/lượng. Chênh lệch giữa hai chiều mua và bán tăng thẳng đứng từ1,2 – 1,4 triệu đồng/lượng.
Chuyên gia nhận xét, giá vàng sẽ còn có sóng tăng từ nay đến cuối năm vì tình hình địa chính trị trên thế giới hiện nay và khả năng Cục Dự trữ Liên bang Mỹ (Fed) dừng tăng lãi suất USD trong năm tới.

Giá vàng thế giới biến động mạnh theo diễn biến xung đột Trung Đông

Giá vàng đang tăng chóng mặt. Thị trường vàng thế giới biến động cực mạnh khi xung đột Trung Đông như đổ thêm dầu vào lửa.
Diễn biến thị trường vàng hiện nay cho thấy, nhà đầu tư đang đổ xô mua các tài sản an toàn vì căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.
Trên thị trường thế giới, chốt phiên cuối tuần, giá vàng giao ngay tại thị trường New York tăng 64 USD/oz, tương đương tăng hơn 3,4%, chốt ở mức 1.933,5 USD/oz - theo dữ liệu từ sàn giao dịch Kitco. Như vậy, chỉ sau một đêm, thị trường vàng thế giới nhảy vọt khi giá vàng nhanh chóng vượt đỉnh 1.900 USD/ounce. Suốt tuần, giá vàng tăng hơn 5%, đánh dấu tuần tăng mạnh nhất trong 7 tháng.
Vàng thoi - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.10.2023
Thế giới biến động, giá vàng Việt Nam lập kỷ lục
Có thể thấy, cuộc xung đột tại Trung Đông đã kích thích nhu cầu tìm đến các loại tài sản trú ẩn an toàn của giới đầu tư. Trong khi đó, vàng vẫn được coi là kênh trú ẩn an toàn.
Hiện, các nhà đầu tư đang dõi theo các diễn biến của cuộc xung đột vũ trang giữa Israel và lực lượng Hamas của Palestine ở dải Gaza. Chiến sự bùng lên từ cuối tuần trước sau cuộc tấn công của Hamas vào Israel đã khiến thị trường tài chính toàn cầu bất an.
Giá vàng tương lai giao tháng 12/2023 trên sàn Comex New York tăng 3,34% lên 1.945,9 USD/ounce.
“Nếu tình hình địa chính trị xấu thêm, có khả năng giá vàng sẽ lên mức 2.000 USD/oz trong năm nay. Giá đã tăng nhanh từ 1.800 USD/oz lên hơn 1.900 USD/oz chỉ trong một thời gian ngắn. Đỉnh2.000 USD/oz không còn bao xa”, chuyên gia phân tích cấp cao Edward Moya của công ty phân tích và dữ liệu Oanda nói với Reuters về xu hướng nhà đầu tư đổ xô mua các tài sản an toàn vì căng thẳng ở Trung Đông gia tăng.
Dù giá vàng đang chứng kiến mức tăng đáng kể trong phiên cuối tuần và xu hướng tăng trở nên vững chắc hơn song một số nhà phân tích cảnh báo các nhà đầu tư nên thận trọng và không nên mua đuổi khi giá kim loại quý bật tăng dữ dội.
Không chỉ vàng tăng giá, đồng USD cũng mạnh lên nhanh chóng do biến động địa chính trị thế giới. Chỉ số Dollar Index đo sức mạnh đồng USD so với một rổ gồm 6 đồng tiền chủ chốt khác đóng cửa ở mức gần 106,7 điểm, từ mức 106,6 điểm của phiên trước.

Giá vàng Việt Nam hôm nay tăng thẳng đứng

Thị trường Việt Nam cũng chứng kiến đà tăng chóng mặt của vàng miếng SJC lẫn vàng 9999qua đó nhiều nhà đầu tư có thể dễ dàng kiếm lời hàng triệu đồng chỉ sau một tuần.
Phiên sáng nay (14/10), tại thị trường TPHCM, Công ty SJC báo giá vàng miếng cùng thương hiệu ở mức 69,7 triệu đồng/lượng và 71 triệu đồng/lượng.
Giá vàng miếng SJC tăng vọt 1,4 triệu đồng/lượng dù sau đó dần hạ nhiệt, biên độ tăng chỉ 1 triệu đồng/lượng. Có thời điểm vàng miếng SJC tiến sát mốc 72 triệu đồng/lượng nhưng sau đó điều chỉnh lại, giảm đáng kể nhưng vẫn tăng mạnh so với cuối ngày hôm qua.
Đến chiều nay, đà tăng của mỗi lượng vàng miếng SJC tiếp tục rơi về mức 850.000 đồng/lượng so với cuối ngày hôm qua, tức là đã giảm 40% so với mức tăng giá lúc mở cửa.
Ấn vàng Hoàng đế chi bảo đã được đàm phán thành công để đưa về Việt Nam. - Sputnik Việt Nam, 1920, 09.10.2023
Việt Nam phải bồi thường cho chủ sở hữu ấn vàng Hoàng đế chi bảo
Tại TP.HCM, giá vàng DOJI đang được niêm yết ở 69,5 - 71 triệu đồng/lượng, tăng 1,35 triệu đồng ở cả 2 chiều mua và bán so với tuần trước.
Tại Hà Nội, phiên sáng, Công ty Bảo Tín Minh Châu niêm yết giá vàng miếng SJC ở mức 69,75 triệu đồng/lượng (mua vào) và 70,95 triệu đồng/lượng (bán ra). So với sáng 13/10, giá vàng miếng hiện tăng 330.000 đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 800.000 đồng/lượng ở chiều bán ra.
Giá nhẫn tròn trơn 999,9 hiệu Rồng Thăng Long của Bảo Tín Minh Châu có giá 56,98 triệu đồng/lượng và 57,98 triệu đồng/lượng, tăng 300.000 đồng/lượng và 400.000 đồng/lượng so với sáng 13/10.
Giá vàng DOJI tại Hà Nội đang niêm yết ở mức 68,25 - 69,25 triệu đồng/lượng, tăng 1,25 triệu đồng/lượng ở chiều mua vào và tăng 1,75 triệu đồng/lượng ở chiều bán so với tuần trước.
Có thể thấy, giá vàng thế giới hiện tương đương 57,3 triệu đồng/lượng nếu được quy đổi theo tỷ giá USD bán ra tại ngân hàng Vietcombank, tăng 1,7 triệu đồng/lượng so với sáng hôm qua và tăng 2,5 triệu đồng/lượng so với cuối tuần trước.
So với giá vàng thế giới quy đổi, giá vàng SJC bán lẻ đang cao hơn khoảng 13,7 triệu đồng/lượng, từ chỗ cao hơn 14,6 triệu đồng/lượng vào sáng hôm qua. Giá vàng nhẫn đang cao hơn thế giới khoảng 700.000 đồng/lượng.
Hiện đa số công ty bán ra ở mức giá 71 triệu đồng mỗi lượng. Giá mua vào phổ biến quanh 69,6 – 69,85 triệu đồng/lượng. So với cuối tuần trước, giá vàng miếng hiện tăng khoảng 1,4-1,5 triệu đồng/lượng, trong khi vàng nhẫn tăng 700.000 đồng/lượng.

Vàng vẫn được xem là nơi trú ẩn an toàn

Ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam cho rằng, tình hình địa chính trị trên thế giới tác động lên giá vàng.
“Cuộc xung đột ở Trung Đông là động lực tăng trưởng quan trọng đối với vàng, bởi vàng là tài sản được xem như nơi lưu trữ giá trị an toàn trước những bất ổn về kinh tế và chính trị”, chuyên gia lý giải.
Theo ông Khánh, xung đột Israel - Hamas làm tăng thêm mối lo ngại về kinh tế toàn cầu, nên dòng vốn có thể đổ xô vào nơi an toàn, trong đó có vàng. Trao đổi với báo Đầu tư, vị chuyên gia nhấn mạnh, nhu cầu vàng thế giới tăng do người dân mua sắm trong dịp cận lễ, Tết cuối năm... cũng sẽ tác động lên giá mặt hàng kim loại quý này, nhất là trong quý IV/2023.
mỏ vàng - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.10.2023
Nga chế tạo khinh khí cầu để tìm kiếm các mỏ dầu và mỏ vàng
“Thường giá vàng trong tháng 11 và đầu tháng 12 cao hơn các tháng khác trong năm”, ông Khánh nêu.
Cũng như nhiều chuyên gia thế giới nhận định, ông Huỳnh Trung Khánh giữ quan điểm, nếu tình hình địa chính trị thế giới diễn biến phức tạp, giá vàng có thể tái chạm đỉnh trong năm và không loại trừ chạm mốc 1.900 - 2.000 USD/ounce vào cuối năm.
Ông chỉ rõ, thực tế lâu nay cho thấy, tình hình địa chính trị trên thế giới căng thẳng sẽ tác động tích cực lên giá mặt hàng vàng. Không chỉ căng thẳng địa chính trị từ xung đột Nga - Ukraina, Trung Đông, mà vàng còn chịu tác động từ một số yếu tố khác, như lộ trình tăng lãi suất của Fed, lạm phát...
Ông Khánh nói thêm, mặc dù vàng biến động theo lãi suất của Fed, nhưng cũng còn phụ thuộc vào tình hình chính trị toàn cầu và lạm phát trên thế giới. Mặc dù lạm phát của Mỹ đã phần nào được kiểm soát, nhưng còn ở mức cao.
Đồng thời, nếu lạm phát kiểm soát xuống mức thấp sẽ có nguy cơ xuất hiện tình trạng suy thoái. Khi đó, giới đầu tư, nhà đầu cơ và cả ngân hàng trung ương thế giới sẽ tìm đến “hầm trú ẩn an toàn” là vàng.
“Giá vàng quốc tế tăng sẽ kéo theo giá vàng trong nước tăng, song một hiện tượng đáng chú ý là giá vàng SJC trong nước tăng quá cao, do khan hiếm nguồn cung”, ông Khánh nói.

Các ngân hàng trung ương tăng dự trữ vàng

Chuyên gia lưu ý, theo các dự báo, nhiều khả năng, Fed sẽ có thêm một đợt tăng lãi suất USD vào tháng 11/2023, rồi dừng lộ trình tăng lãi suất, kết thúc chính sách thắt chặt tiền tệ.
Tuy nhiên, sau đó, không loại trừ khả năng lãi suất sẽ giảm trở lại khi lạm phát đi xuống. Vị cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam bày tỏ, điều này sẽ có lợi cho giá vàng, vì nếu Fed giảm lãi suất, thì sức khỏe USD sẽ giảm.
“Giá vàng thế giới hiện chịu tác động của chính sách tiền tệ của Fed, thêm vào đó là tình hình địa chính trị thế giới đang diễn biến phức tạp ở Trung Đông. Nếu tình hình địa chính trị còn phức tạp, thì khả năng giá vàng còn có “sóng” tăng cuối năm”, ông Khánh dự báo.
Lý giải về chênh lệch giá vàng trong nước và thế giới là hàng chục triệu đồng/lượng, có thời điểm lên gần 20 triệu đồng/lượng, ông Khánh cho rằng, giá vàng trong nước hiện chênh lệch với giá vàng thế giới do “sự độc quyền vàng miếng SJC, nên nguồn cung ở thị trường nội địa khan hiếm”. Trong khi đó, thị trường vàng trong nước không được liên thông với thế giới.
Ông Khánh kiến nghị, Nghị định 24/2022/NĐ-CP của Chính phủ về quản lý hoạt động kinh doanh vàng “không còn phù hợp” với diễn biến của thị trường hiện nay. Đồng thời, Hiệp hội Kinh vàng Việt Nam cũng mong muốn nghị định này sớm được sửa đổi.
dầu mỏ - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Chuyên gia: Xung đột leo thang ở Trung Đông đe dọa giá dầu thế giới gia tăng
Thị trường vàng biến động kéo theo nhu cầu tăng dự trữ vàng. Theo chuyên gia, trong nửa đầu năm nay, các ngân hàng trung ương trên thế giới đã mua khoảng 700 tấn, so với con số 1.200 tấn vàng mua vào trong cả năm 2022.

“Điều này cho thấy, các ngân hàng trung ương trên thế giới muốn phòng thủ, dự trừ trường hợp xấu khi xảy ra chiến tranh, các đồng tiền xáo trộn, thì vàng được xem dự trữ tốt nhất, nên nhu cầu về vàng luôn tăng. Đặc biệt, trong 2 năm qua, nhu cầu vàng của các ngân hàng trung ương tăng cao”, ông Huỳnh Trung Khánh, cố vấn cấp cao Hội đồng Vàng thế giới tại Singapore, Indonesia, Thái Lan, Việt Nam cho biết.

Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала