401 cán bộ bảo vệ rừng ở Kon Tum xin nghỉ việc

© Ảnh : TTXVN - Hoàng Cao NguyênMưa lớn làm Tỉnh lộ 675 đi từ huyện Sa Thầy về thành phố Kon Tum bị ngập, nước tràn vào cánh đồng Đồi 18 thuộc thôn 2 xã Kroong (thành phố Kon Tum) làm nhiều diện tích lúa vừa gieo nơi đây bị ngập, có nguy cơ mất trắng.
Mưa lớn làm Tỉnh lộ 675 đi từ huyện Sa Thầy về thành phố Kon Tum bị ngập, nước tràn vào cánh đồng Đồi 18 thuộc thôn 2 xã Kroong (thành phố Kon Tum) làm nhiều diện tích lúa vừa gieo nơi đây bị ngập, có nguy cơ mất trắng. - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.10.2023
Đăng ký
Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, tính từ năm 2018 đến hết tháng 8/2023 có 401 người làm công tác quản lý bảo vệ rừng ở tỉnh Kon Tum xin nghỉ việc.
Lương, chế độ đãi ngộ thấp, điều kiện công tác khó khăn, áp lực công việc lớn, trách nhiệm cao nhiều người gắn bó với rừng một thời gian không kham nổi đành xin nghỉ, mong tìm công việc mới tốt hơn.

Hơn 400 cán bộ bảo vệ rừng xin nghỉ việc

Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum cho biết, trong 401 người làm công tác quản lý bảo vệ rừng từ năm 2018 đến hết tháng 8/2023 xin nghỉ việc có 6 kiểm lâm.
Ngoài ra, Báo điện tử Đài tiếng nói Việt Nam dẫn thông tin từ Chi cục Kiểm lâm tỉnh cho hay, trong số hơn 400 cán bộ xin nghỉ này có 222 người làm việc tại các Ban quản lý rừng đặc dụng, phòng hộ và 173 người làm việc tại các Công ty TNHH Một thành viên lâm nghiệp.
Cơ quan chức năng lý giải, tình trạng người làm công tác quản lý bảo vệ rừng không mặn mà với nghề, xin nghỉ việc là do môi trường làm việc nặng nhọc, áp lực về trách nhiệm và chế độ đãi ngộ chưa thỏa đáng.
Tây Ninh tăng cường công tác bảo vệ rừng trên tuyến biên giới  - Sputnik Việt Nam, 1920, 06.09.2023
"Mượn" rừng làm hồ thuỷ lợi: Việc xây dựng hồ Ka Pét là rất cần thiết

Việc nặng, lương thấp

Cụ thể, Chi Cục Kiểm lâm tỉnh Kon Tum thông tin, lực lượng kiểm lâm hiện hưởng lương 8h/ngày song phải chịu trách nhiệm về diện tích rừng địa bàn quản lý là 24/24 giờ.
Vì lực lượng mỏng nên các ngày nghỉ, ngày lễ người lao động vẫn phải trực và chịu trách nhiệm về diện tích rừng quản lý.
Thêm vào đó, công việc thường ngày của lực lượng bảo vệ rừng phải lao động ngoài trời, đi tuần tra bảo vệ rừng, phòng chống cháy rất nặng nhọc, tiếp xúc với côn trùng, sinh vật nguy hiểm nhưng lại chưa được quy định trong danh mục ngành nghề nặng nhọc, độc hại.
Cùng với đó, lâm tặc ngày càng tinh vi, liều lĩnh hoạt động vào cả ngày lẫn đêm nhưng quyền hạn của lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách còn hạn chế, gây khó khăn và áp lực cho lực lượng bảo vệ rừng.
Thông thường, theo quy định, mỗi địa bàn có rừng sẽ do một kiểm lâm địa bàn phụ trách. Tuy nhiên, toàn tỉnh Kon Tum có 103 địa bàn có rừng nhưng chỉ có 90 kiểm lâm địa bàn phụ trách.
Do đó, nhiều kiểm lâm phải làm việc gấp nhiều lần khối lượng công việc theo quy định. Thậm chí, có những kiểm lâm địa bàn phải “ôm” một lúc 2-3 địa bàn rộng để bảo vệ rừng.
Карта с отмеченным местом землетрясения во Вьетнаме  - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
Xảy ra động đất liên tiếp tại Kon Tum

Kiến nghị

Trước đó, ông Nguyễn Văn Hải, Giám đốc TNHH MTV Lâm nghiệp huyện Kon Plông từng thông tin trên báo Người đưa tin, nguyên nhân chủ yếu dẫn đến việc lực lượng bảo vệ rừng bỏ việc là do lương thấp.
Ông Hải bày tỏ, thực tế, các chế độ chính sách chưa tương xứng với công sức bỏ ra, khối lượng công việc chuyên môn nhiều, áp lực cao, trách nhiệm lớn, khiến nhiều người phải xin nghỉ.
“Công việc bảo vệ rừng rất gian nan vất vả, không kể ngày đêm, kể cả thứ Bảy, Chủ nhật và các ngày lễ lớn. Trong khi đó, lực lượng bảo vệ rừng lại mỏng nhưng địa bàn quản lý lại rộng, công việc áp lực đã khiến nhiều cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng nghỉ việc”, ông Hải chia sẻ.
Một nhân viên bảo vệ rừng chia sẻ với phóng viên báo Người đưa tin rằng, hiện nơi ở của cán bộ, nhân viên bảo vệ rừng hiện rất khó khăn khi không có nước sinh hoạt, điện và sóng điện thoại chập chờn.

“Chúng tôi phải đào ao nhỏ để lấy nước mưa phục vụ cho việc tắm giặt, vệ sinh. Cuộc sống có gì ăn đó, chủ yếu là cá khô và rau rừng hái được trên đường tuần tra”, một cán bộ cho biết.

Mùa thu miền núi Việt Nam.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.07.2023
Kon Tum lại động đất
Chưa kể việc lương thấp thì các nhân viên giữ rừng tại ban quản lý rừng phòng luôn phải đối mặt với nhiều nguy hiểm và sự hung hãn, chống đối của lâm tặc hoặc người dân xâm canh.
"Hiện tại lương của tôi gần 6 triệu đồng/tháng, nếu trừ hết chi phí đi lại thì cũng tiết kiệm được vài triệu gửi về cho vợ con. Tôi luôn mong muốn có thêm lực lượng để thực hiện tốt nhiệm vụ bảo vệ rừng”, nhân viên chia sẻ và mong mỏi sẽ sớm có chế độ đãi ngộ phù hợp, tương xứng với công sức anh em bỏ ra.
Trước tình trạng người làm công tác quản lý bảo vệ rừng không mặn mà với nghề, xin nghỉ việc, được biết UBND tỉnh Kon Tum đã có văn bản kiến nghị với Chính phủ có chính sách đặc thù cho lực lượng kiểm lâm nói riêng và lực lượng bảo vệ rừng chuyên trách nói chung.
UBND tỉnh Kon Tum cũng đã chỉ đạo các đơn vị chủ rừng lập phương án khoán rừng và đất lâm nghiệp để người lao động nhận khoán quản lý bảo vệ rừng, đồng thời phát triển kinh tế, cải thiện thu nhập để gắn bó với rừng, yên tâm công tác.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала