Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam của Việt Nam

© Ảnh : BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (MPI)Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Bạch Ngọc Chiến
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng tặng quà lưu niệm cho ông Bạch Ngọc Chiến - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Đăng ký
Đại diện Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc mong muốn tham gia đầu tư xây dựng đường sắt cao tốc Bắc – Nam cùng nhiều dự án giao thông quan trọng của Việt Nam.
Thông tin đáng chú ý này được nêu tại cuộc gặp giữa Bộ trưởng Bộ Kế hoạch và Đầu tư Nguyễn Chí Dũng với ông Bạch Ngọc Chiến, Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), đại diện Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC).

Doanh nghiệp Trung Quốc muốn làm đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam

Theo thông tin từ Bộ Kế hoạch và Đầu tư, nhân dịp tham dự Diễn đàn Cấp cao hợp tác quốc tế "Vành đai và Con đường" tại Trung Quốc, chiều 19/10/2023, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng đã có buổi làm việc với ông Bạch Ngọc Chiến, Giám đốc Tổng Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), đại diện Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC).
Theo cổng thông tin Bộ Kế hoạch và Đầu tư, cùng dự buổi tiếp có đại diện Bộ Giao thông vận tải.
Tại buổi làm việc, ông Bạch Ngọc Chiến đã giới thiệu khái quát về Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) và Tổng Công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), tình hình đầu tư, kinh doanh của Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc (CCCC) tại Việt Nam.
© Ảnh : BỘ KẾ HOẠCH VÀ ĐẦU TƯ (MPI)Toàn cảnh buổi làm việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc
Toàn cảnh buổi làm việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Toàn cảnh buổi làm việc Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng làm việc với Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc
Ông Bạch cho hay, tại Việt Nam, tập đoàn bắt đầu hoạt động từ năm 1996, đến nay đã thực hiện thành công hơn 20 dự án cơ sở hạ tầng và năng lượng như cao tốc Hà Nội – Hải Phòng; cảng Cái Mép – Thị Vải; Nhiệt điện Vĩnh Tân – Bình Thuận… và các dự án điện gió.

"Trong thời gian tới, tập đoàn mong muốn được tham gia các chương trình, dự án phát triển hạ tầng lớn ở Việt Nam như: Kế hoạch phát triển đường sắt cao tốc Bắc - Nam; Đầu tư, thi công các dự án cao tốc TP HCM – Trung Lương mở rộng, TP HCM – Mộc Bài, Đồng Đăng (Lạng Sơn) – Trà Lĩnh (Cao Bằng); Các dự án phát triển điện gió…", - Bộ KH&ĐT cho biết.

Trước đó, hồi trung tuần tháng 9, nhân dịp tham dự Hội chợ Trung Quốc - ASEAN (CAEXPO) và Hội nghị thượng đỉnh Thương mại - Đầu tư Trung Quốc - ASEAN (CABIS) lần thứ 20 tại TP Nam Ninh, tỉnh Quảng Tây, Thủ tướng Phạm Minh Chính đã tiếp lãnh đạo một số tập đoàn kinh tế hàng đầu Trung Quốc, trong đó có ông Trần Vân - Chủ tịch Hội đồng quản trị Tập đoàn Đường sắt Trung Quốc (CREC) cũng như ông Vương Tiểu Quân - Phó Tổng Giám đốc Tập đoàn Xây dựng Điện lực Trung Quốc (Power China).
Theo thông báo được Chính phủ phát đi sau cuộc gặp, có thể thấy, các doanh nghiệp Trung Quốc rất quan tâm đến việc tham gia đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng, đường bộ, đường sắt và năng lượng của Việt Nam, trong đó có dự án đường sắt tốc độ cao Bắc-Nam.
Cô gái cầm cờ Việt Nam và Trung Quốc ở Hà Nội. - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2023
Liệu Việt Nam có nâng tầm hơn nữa quan hệ đối tác với Trung Quốc?

Việt Nam khuyến khích đầu tư chất lượng cao

Trao đổi ý kiến với lãnh đạo Tổng công ty xây dựng Cảng Trung Quốc (CHEC), đại diện Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc, Bộ Trưởng Nguyễn Chí Dũng đánh giá cao về quy mô và thành tựu hoạt động đầu tư kinh doanh của tập đoàn tại Việt Nam và trên toàn cầu.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng giới thiệu với phía Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc một số định hướng, mục tiêu và tình hình phát triển các lĩnh vực hạ tầng chủ yếu của Việt Nam gồm đường cao tốc, đường sắt, cảng biển, sân bay và hạ tầng năng lượng.
Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cho hay, Chính phủ Việt Nam đã ban hành Chương trình hành động phát triển kết cấu hạ tầng thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050 và Quy hoạch phát triển điện lực quốc gia thời kỳ 2021 – 2030, tầm nhìn tới năm 2050 (Quy hoạch điện VIII).
Việt Nam khuyến khích các tập đoàn có năng lực về tài chính, công nghệ và trình độ quản lý cao tham gia đấu thầu các dự án hạ tầng trọng điểm.
Đáng chú ý, không chỉ hoan nghênh kế hoạch mở rộng đầu tư, kinh doanh tại Việt Nam của Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc trong thời gian tới, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng cũng đã chỉ rõ hạn chế trong một số dự án phát triển hạ tầng các doanh nghiệp Trung Quốc thực hiện tại Việt Nam thời gian qua.
Chủ tịch nước đến Bắc Kinh, bắt đầu tham dự Diễn đàn cấp cao hợp tác quốc tế Vành đai và Con đường lần thứ ba  - Sputnik Việt Nam, 1920, 17.10.2023
Quan hệ Đối tác Hợp tác Chiến lược Toàn diện Việt - Trung phát triển bền vững
Trên cơ sở đó, Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng mong muốn với phương châm "chia sẻ, hợp tác, hỗ trợ, bổ sung cho nhau, cùng thắng", CCCC không chỉ là nhà thầu lớn, mà còn là nhà đầu tư chiến lược tại Việt Nam, chia sẻ kinh nghiệm, đào tạo nhân lực, chuyển giao công nghệ để Việt Nam phát triển và quản lý hệ thống kết cấu hạ tầng hiệu quả, bền vững.
Qua đó, góp phần cụ thể hóa chủ trương hợp tác, kết nối phát triển hạ tầng mà lãnh đạo cấp cao hai nước Việt Nam – Trung Quốc đã thống nhất trước đó.
Giám đốc Tập đoàn Xây dựng giao thông Trung Quốc Bạch Ngọc Chiến chân thành cảm ơn các ý kiến chia sẻ, chỉ đạo của Bộ trưởng Nguyễn Chí Dũng và cam kết CHEC sẽ nỗ lực hơn nữa để tham gia hiệu quả vào các dự án phát triển hạ tầng ở Việt Nam.
Ông Bạch Ngọc Chiến cũng mong Tập đoàn Tập đoàn xây dựng giao thông Trung Quốc có thể thực sự trở thành một "cầu nối" hữu nghị giữa hai quốc gia.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала