Hai tuyến đường sắt kết nối với Trung Quốc có tiềm năng rất lớn

© Ảnh : Bùi Doãn Tấn - TTXVNQuốc hội thảo luận về đầu tư công và tài chính quốc gia giai đoạn 2021 – 2025
Quốc hội thảo luận về đầu tư công và tài chính quốc gia giai đoạn 2021 – 2025 - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.11.2023
Đăng ký
HÀ NỘI (Sputnik) - Tại phiên thảo luận tại Quốc hội sáng 2/11, đại biểu Phạm Văn Thịnh, Trưởng ban Dân vận Tỉnh ủy Bắc Giang, cho biết hiện có hai tuyến đường sắt kết nối trực tiếp với Trung Quốc tiềm năng kinh tế lớn nhưng chưa được khai thác, dù Chính phủ tập trung nghiên cứu, đề xuất các dự án đầu tư lớn cho đường sắt.
Hai tuyến đường sắt này có khổ 1,43m, gồm tuyến Yên Viên - Kép (Bắc Giang) - Đồng Đăng (Lạng Sơn) và tuyến Lưu Xá (Thái Nguyên) - Kép - Cái Lân (Quảng Ninh) giao nhau tại ga Kép của Bắc Giang.
"Đây là hai tuyến có khổ 1,43m duy nhất của cả nước được kết nối trực tiếp với hệ thống đường sắt của Trung Quốc, cách đầu mối trung tâm vận tải của Trung Quốc là thành phố Trùng Khánh chưa đến 1200km. Ở phía Việt Nam, tuyến được kết nối trực tiếp ra biển là cảng nước sâu Cái Lân có năng lực đón tàu container lên đến 70.000 tấn", đại biểu nói.
Theo đại biểu, tuyến đường sắt này có tiềm năng rất lớn về vận tải hàng hóa xuất nhập khẩu đi xuyên qua các tỉnh, thành phố Hà Nội, Bắc Ninh, Bắc Giang, Thái Nguyên, Quảng Ninh có tổng kim ngạch xuất nhập khẩu 120 tỷ USD, chiếm 3 % xuất khẩu cả nước. Bên cạnh đó, tổng kim ngạch xuất nhập khẩu với Trung Quốc là 175 tỷ USD, chiếm 25 % cả nước, kim ngạch xuất nhập khẩu qua cửa khẩu Đồng Đăng - Lạng Sơn 9/2/2023 đã là 35 tỷ USD.
Đường sắt - Sputnik Việt Nam, 1920, 31.10.2023
Nhật Bản sẵn sàng hỗ trợ Việt Nam đầu tư đường sắt cao tốc Bắc-Nam
Vì vậy, đại biểu Phạm Văn Thịnh đề nghị Chính phủ nghiên cứu và đề ra các biện pháp, trong đó có bổ sung dự án nâng cao năng lực vận tải của hai tuyến đường sắt trên và cảng nước sâu Cái Lân vào đầu tư công trung hạn giai đoạn 2021 - 2025 để nhanh chóng khai thác tiềm năng to lớn về tuyến vận tải đã có sẵn này.
Ngành đường sắt đã bắt đầu khai thác tuyến tàu container từ ga Yên Viên hoặc Sóng Thần qua Đồng Đăng đi Trung Quốc và sang châu Âu, cho thấy tiềm năng to lớn của vận tải đường sắt trong thương mại quốc tế.
Ngoài ra, đại biểu Thịnh cũng cho rằng tuyến đường này cũng có tiềm năng lớn về vận tải hành khách nếu làm tốt thủ tục xuất nhập cảnh, cải thiện hạ tầng để nâng tốc độ tàu chạy phía Việt Nam, du khách nhiều địa phương ở sâu nội địa Trung Quốc đến Hạ Long, Hà Nội và ngược lại được thuận tiện đi về trong ngày.
Ông Thịnh đề nghị Chính phủ nghiên cứu và đề ra các biện pháp, trong đó có bổ sung dự án nâng cao năng lực vận tải của hai tuyến đường sắt trên và cảng nước sâu Cái Lân vào đầu tư công trung hạn 21 - 2 năm để nhanh chóng khai thác tiềm năng to lớn về tuyến vận tải đã có sẵn này.
Cũng quan tâm đến hạ tầng đường sắt, đại biểu Đinh Ngọc Minh (Phó viện trưởng Chiến lược phát triển, Bộ Kế hoạch và Đầu tư) đề xuất tăng bội chi để thực hiện một số dự án đầu tư công có tác động lớn đến nền kinh tế. Đó là hai tuyến đường sắt Lào Cai - cảng Hải Phòng và Đồng Nai - cảng Cái Mép Thị Vải.
Theo ông Minh, hai cảng này xuất hàng trăm triệu tấn hàng hóa mỗi năm. Hai tuyến đường sắt đã có kế hoạch đầu tư giai đoạn 2025 - 2030, song cần đầu tư sớm hơn. Hai tuyến đường sắt này có ý nghĩa lớn cho nền kinh tế. Khi được triển khai sẽ là cú hích về hạ tầng giao thông cho quốc gia, nhất là khi đất nước đang tăng trưởng chậm lại.
Theo ông Minh, dự án sẽ giảm đáng kể chi phí logistic cho doanh nghiệp, với ước tính sơ bộ, nếu giảm được 2% chi phí logistic thì doanh nghiệp có thêm 10 tỷ USD lợi nhuận mỗi năm.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Bạch Ngọc Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam
Tính đến năm 2022, mạng lưới đường sắt quốc gia có tổng chiều dài 3.315km,trong đó có 2.646,9km đường chính tuyến; 515,46km đường ga và đường nhánh. Có thể nói, hạ tầng đường sắt Việt Nam đã lạc hậu, nhiều tuyến đường sắt được xây dựng từ 50 đến trên 100 năm và hầu hết chưa được vào cấp kỹ thuật; khổ 1.000 mm vẫn chiếm hơn 80% tổng chiều dài trong khi hầu hết các nước trên thế giới không còn dùng nữa; khổ 1,435m chiếm khoảng 6%; còn lại là khổ đường lồng (khổ 1.435m và 1m).
Mạng lưới đường sắt quốc gia phân bố theo 7 tuyến chính: Hà Nội – TP. HCM, Gia Lâm – Hải Phòng, Hà Nội – Đồng Đăng, Yên Viên – Lào Cai, Đông Anh – Quán Triều, Kép – Lưu Xá, Kép – Hạ Long – Cái Lân; một số tuyến nhánh như: Bắc Hồng – Văn Điển, Cầu Giát – Nghĩa Đàn, Đà Lạt – Trại Mát, Diêu Trì – Quy Nhơn, Bình Thuận – Phan Thiết, Mai Pha – Na Dương … và một số đoạn tuyến kết nối với kho hàng. Mạng lưới đường sắt Việt Nam trải dài trên địa bàn của 34 tỉnh, thành phố.
Tốc độ chạy tàu trên các tuyến đang khai thác lớn nhất đạt 100km/h, nhỏ nhất là 20km/h (vận tốc tàu hàng khoảng 50-60km/giờ và tàu khách 80-90km/giờ). Hiện nay ở các nước tiên tiến trên thế giới, vận tốc trung bình đối với vận chuyển hành khách vào khoảng 150-200km/giờ, đường sắt cao tốc trên 300km/giờ và siêu cao tốc có thể lên đến hơn 500km/giờ.
Đường sắt của Việt Nam vẫn đang ở nền tảng công nghệ thứ hai, đó là công nghệ diezen (công nghệ đầu tiên là đầu máy hơi nước), trong khi các nước phát triển đang sử dụng công nghệ thứ 3 – công nghệ điện khí hóa và công nghệ thứ tư – điện từ.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала