PouYuen Việt Nam: Công nhân hoảng khi nghe rút bảo hiểm còn 50%

© TTXVN - Phan Thanh VũCông nhân và chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
Công nhân và chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2023
Đăng ký
Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM cho rằng, chế độ hưu trí tuân theo nguyên tắc đóng – hưởng, nên "đóng thấp thì không thể hưởng cao".
Đại diện công đoàn công ty PouYuen Việt Nam cho biết, nhiều công nhân mang sẵn tâm lý rút bảo hiểm, nên khi đề cập phương án cho rút nhưng không quá 50% sẽ lo lắng.

Công nhân "hoảng" khi nghe rút bảo hiểm còn 50%

Ngày 18/10, Đoàn đại biểu quốc hội TP.HCM đã tổ chức hội nghị tiếp xúc với cử tri là công nhân lao động, chủ doanh nghiệp.
Tại buổi làm việc, ông Củ Phát Nghiệp, Chủ tịch công đoàn Công ty TNHH PouYuen Việt Nam (quận Bình Tân), cảnh báo lao động có thể bị sốc nếu chọn phương án rút bảo hiểm xã hội một lần còn 50% vì cho rằng quyền lợi bị giảm.
Theo đó, Pouyuen là doanh nghiệp đông lao động nhất thành phố, từng có thời điểm có hơn 90.000 người làm việc.
Đây là nơi xảy ra cuộc ngừng việc năm 2015 để phản ứng Điều 60 Luật Bảo hiểm xã hội 2014. Quốc hội sau đó đã ra Nghị quyết 93 tiếp tục cho phép lao động rút bảo hiểm sau một năm nghỉ việc.
Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi hiện có hai phương án về rút BHXH một lần. Phương án thứ nhất, chỉ nhóm tham gia trước khi luật có hiệu lực (dự kiến trước 1/7/2025) mới được rút. Những người đóng sau thời điểm này không được rút, trừ các trường hợp: người đủ tuổi nghỉ hưu mà chưa đủ năm đóng để hưởng lương hưu; ra nước ngoài định cư; mắc bệnh nguy hiểm đến tính mạng.
Phương án thứ hai, không phân biệt thời gian đóng, tất cả lao động đóng dưới 20 năm, sau một năm chưa tham gia hệ thống đều được rút nhưng không quá 50% tổng thời gian đã đóng vào Quỹ hưu trí, tử tuất. Số năm còn lại được bảo lưu hưởng chế độ.
Theo ông Củ Phát Nghiệp, rất nhiều công nhân mang sẵn tâm lý rút bảo hiểm, nên khi đề cập phương án cho rút nhưng không quá 50% sẽ lo lắng.

"Họ không cần quan tâm đến đoạn sau nữa mà sẽ ồ ạt nghỉ việc để rút. Điều này còn rủi ro nhiều hơn cho hệ thống bảo hiểm và doanh nghiệp thiếu người sản xuất", - ông Nghiệp nói.

Được biết, qua thăm dò ý kiến công nhân, công đoàn Pouyuen đề xuất chọn phương án một.
Ông Nghiệp cho hay, phương án này trước mắt sẽ giúp ổn định được tình hình. Về lâu dài, chính quyền cần thông tin cụ thể về các chính sách hấp dẫn hơn dành cho người hưởng hưu trí để họ ở lại hệ thống.
Phố đi bộ Nguyễn Huệ - Sputnik Việt Nam, 1920, 18.05.2023
Báo cáo Chính phủ về đợt sa thải lớn nhất của PouYuen Việt Nam
Đặc biệt, những người tham gia từ 1/7/2025 sẽ không được rút nữa. Như vậy, Việt Nam sẽ dần tiến giới giải quyết dứt điểm tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần.

"Tôi ủng hộ người lao động về già có lương hưu", - ông Nghiệp cho hay.

Để tuyên truyền trong công nhân, ông Nghiệp so sánh giữa việc về già nhận lương hưu và rút một lần, minh họa từ chính trường hợp trong công ty.
"Về già ngồi cà phê với bạn bè, nghe ting ting là biết có lương về, hãnh diện với bạn bè. Mình muốn ăn gì, đi chơi đâu cũng được, không cần phải đi xin tiền, nhìn mặt con cháu. Chết thì có mai táng phí, tiền tuất là yên tâm nhắm mắt, không phiền hà đến ai", - ông Nghiệp nói.
Theo ông, trở ngại lớn nhất hiện nay là chính sách hưu trí chưa đủ hấp dẫn, lương hưu tính bình quân toàn bộ quá trình đóng quá thấp. Từ đó, ông Nghiệp cho rằng, muốn hạn chế tình trạng rút BHXH một lần thì phải cải thiện chế độ hưu trí.

"Cụ thể, mức lương hưu phải bảo đảm mức sống tối thiểu, có chính sách hỗ trợ vốn vay cho người nghỉ hưu tự tạo việc làm, cải thiện thu nhập…", - đại diện công đoàn công ty PouYuen Việt Nam phân tích.

Người đàn ông đẹo khẩu trang. - Sputnik Việt Nam, 1920, 29.09.2023
Bảo hiểm Việt Nam xuất hiện “hiệu ứng ếch luộc”, hàng nghìn MDRT phải nghỉ việc

"Thế giới không ai cho rút bảo hiểm xã hội một lần"

Về phần mình, ông Trần Anh Kiệt, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Hitachi Zosen Việt Nam (quận 1), cũng cho rằng cần chọn phương án giúp chấm dứt tình trạng rút bảo hiểm xã hội một lần trong lần sửa luật này.
"Thế giới không ai cho rút như Việt Nam, tại sao ta cứ duy trì", - ông Kiệt đặt vấn đề.
Theo ông, lý do người lao động đưa ra để rút bảo hiểm là chê lương hưu thấp. Tuy nhiên, lương hưu theo nguyên tắc đóng – hưởng. Khi đi làm, người lao động chỉ thích đóng nhích hơn mức tối thiểu vùng thì không thể đòi hỏi lương hưu cao.
Ông Kiệt cho rằng, việc lấy lương làm căn cứ đóng bảo hiểm thấp gây nhiều hệ lụy. Với chế độ ngắn hạn, số tiền nhận được khi sinh con, thất nghiệp thấp nên người lao động thấy bảo hiểm không hấp dẫn. Khi về già với mức lương hưu thấp, họ lại muốn rút một lần. Chính vì vậy, cần quy định đóng bảo hiểm dựa trên thu nhập thực tế để giải quyết triệt để vấn đề này.
Tán thành quan điểm trên, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM Trần Thị Diệu Thúy cho rằng, chế độ hưu trí tuân theo nguyên tắc đóng – hưởng nên "đóng thấp thì không thể hưởng cao".
Do đó, dự thảo đưa ra phương án mức đóng thấp nhất chỉ bằng một nửa lương tối thiểu vùng (với vùng I như TP.HCM là 4,68 triệu đồng) là chưa hợp lý.
"Người lao động muốn nhận lương hưu ít nhất bằng tối thiểu vùng nhưng mức đóng thấp nhất chỉ 2,34 triệu đồng thì mong muốn đi vào ngõ cụt", - bà Thúy đánh giá.
Ngoài việc nâng mức đóng tối thiểu, Chủ tịch Liên đoàn lao động TP.HCM đề nghị công đoàn tại doanh nghiệp phải đấu tranh để mức đóng bảo hiểm tại doanh nghiệp đúng bằng thu nhập thực lãnh để cải thiện các chế độ cho lao động.
© TTXVN - Phan Thanh VũTP. Hồ Chí Minh: Công nhân và chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)
TP. Hồ Chí Minh: Công nhân và chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi) - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.10.2023
TP. Hồ Chí Minh: Công nhân và chủ doanh nghiệp góp ý xây dựng Dự thảo Luật Bảo hiểm xã hội (sửa đổi)

Có tình trạng "né" đóng bảo hiểm

Về phần mình, Phó đoàn Đại biểu quốc hội TP.HCM Văn Thị Bạch Tuyết cho rằng, trên thực tế đang tồn tại tình trạng tách lương, đưa vào các khoản phụ cấp để né đóng bảo hiểm.
"Tôi đi giám sát, doanh nghiệp nói làm thế vì có sự đồng thuận của lao động", - bà Tuyết cho biết,
Theo bà, việc "chẻ" lương để đóng bảo hiểm thấp chỉ có lợi cho doanh nghiệp do đóng 21,5%. Còn người lao động đóng 10,5%, trước mắt có thể nhận được một ít tiền nhưng về lâu dài rất thiệt thòi, lương hưu rất thấp.
Từ đó, nữ đại biểu đề nghị khi tham gia xây dựng thang bảng lương, công đoàn phải đưa được các khoản thu nhập có tính chất cố định vào lương để đóng bảo hiểm.
Đồng thời, phải có biện pháp giải thích cho công nhân hiểu. Ngoài ra, bảo hiểm xã hội cần liên kết với cơ quan thuế, ngân hàng để truy được lương thực lãnh của lao động, chấm dứt tình trạng một doanh nghiệp có 2-3 bảng lương.
Dự án Luật Bảo hiểm xã hội sửa đổi dự kiến sẽ được Quốc hội đưa ra thảo luận tại kỳ họp Quốc hội tháng 10/2023, thông qua tại kỳ họp tháng 5/2024 và có hiệu lực từ 1/7/2025.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала