Đặt mục tiêu giải ngân 95%, TP.HCM chỉ đạt 38% sau 10 tháng

© iStock.com / Khoa NguyenCảnh TP.HCM
Cảnh TP.HCM - Sputnik Việt Nam, 1920, 19.11.2023
Đăng ký
Năm 2023, TP.HCM đặt mục tiêu giải ngân đầu tư công đạt 95%. Thế nhưng, sau hơn 10 tháng, thành phố mới chỉ giải ngân được 38%, còn cách rất xa mục tiêu đã đề ra.
Báo Đầu tư dẫn lời Chủ tịch TP.HCM Phan Văn Mãi nhấn mạnh, nếu không đạt tỷ lệ giải ngân trên 95%, thì cũng không được thấp hơn 80%.

Giải ngân đầu tư công của TP.HCM mới đạt 38%

Báo Đầu tư dẫn nguồn từ Kho bạc Nhà nước TP.HCM cho thấy, tính đến ngày 10/11/2023, địa phương này mới giải ngân được 25.804 tỷ đồng, đạt tỷ lệ 38% trong tổng số vốn 68.634 tỷ đồng được giao năm 2023.
Trong bối cảnh việc giải ngân đầu tư quá chậm, ngày 3/11, UBND TP.HCM đã ra Kế hoạch số 5454/KH-UBND phát động thi đua 60 ngày đêm thực hiện giải ngân vốn đầu tư công nhằm đạt mục tiêu đạt 95% như kế hoạch đề ra.
Số liệu Văn bản số 5477/UBND-DA của UBND TP.HCM ghi nhận, sẽ có hàng ngàn tỷ đồng dự kiến không giải ngân được khi kết thúc năm 2023.
Cụ thể, có 79 dự án đang vướng giải phóng mặt bằng, không giải ngân được phần vốn xây lắp. Vốn xây lắp của 79 dự án được giao kế hoạch năm 2023 là 10.865 tỷ đồng, trong khi tính đến hết tháng 9 mới giải ngân được hơn 2.000 tỷ đồng (đạt gần 19%). Đến hết năm nay, dự kiến chỉ giải ngân được 5.182 tỷ đồng; còn lại 5.683 tỷ đồng không giải ngân được.
Với 28 dự án không giải ngân được do chủ đầu tư làm chậm, dự kiến cũng chỉ giải ngân được 1.656 tỷ đồng (kế hoạch giao 2.454 tỷ đồng) đến hết năm 2023.
Còn lại 16 dự án chậm giải ngân do công tác phối hợp giữa các sở, ngành, dự kiến cho đến hết năm 2023 cũng chỉ có thể giải ngân được 358 tỷ đồng, trong khi kế hoạch giao là 666 tỷ đồng.
Thành phố Hồ Chí Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.10.2023
Bí thư Nên muốn “bấm trúng nút” để tạo sự chuyển biến trong giải ngân đầu tư công
Bên cạnh đó, thành phố không chỉ có các dự án đang thi công dở dang, mà còn có đến 58 dự án đã hoàn thành đưa vào khai thác, nhưng bị chậm làm thủ tục quyết toán, với tổng vốn hơn 155 tỷ đồng.
Như vậy, tổng vốn dự kiến không giải ngân hết từ các dự án chậm giải phóng mặt bằng, dự án chậm do các nguyên nhân khác lên đến hơn 6.800 tỷ đồng. Với tiến độ giải ngân như hiện nay, khoảng cách để đạt mục tiêu 95% là quá xa.

Không giải ngân được 95% thì cũng không được thấp hơn 80%

Trong bối cảnh đó, UBND TP.HCM đã tiếp tục có Văn bản số 5477/UBND-DA về việc đẩy nhanh tiến độ giải ngân vốn đầu tư công năm 2023. Nội dung văn bản nêu rõ những dự án và địa phương chậm giải ngân đầu tư công đã được chỉ đích danh, đồng thời yêu cầu đẩy nhanh tiến độ giải ngân đạt 95% từ nay đến cuối năm.
Ví dụ, có 7 địa phương có vốn bồi thường giải phóng mặt bằng được giao lớn hơn 1.000 tỷ đồng đang chậm tiến độ (gồm TP. Thủ Đức, quận Bình Tân, Tân Bình, Gò Vấp, huyện Hóc Môn, Củ Chi, Bình Chánh) cần thúc đẩy giải ngân vào các tháng cuối năm 2023.
Có 3 địa phương vẫn chưa giải ngân vốn bồi thường giải phóng mặt bằng (gồm quận 3 với dự án metro số 2, quận 5 với 3 dự án, quận 6 với 4 dự án) cần khẩn trương hoàn tất phê duyệt hệ số điều chỉnh giá đất để tính bồi thường hỗ trợ tái định cư, đảm bảo tiến độ giải ngân.
Tháng 10/2023, Thành ủy TP.HCM đã tổ chức hội nghị chuyên đề về công tác giải ngân vốn đầu tư công trên địa bàn thành phố. Phát biểu tại hội nghị, Bí thư Thành ủy TP.HCM Nguyễn Văn Nên thừa nhận, dù đã có chỉ đạo, đôn đốc tháo gỡ vướng mắc từng dự án, nhất là các dự án trọng điểm cũng như phân công cụ thể cho các lãnh đạo, nhưng tiến độ vẫn chưa đạt được như mong muốn.
Theo Bí thư Nên, cần đánh giá lại tổng thể để tìm ra nguyên nhân yếu chỗ nào, do cái gì, do ai để đẩy nhanh tiến độ giải ngân. Cùng với đó, chuẩn bị tốt cho việc giải ngân đầu tư công 2024, tránh để xảy ra tình trạng như năm nay.
TP.HCM cần những cơ chế mới, cách làm mới để hiện thực hóa giấc mơ metro - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.09.2023
TP.HCM mòn mỏi chờ Metro số 1
Sau chỉ đạo của đồng chí Bí thư Thành uỷ, từ tháng 11/2023, UBND TP.HCM đã yêu cầu các chủ đầu tư hoàn thành lập và trình thẩm định các dự án đã được thông qua chủ trương đầu tư trước ngày 30/11/2023 (đối với nhóm A trước ngày 30/4/2024).
Các dự án đã được duyệt cũng được yêu cầu khởi công chậm nhất vào quý I/2024. Với các dự án đăng ký kế hoạch vốn 2024, phải đảm bảo đáp ứng tiến độ thực hiện khi trình phê duyệt.
Theo ông Phan Văn Mãi – Chủ tịch UBND TP.HCM, chính quyền TP.HCM sẽ quyết liệt thực hiện các giải pháp trong 2 tháng còn lại của năm 2023 để đạt mục tiêu đề ra.
"Nếu không đạt được tỷ lệ giải ngân trên 95%, thì cũng không được thấp hơn 80%", - báo Đầu tư dẫn lời ông Phan Văn Mãi.
Bên cạnh đó, người đứng đầu UBND thành phố cũng đề nghị Ban Thường vụ Thành ủy TP.HCM quan tâm, chỉ đạo công tác giải phóng mặt bằng, công tác tái định cư, giải quyết các khiếu nại, từ đó đẩy nhanh công tác bồi thường giải phóng mặt bằng để thực hiện các dự án.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала