Tiktoker Việt Nam khiến người Campuchia tức giận

© Ảnh : Social media page of Hứa Quốc AnhNam Tiktoker người Việt Hứa Quốc Anh
Nam Tiktoker người Việt Hứa Quốc Anh - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.11.2023
Đăng ký
Nam Tiktoker người Việt có tên Hứa Quốc Anh đã đăng tải loạt hình ảnh và video quay tại Angkor Wat nhưng lồng ghép nhiều hình ảnh và cờ Thái Lan, với những người mẫu nữ "trong trang phục không phù hợp và kỳ quái", theo tờ Khmer Times.
Nhà chức trách Campuchia đã yêu cầu mạng xã hội Tik Tok chặn việc đăng tải đoạn video clip nói trên. Thậm chí, một quan chức cấp cao Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia cũng đưa ra ý kiến về vụ việc.

Tiktoker Việt Nam đăng clip "phản cảm" quay tại Angkor Wat

Theo tờ Khmer Times, một KOL nước ngoài (influencer - "người có ảnh hưởng") đã phải lên tiếng xin lỗi sau khi tung ra một loạt hình ảnh và video "bất hợp pháp" quay tại Angkor Wat mà Cơ quan bảo vệ và quản lý quần thể Angkor Wat (Apsara Authority) cho rằng làm ảnh hưởng đến di sản văn hóa phong phú của Campuchia.
Cụ thể, những hình ảnh và video không phù hợp được đăng tải bởi một Tiktoker người Việt, sống ở TP.HCM, lồng ghép cờ Thái Lan cũng như những người mẫu nữ “trong trang phục không phù hợp và kỳ quái”, theo báo chí Campuchia miêu tả.
Apsara Authority đã yêu cầu mạng xã hội Tik Tok chặn việc đăng tải (các) video clip nói trên, cũng như yêu cầu công chúng không tham gia chia sẻ vì nó ủng hộ việc kích động các hoạt động tiêu cực.
Theo Khmer Times, tài khoản Facebook "Hứa Quốc Anh" sau đó đã đăng bài viết "Tôi xin lỗi Campuchia" ngày hôm qua, sau khi nhận về làn sóng chỉ trích trực tuyến từ cư dân mạng Campuchia liên quan đến nội dung phản cảm, gây tức giận.
Trong tuyên bố đưa ra, Apsara Authority cho biết một đoạn phim ngắn quay ở Angkor Wat, được chèn âm nhạc và các bức ảnh đã chỉnh sửa khác, được chia sẻ trên mạng xã hội thời gian gần đây.
Apsara Authority cho rằng đoạn clip đã ảnh hưởng đến di sản văn hóa phong phú của Campuchia.
Theo Apsara Authority, hôm 23/10, cơ quan này đã cấm một số du khách quốc tế có ý định quay phim phản cảm tại khu di tích. Nhà chức trách cũng kiểm tra và yêu cầu du khách xóa một số hình ảnh khác không phù hợp.
Tuy nhiên, các thành viên trong nhóm, dùng điện thoại di động làm thiết bị ghi hình, có thể đã cất giấu, sử dụng một số hình ảnh cả trong và ngoài ngôi đền để sử dụng vào mục đích bất chính.
Buổi làm việc giữa cán bộ Đại sứ quán Việt Nam tại Nhật Bản với đại diện nghiệp đoàn về sự việc - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.06.2023
Sau clip gây phẫn nộ, nghiệp đoàn Nhật Bản xin lỗi Đại sứ quán Việt Nam
Apsara Authority bày tỏ sự tiếc nuối sâu sắc nhất về những thiếu sót không thể tránh khỏi, đồng thời cam kết sẽ tăng cường nỗ lực để duy trì hình ảnh quý giá của Angkor Wat.
Để phát huy giá trị di sản văn hóa vốn là huyết mạch Campuchia, cơ quan quản lý gửi lời cảm ơn người dân đã hỗ trợ ngăn chặn những sự cố khó chịu xảy ra ở khu vực Angkor.
Một quan chức cấp cao của Bộ Văn hóa và Nghệ thuật Campuchia hôm qua cho biết đoạn clip ngắn không phù hợp này là bài học để Apsara Authority siết chặt công tác của họ trong việc cho phép người nước ngoài chụp ảnh hoặc quay phim ở đền Angkor Wat.
Hứa Quốc Anh đăng clip xin lỗi, nói "đã bị xoá kênh chính".
Theo báo Tuổi trẻ, hành động của nam Tiktoker trong vụ việc được xem là không tôn trọng văn hóa và chủ quyền quốc gia của các nước láng giềng, gây chia rẽ giữa Việt Nam - Campuchia - Thái Lan.
Người ghép ảnh và đăng tải đoạn clip tên là Hứa Quốc Anh. Được biết, TikToker này có hơn 700.000 người theo dõi. Người này trước đó từng bị chỉ trích nhiều lần vì đưa hình ảnh lẫn phát ngôn sai về tôn giáo, văn hóa các dân tộc...
Thủ tướng Campuchia Hun Sen - Sputnik Việt Nam, 1920, 03.08.2023
Thái độ của Hun Sen cho thấy bản chất thật sự của quan hệ Việt Nam – Campuchia
Báo Tuổi trẻ dẫn lời nhà thiết kế Hà Nhật Tiến cho rằng, tính ngưỡng, văn hóa, lịch sử là những điều không thể đùa giỡn.
Theo anh, nam Tiktoker này đang chiếm dụng văn hóa, núp bóng danh nghĩa "sáng tạo" để lấy tiền những kẻ dư tiền thiếu hiểu biết.
"Bạn làm gì, kinh doanh gì cũng được, nhưng yêu cầu bạn không làm khùng làm điên và coi thường về lịch sử văn hóa. Bạn cứ tưởng chuyện bạn làm là không ảnh hưởng gì, bạn ngang nhiên hư cấu, phát ngôn sai lệch văn hóa là điều đáng lên án và cần được xử lý nghiêm. Văn hóa là điều cần được gìn giữ, chứ không cần phải "sáng tạo phát triển" theo hướng rẻ rúng như vậy", - nhà thiết kế Hà Nhật Tiến nhận định.
Nhiều người dùng mạng xã hội cũng cho rằng, đoạn clip của Hứa Quốc Anh là đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến hình ảnh con người, đất nước Việt Nam.
Trước sự chỉ trích dữ dội từ cộng đồng mạng, Hứa Quốc Anh đã đăng clip xin lỗi vào sáng 14/11.

"Tôi thật sự chân thành xin lỗi các bạn người Campuchia và đất nước Campuchia. Tôi không nghĩ hành động thiếu suy nghĩ của mình đã đưa câu chuyện đi xa như vậy".

"Hiện tại tôi đã biết mình sai. Kênh chính đã mất, clip đã xóa trên tất cả nền tảng và Quốc Anh muốn chấm dứt hoàn toàn câu chuyện này ở đây và sẽ không lặp lại thêm một lần nào nữa".
"Đây là một bài học lớn của tôi. Đền Angkor Wat là của Campuchia, mãi mãi là của Campuchia", - nam TikToker nói.
Tuy nhiên, động thái xin lỗi của Tiktoker người Việt dường như không thể xoa dịu được sự phẫn nộ của cư dân mạng, và lượng người báo cáo (report) tài khoản Facebook của Hứa Quốc Anh vẫn đang tăng lên.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала