Chuyện như đùa ở Việt Nam, trường vận động học sinh xem phim Đất rừng phương Nam

© Ảnh : Phim Đất Rừng Phương NamĐất rừng phương Nam (phim)
Đất rừng phương Nam (phim) - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.10.2023
Đăng ký
Một số trường trên địa bàn TP.HCM có kế hoạch tổ chức cho học sinh đi xem bộ phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam" do đạo diễn Nguyễn Quang Dũng dàn dựng, Trấn Thành là nhà đồng sản xuất.
Liên quan đến vụ việc trên, một số phụ huynh đã bày tỏ bức xúc khi cho rằng, việc cho học sinh trải nghiệm bộ phim Đất rừng phương Nam đang gây tranh cãi về các yếu tố, sự kiện lịch sử là không phù hợp.
Trong khi đó, cũng có hiệu trưởng cho rằng, phim được cơ quan quản lý cấp phép lưu hành là cơ sở hợp pháp để trường tổ chức cho học sinh đi xem. Còn các vấn đề đang tranh cãi, cần có sự đánh giá, nghiên cứu đầy đủ từ các chuyên gia.

Trường học ở TP.HCM cho học sinh đi xem "Đất rừng phương Nam"

Trưa 16/10, trên một số trang mạng xã hội lan truyền thư ngỏ của Ban Giám hiệu Trường THCS Đồng Khởi (quận 1, TP.HCM) về việc tổ chức cho học sinh đi xem bộ phim điện ảnh "Đất rừng phương Nam".
Trong thư ngỏ, phía Trường THCS Đồng Khởi cho biết, thực hiện kế hoạch tổ chức các hoạt động trải nghiệm với nhiều hình thức đa dạng, nhằm giúp học sinh tiếp cận việc đọc sách với tác phẩm "Đất rừng phương Nam" (nhà văn Đoàn Giỏi) thông qua điện ảnh, giáo viên môn Ngữ văn, Lịch sử, Địa lý, Giáo dục địa phương và Nghệ thuật tổ chức tiết trải nghiệm liên môn ngoài nhà trường với chủ đề "Vẻ đẹp quê hương - cuộc sống muôn màu".
Tiết học được cho là để nhằm khơi gợi những tình cảm tốt đẹp trong học sinh, được tổ chức vào ngày 24/10 tại Cinestar Quốc Thanh (271 Nguyễn Trãi, phường Nguyễn Cư Trinh, quận 1).
Theo chương trình, phụ huynh tự đưa con đến rạp chiếu phim. Sau đó, học sinh sẽ vào bên trong xem phim suất 8h-10h. Sau khi xem phim xong, học sinh đi chung xe của trường để về trường và tiếp tục học theo thời khóa biểu.
Nội dung thư ngỏ cũng nêu rõ, lệ phí tham dự hoạt động nói trên là 80.000 đồng/học sinh, bao gồm vé xem phim và tiền xe lượt về trường.
"Rất mong nhận được sự hợp tác của quý phụ huynh để nhà trường tổ chức thành công hoạt động trải nghiệm trên", - nhà trường viết trong thư.
Bên dưới thư ngỏ cũng có phần hồi báo của phụ huynh học sinh xác nhận đồng ý và nộp về cho giáo viên chủ nhiệm.

Nhiều phụ huynh bức xúc

Ngoài bức thư ngỏ, trên diễn đàn phụ huynh còn chia sẻ hình ảnh giáo viên nhắn tin trong nhóm phụ huynh với nội dung như sau:

"Bộ phim này là chuyển thể từ một tác phẩm văn học dành cho thiếu nhi. Và mục đích không phải là cho các em xem phim mà là qua bộ phim, học sinh sẽ cảm nhận tác phẩm dưới góc nhìn mới làm phong phú thêm cho tâm hồn và cách học. Vậy nên phụ huynh đừng xem là bắt buộc hay không bắt buộc. Đây là một trong những tiết học các em rất cần để trải nghiệm".

Theo phụ huynh Trường THCS Đồng Khởi, khi tổ chức cho học sinh học tập trải nghiệm ngoài trường, giáo viên cần thông báo cụ thể về việc học sinh sẽ học như thế nào, kiểm tra, đánh giá ra sao, những học sinh không đi trải nghiệm thì nhà trường có phương án nào với những em này.
"Việc học tập trải nghiệm là tự nguyện, nhưng thư ngỏ của trường không hề nói rõ tự nguyện hay bắt buộc. Thư ngỏ cũng không thông báo về phương pháp học tập, kiểm tra, đánh giá. Khi chúng tôi thắc mắc thì giáo viên chủ nhiệm trả lời rất chung chung", - báo Tuổi trẻ dẫn lời phụ huynh.
Có phụ huynh cho biết, phụ huynh ủng hộ hoạt động trải nghiệm, tiết học ngoài nhà trường để giúp học sinh gắn việc học với thực tiễn cuộc sống. Vị này cũng đồng tình với việc nhà trường tổ chức nhiều hình thức trải nghiệm, trong đó có hoạt động xem phim.
"Tuy nhiên riêng với việc cho học sinh trải nghiệm tích hợp liên môn ngữ văn, lịch sử, giáo dục địa phương, địa lý… bằng bộ phim Đất rừng phương Nam đang gây tranh cãi về các yếu tố, sự kiện lịch sử thì không phù hợp", - phụ huynh bày tỏ.
Phụ huynh này đặt vấn đề, khi lên kế hoạch cho học sinh xem phim, ban giám hiệu có từng xem qua bộ phim hay chưa, có thấy "phù hợp cho hoạt động giáo dục hay không?".
Phim cũ - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.10.2023
Phim Đất rừng phương Nam bị tố xuyên tạc lịch sử Việt Nam, Bộ Văn hoá vào cuộc
Ngoài ra, nhiều phụ huynh cũng cho rằng, bức thư ngỏ của Trường THCS Đồng Khởi thiếu sự chỉn chu. Hiện tại đã là tháng 10/2023 nhưng trên thư ngỏ lại ghi ngày 20/2/2023.
Liên quan đến vụ việc, ông Võ Cao Long, Trưởng Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1, cho biết ông đã nghe được thông tin trên, đồng thời sẽ trao đổi lại với nhà trước để nắm sự việc, thông tin lại cho báo chí.

"Phim đã được cấp phép, là cơ sở hợp pháp để tổ chức cho học sinh xem"

Sự việc tương tự cũng diễn ra tại Trường THPT Bùi Thị Xuân (quận 1), học sinh các khối 10, 11 và 12 tới đây sẽ được tham gia trải nghiệm bộ phim nói trên. Lệ phí tham gia là 60.000 đồng/học sinh.
Báo SGGP dẫn lời ông Huỳnh Thanh Phú, Hiệu trưởng Trường THPT Bùi Thị Xuân cho biết, bộ phim Đất rừng phương Nam là đã được Cục Điện ảnh (Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) thẩm định nội dung và cho phép công chiếu.
"Phim được cơ quan quản lý cấp phép lưu hành là cơ sở hợp pháp để trường tổ chức cho học sinh đi xem. Khi tham gia hoạt động, học sinh không chỉ tiếp cận bộ phim dưới góc nhìn điện ảnh mà còn được bồi dưỡng nhiều khía cạnh khác như tính văn học, thẩm mỹ, trải nghiệm phong cảnh miền quê sông nước, rèn kỹ năng làm việc nhóm, tham gia sinh hoạt cộng đồng. Tất cả các nội dung nói trên đều phù hợp mục tiêu của Chương trình giáo dục phổ thông 2018", - ông Phú nói.
Đối với các vấn đề đang gây tranh cãi trên mạng xã hội như trang phục của các nhân vật, hay bối cảnh lịch sử, ông Phú cho rằng vẫn cần có sự đánh giá, nghiên cứu đầy đủ từ các chuyên gia.
Về phần mình, Trưởng phòng Giáo dục trung học (Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM) Lê Duy Tân cho biết, hiện Phòng Giáo dục và Đào tạo quận 1 đã nắm tình hình hoạt động của Trường THCS Đồng Khởi. Sau khi có báo cáo của trường, Phòng sẽ tiếp tục báo cáo về Sở.
Trước đó, tại các cuộc họp giao ban chuyên môn ở các bậc học, Sở Giáo dục và Đào tạo TP.HCM yêu cầu các cơ sở giáo dục trên địa bàn cần tổ chức đa dạng nhiều hình thức học tập, trải nghiệm cho học sinh.
Theo đó, phải xây dựng phương án học tập tương đương cho những học sinh không tham gia hoạt động trải nghiệm ngoài nhà trường, nhằm đảm bảo quyền lợi công bằng cho tất cả học sinh.
Diễn viên Margot Robbie trong cuộc gặp với fan tại Hàn Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Biển Đông
Warner Brothers phản ứng trước vụ scandal ở Việt Nam liên quan đến bản đồ trong phim "Barbie"

Họp báo, thu hồi thư ngỏ

Ngay trong chiều nay, Trường THCS Đồng Khởi, quận 1, TP.HCM đã có họp báo và khẳng định việc thu hồi thư ngỏ vận động học sinh đi xem phim Đất rừng phương Nam.
Thông tin đến phụ huynh và báo giới, bà Hồ Thị Ngọc Sương, Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi cho biết, việc phát hành thư ngỏ là có thật.
"Trường dự kiến phát hành thư ngỏ đến phụ huynh học sinh về việc xem phim như một cách triển khai hoạt động trải nghiệm trong hoạt động giáo dục tại nhà trường", - Hiệu trưởng nói và cho biết thư ngỏ mới chỉ triển khai đến giáo viên chủ nhiệm các lớp.
Tuy nhiên, sau đó, nhà trường đã "nắm bắt tình hình dư luận phản hồi đa chiều" về bộ phim trong quá trình công chiếu nên đã dừng việc phát hành thư ngỏ và toàn bộ thư ngỏ, vị hiệu trưởng nhấn mạnh.
Dù vậy, theo đại diện nhà trường, do một lớp chưa kịp thời cập nhật thông tin từ bán giám hiệu nên giáo viên chủ nhiệm đã đưa vào nhóm chung trên Zalo của giáo viên, phụ huynh dẫn đến việc thư ngỏ bị phát tán trên các trang mạng xã hội.
"Hiện nay nhà trường đã dừng hoạt động trải nghiệm tích hợp liên môn cho học sinh khối 8,9 qua hình thức xem phim này. Ban Giám hiệu nhà trường nhận toàn bộ trách nhiệm về sự sai sót này", - Hiệu trưởng Trường THCS Đồng Khởi Hồ Thị Ngọc Sương nói.
Nói thêm về "sai sót", bà Hồ Thị Ngọc Sương cho biết, có sai sót trong việc phát hành, câu chữ, ngày tháng trong văn bản. Ngoài ra, thư ngỏ với có sự đồng thuận của phụ huynh, xuất phát từ nhu cầu và sự thích thú của học sinh đối với tác phẩm Tiếp đó, khi theo dõi phản hồi về bộ phim trên mạng xã hội, nhà trường lẽ ra phải thấy nên tạm dừng.
Sau khi ngừng phát hành thư ngỏ, trường đã thay thế bằng tiết đọc sách tác phẩm Đất rừng phương Nam của nhà văn Đoàn Giỏi.
Theo bà Hồ Thị Ngọc Sương, mục đích của việc đưa trải nghiệm này đến cho học sinh không phải để giải trí mà quan trọng là để học sinh trải nghiệm tác phẩm điện ảnh để có sự so sánh giữa bản gốc và các bản chuyển thể.
Trả lời việc ý kiến hoạt động này xuất phát từ đâu, đại diện nhà trường cho biết, đây là hoạt động nằm trong chương trình giáo dục của nhà trường, do các tổ trưởng bộ môn đề xuất.
"Do tổ văn thực hiện tiết đọc sách nên tổ văn thực hiện chính hoạt động trải nghiệm này", - bà Sương thông tin và khẳng định đây là việc "rất bình thường".
Hiệu trưởng nhấn mạnh thêm, các hoạt động tương tự đã được tổ chức từ đầu năm, được phê duyệt trong chương trình giáo dục của nhà trường và trước đây, nhà trường đã tổ chức cho học sinh nhiều hoạt động khác như múa rối, hát bội, thăm các công trình kiến trúc. Phản ứng của học sinh rất tốt, đa phần các em đều rất hứng thú.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала