Siêu vũ khí Nga gây sốc: “Radar bay” nhắm thẳng S-400 vào máy bay không quân Ukraina

© Sputnik / Ilya Pitalev / Chuyển đến kho ảnhTổ hợp hàng không cảnh báo sớm tầm xa A-50 tại lễ duyệt binh Chiến thắng ở Matxcơva
Tổ hợp hàng không cảnh báo sớm tầm xa A-50 tại lễ duyệt binh Chiến thắng ở Matxcơva - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.10.2023
Đăng ký
Sau tuyên bố của Bộ trưởng Quốc phòng Sergei Shoigu rằng lực lượng phòng không Nga đã tiêu diệt 24 máy bay Ukraina trong 5 ngày qua, các chuyên gia quân sự bắt đầu tự hỏi Nga sử dụng loại vũ khí mới nào mà đạt được kết quả cao như vậy?
Một trong những phương án thuyết phục nhất là Nga đã sử dụng máy bay phát hiện, dẫn đường và điều khiển radar tầm xa A-50, phối hợp hoạt động với hệ thống tên lửa phòng không S-400.
Máy bay A-50 là một trong những loại máy bay khác thường nhất trong Lực lượng Không quân của Nga, được chế tạo trên cơ sở máy bay vận tải quân sự hạng nặng Il-76, nhưng có "chiếc nấm" tròn khổng lồ trên thân máy bay, nơi các radar mạnh mẽ ẩn giấu dưới tấm chắn.
Cựu chỉ huy lực lượng tên lửa phòng không của Bộ Tư lệnh Lực lượng Đặc biệt (Quân đoàn phòng không Moskva), đại tá Sergei Khatylev nói về vấn đề này với truyền thông Nga.

“Vấn đề là "radar bay" của A-50 có tầm nhìn rộng hơn nhiều so với radar của tổ hợp phòng không S-400 trên mặt đất, phát hiện được hàng trăm mục tiêu trên không cách xa hàng km và chia sẻ thông tin trinh sát và chiến đấu với các xạ thủ phòng không S-400. Các ê kíp phòng không có thể nhận thông tin về mục tiêu từ các trạm radar tiên tiến của lực lượng vô tuyến kỹ thuật hoặc từ sở chỉ huy của một sư đoàn hoặc lữ đoàn phòng không, nơi nhận dữ liệu về tình hình trên không từ máy bay A-50" - chuyên gia Sergei Khatylev giải thích.

Bộ trưởng Quốc phòng Nga Sergei Shoigu - Sputnik Việt Nam, 1920, 07.06.2023
BQP Nga: Hệ thống S-300, S-400 và S-350 đạt hiệu quả cao trong chiến dịch đặc biệt
Nhân tiện xin nói thêm, một sửa đổi tiên tiến hơn của máy bay A-50 Premier gần đây đã được đưa vào sử dụng. Về nguyên tắc, chúng tôi có một phương án tiêu chuẩn để thu thập thông tin từ các đơn vị phòng không.
Nếu đó là tiêu chuẩn thì tại sao trước đây không được sử dụng? Chà, hoặc nó đã không được sử dụng hiệu quả như tuần trước. Chúng ta có thể nói rằng máy bay A-50 đã mở rộng khả năng trinh sát và chỉ định mục tiêu không?
- Phương pháp đấu tranh vũ trang luôn được cải tiến trong điều kiện chiến đấu. Việc sử dụng máy bay A-50 để trinh sát, dẫn đường cho các hệ thống phòng không có thể coi là phương án thành công.
Máy bay tuần tra radar tầm xa, ở độ cao nhất định, phát hiện mục tiêu ở khoảng cách 600 km trở lên. Hệ thống trinh sát của trạm radar trên mặt đất - trường độ radar ở các khu vực khác nhau có các thông số khác nhau - nhưng trong một khu vực nhất định, có thể bao phủ phạm vi khoảng 300 km. Còn "radar bay" thì cho phép nhận được thông tin ở phạm vi rộng hơn.
Có phải tầm xa này chỉ sử dụng để thu thập thông tin trinh sát?
- Không phải. Thông tin này không chỉ để trinh sát mà còn để chỉ định mục tiêu. Có nghĩa đó là thông tin chiến đấu cho hệ thống đài chỉ huy tự động, chỉ định mục tiêu cho sư đoàn tên lửa phòng không S-400. Nhờ đó, hệ thống phòng không sẽ tự động “hiểu” vị trí cần bắn ở tốc độ cao.
Ngoài ra, loại đạn được sử dụng là tên lửa khá mới hoạt động ở tầm bắn tối đa. Phương Tây gọi nó là “cánh tay xa” của lực lượng phòng không Nga.
Nếu các tên lửa khác của tổ hợp có khả năng dẫn đường bán chủ động, thì tên lửa này lại dẫn đường chủ động. Có nghĩa là nó được bắn vào mục tiêu, sau đó khóa mục tiêu để tự động theo dõi và tiêu diệt mục tiêu với xác suất cao.
Máy bay chiến đấu đa năng MiG-31 với tên lửa siêu thanh Kinzhal - Sputnik Việt Nam, 1920, 26.10.2023
MiG-31 của Nga không cho phép máy bay P-8A của Na Uy vi phạm biên giới của Nga trên biển Barents
Dữ liệu nhận được từ phía Ukraina cho thấy vì lý do nào đó, tổ hợp trên máy bay của họ không ghi lại bức xạ radar của máy bay và không nhìn thấy tên lửa của Nga đang tiếp cận. Tại sao?
- Vì nhiều lý do. Radar bay A-50 bố trí ở khoảng cách xa, phát hiện mục tiêu cách xa 600 km. Nhưng tổ hợp trên máy bay không thể cảm nhận được “bức xạ” ở phạm vi như vậy. Cho nên đối phương không biết nó đang bay ở đâu và bắn từ đâu - tầm bắn hơn 300 km.
Vào thời điểm tên lửa của ta đang tiếp cận mục tiêu thì địch phải nhìn thấy nó một cách trực quan chứ. Thế nhưng họ không nhìn thấy. Tại sao?
- Đúng vậy, bởi vì tên lửa này di chuyển với tốc độ gần như siêu thanh, xuất hiện bất ngờ ở mục tiêu. Các trạm radar của đối phương đơn giản là không thể phát hiện ra nó, vì họ thậm chí không biết tên lửa này đang bay từ hướng nào.
Nếu như đối phương có thông tin tình báo đáng tin cậy, họ có thể phát hiện ra nó ở những nơi rất xa, ở đâu đó trên biên giới chẳng hạn. Nhưng chúng tôi đã không cho họ cơ hội như vậy. Vào thời điểm không quân đối phương được giao nhiệm vụ tấn công, đúng lúc đó tên lửa của Nga bắn tới và tiêu diệt chiếc máy bay đó. Thôi xin lỗi nhé! Trong đây có cả yếu tố bất ngờ, bí mật và sử dụng tối đa tiềm năng của quân đội Nga.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала