Обстрел зданий в палестинском городе Газа - Sputnik Việt Nam, 1920
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Sáng ngày 7 tháng 10 năm 2023, Israel hứng chịu một cuộc tấn công tên lửa chưa từng có từ Dải Gaza.

Cựu Bộ trưởng Đức so sánh tình hình Trung Đông với sự kiện năm 1914

© AFP 2023 / Jalaa MareyQuân đội Israel
Quân đội Israel - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Đăng ký
Matxcơva (Sputnik) - Cuộc khủng hoảng hiện nay xung quanh Dải Gaza đang đẩy Trung Đông đến bờ vực của một cuộc xung đột toàn cầu, cựu Ngoại trưởng Đức và cựu Phó Thủ tướng Joschka Fischer nêu quan điểm.
“Thật khó để không nghĩ về năm 1914, khi các sự kiện trở nên không thể kiểm soát được và dẫn đến Thế chiến thứ nhất,” chính trị gia nổi tiếng châu Âu nói trong một cuộc phỏng vấn được tờ báo Ý Corriere della Sera đăng hôm thứ Sáu.
Theo Fischer, hiện nay chúng ta đang nói về “một sự phân cực địa chính trị mới mà trong đó không ai được hưởng lợi”. Ông chỉ ra rằng một trật tự thế giới mới đang hình thành, trong đó phương Tây đứng về phía Kiev và Tel Aviv, trong khi Nga và Trung Quốc, cũng như gần như toàn bộ cái gọi là miền Nam toàn cầu, đang ở phía đối lập.
Cựu bộ trưởng lưu ý: “Đây là một động lực mà phương Tây đơn giản là không thể chấp nhận được”. Theo quan điểm của ông, “cần phải thực hiện những nỗ lực ngoại giao mạnh mẽ để ngăn chặn nó”.
Cờ Mỹ trên nền của Điện Capitol ở Washington, Mỹ - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.11.2023
Căng thẳng xung đột Palestine-Israel
Cựu quan chức LHQ: Mỹ đứng về phía Israel trong xung đột Trung Đông

Các điểm xung đột khác

Fischer lưu ý rằng ngoài các cuộc xung đột ở Ukraina và Trung Đông, các điểm nóng chiến tranh tiềm tàng còn nằm ở vùng Kavkaz, vùng Balkan giữa Serbia và Kosovo, cũng như ở Châu Phi, trong khu vực Sahel.
Ông nói: “Nguy cơ xảy ra xung đột quân sự ở Biển Trung Hoa và Eo biển Đài Loan đang ngày càng gia tăng, trong đó các siêu cường Mỹ và Trung Quốc cuối cùng có thể liên quan trực tiếp”.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала