Việt Nam: Chính phủ họp với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các nhà băng

© AFP 2023 / Hoang Dinh NamNhững người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội
Những người đang đi xe máy qua trụ sở Ngân hàng Nhà nước Việt Nam ở trung tâm thành phố Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 30.11.2023
Đăng ký
Chiều nay (30/11), Phó Thủ tướng Chính phủ Lê Minh Khái đã chủ trì cuộc họp về điều hành tăng trưởng tín dụng các tháng cuối năm với lãnh đạo Ngân hàng Nhà nước, các ngân hàng thương mại.
Theo Cổng TTĐT Chính phủ, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị Ngân hàng Nhà nước tiếp tục bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, rà soát, "xem lại" các quy định để điều chỉnh, nhằm điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt hơn nữa.

NHNN tiếp tục điều hành tín dụng linh hoạt

Đại diện Ngân hàng Nhà nước dự họp có Phó Thống đốc Thường trực Đào Minh Tú, Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà.
Bên cạnh đó, đại diện các bộ như Tài chính, Kế hoạch và Đầu tư, Tư pháp, lãnh đạo các ngân hàng khối Nhà nước như Vietcombank, Vietinbank, BIDV, Agribank, khối tư nhân như Sacombank, Techcombank, TPBank, VPBank, MBBank và lãnh đạo Hiệp hội các Ngân hàng Việt Nam, theo Thời báo Ngân hàng.
Phát biểu tại cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá, đến thời điểm hiện tại, tăng trưởng tín dụng chỉ đạt khoảng 8,4% thấp hơn so với kế hoạch đặt ra là 14%. Vừa qua Thủ tướng cũng đã có công điện gửi Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng về điều hành tăng trưởng tín dụng những tháng cuối năm 2023.
Trong đó, Thủ tướng yêu cầu NHNN khẩn trương rà soát toàn diện kết quả cấp tín dụng của hệ thống các tổ chức tín dụng đối với nền kinh tế, từng ngành, từng lĩnh vực; kết quả cấp tín dụng của từng tổ chức tín dụng, ngân hàng thương mại đến thời điểm hiện tại để theo thẩm quyền và quy định của pháp luật có biện pháp điều hành tăng trưởng tín dụng năm 2023 kịp thời, hiệu quả, khả thi, bảo đảm cung cấp đủ vốn tín dụng phục vụ nền kinh tế và an toàn hệ thống các tổ chức tín dụng, tuyệt đối không để tắc nghẽn, ách tắc, chậm trễ, không đúng thời điểm.
Trường hợp có nội dung vượt thẩm quyền, kịp thời báo cáo, đề xuất cấp có thẩm quyền theo quy định. Báo cáo Thủ tướng Chính phủ tình hình, kết quả thực hiện trước ngày 01 tháng 12 năm 2023.
Nhà tù  - Sputnik Việt Nam, 1920, 27.11.2023
Cựu Giám đốc Ngân hàng Nhà nước chi nhánh Đồng Nai rất đau lòng và ân hận
Nhấn mạnh, tín dụng phải là một dòng chảy liên tục, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái lưu ý, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ rất quan tâm đến vấn đề này và yêu cầu Ngân hàng Nhà nước Việt Nam báo cáo, đánh giá cụ thể tình hình, làm rõ các vướng mắc và đề ra giải pháp trong điều hành tín dụng.
Phó Thủ tướng cũng nhắc lại việc lãnh đạo Chính phủ đề nghị các bộ ngành, ngân hàng thương mại góp ý cụ thể, đề xuất các biện pháp phù hợp, hiệu quả trong thời gian tới theo mục tiêu đề ra cho thời gian còn lại của năm 2023 và 2024.
Tại cuộc họp, trình bày báo cáo về điều hành tăng trưởng tín dụng cuối năm 2023, Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Phạm Thanh Hà cho biết, bám sát Nghị quyết của Quốc hội, chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng, Ngân hàng Nhà nước đã chủ động, linh hoạt và quyết liệu triển khai các giải pháp điều hành tín dụng góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế, khơi thông các dòng vốn tín dụng ngân hàng lan tỏa nhanh chóng vào nền kinh tế.
Theo báo cáo, trên cơ sở mục tiêu tăng trưởng kinh tế là khoảng 6,5% và lạm phát khoảng 4,5% được Quốc hội, Chính phủ đặt ra trước đó, Ngân hàng Nhà nước định hướng tăng trưởng tín dụng năm nay khoảng 13-14%, có điều chỉnh phù hợp với diễn biến, tình hình thực tế, góp phần ổn định kinh tế vĩ mô, hỗ trợ tăng trưởng kinh tế hợp lý.
Phó Thống đốc nhắc lại, tại Chỉ thị 01/CT-NHNN, Ngân hàng Nhà nước đã định hướng và công khai minh bạch ngay từ đầu năm nguyên tắc xác định và cách thức điều hành chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
Chung cư - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2023
Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Xây dựng sắp tổ chức cuộc họp quan trọng
Theo ông Hà, Ngân hàng Nhà nước đã căn cứ tình hình hoạt động, năng lực tài chính và khả năng tăng trưởng tín dụng lành mạnh của các tổ chức tín dụng, trong đó, căn cứ một số tiêu chí cơ bản như kết quả xếp hạng tổ chức tín dụng, mức độ tập trung tín dụng, lãi suất, việc tham gia hỗ trợ xử lý các tổ chức tín dụng yếu kém, thực tiễn thị trường… Từ đó, NHNN thực hiện phân bổ chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng cho các TCDT, đồng thời, định kỳ rà soát và xem xét điều chỉnh chỉ tiêu tăng trưởng tín dụng.
“Từ nay đến hết năm, NHNN tiếp tục theo dõi sát diễn biến thị trường để có các giải pháp điều hành kịp thời, phù hợp, chủ động bổ sung hạn mức, sẵn sàng hỗ trợ thanh khoản tạo điều kiện cho các TCTD cung ứng vốn tín dụng cho nền kinh tế”, - Phó Thống đốc Phạm Thanh Hà nêu định hướng của Ngân hàng Nhà nước.

Các lĩnh vực hút nhiều vốn

Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cho thấy, tính đến ngày 23/11, dư nợ toàn hệ thống tăng 8,33% so với cuối tháng 12 năm ngoái mức đã giao cho các tổ chức tín dụng.
Như vậy, dư địa còn lại của toàn hệ thống để các tổ chức tín dụng mở rộng tăng trưởng tín dụng là rất lớn, khoảng 6,2%, tương đương khoảng 735 nghìn tỷ đồng để cấp cho nền kinh tế.
Cũng theo báo cáo của NHNN, tín dụng lĩnh vực ưu tiên – đặc biệt là tín dụng nông nghiệp, nông thôn – và tín dụng bất động sản đang là hai lĩnh vực chiếm tỷ trọng lớn nhất trong cơ cấu tín dụng hiện nay.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.11.2023
Giao dịch từ 400 triệu đồng trở lên sắp phải báo cáo Ngân hàng Nhà nước
Trong đó, với lĩnh vực ưu tiên, tín dụng với lĩnh vực nông thôn chiếm tỷ trọng lớn nhất, đạt dư nợ cho vay trên 3,1 triệu tỷ đồng, chiếm 24,52% tổng dư nợ toàn nền kinh tế, tăng 6,33% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với doanh nghiệp nhỏ và vừa đạt trên 2,34 triệu tỷ đồng, chiếm 18,34%, tăng 7,46% so với cuối năm 202. Tín dụng đối với lĩnh vực xuất khẩu đạt khoảng 322.000 tỷ đồng, chiếm 2,53%, tăng 11,61% so với cuối năm 2022.
Tín dụng đối với lĩnh vực công nghiệp hỗ trợ đạt trên 350.000 tỷ đồng, chiếm 2,75%, tăng 18,54% so với cuối năm 2022. Tín dụng đối với lĩnh vực doanh nghiệp ứng dụng công nghệ cao khoảng 45,4 nghìn tỷ đồng, chiếm 0,36%, tăng gần 18% so với cuối năm 2022.
Đối với tín dụng lĩnh vực tiềm ẩn rủi ro, NHNN cho biết, tín dụng đối với các dự án BOT, BT giao thông là 92.300 tỷ đồng, tăng 0,16% so với cuối năm 2022, chiếm 0,72% tổng dư nợ cấp tín dụng đối với nền kinh tế. Tín dụng để đầu tư, kinh doanh chứng khoán là trên 81.000 tỷ đồng, chiếm tỷ trọng 0,64% tổng dư nợ nền kinh tế, tăng gần 93% so với cuối năm 2022.
Riêng tín dụng lĩnh vực bất động sản đạt trên 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 6,04% so với cuối năm 2022, chiếm 21,46% tổng dư nợ nền kinh tế. Cho vay phục vụ nhu cầu đời sống đạt trên 2,7 triệu tỷ đồng, tăng 1,53% so với cuối năm 2022, chiếm 21,2% dư nợ nền kinh tế.
Báo cáo của Ngân hàng Nhà nước cũng nêu, tăng trưởng tín dụng thời gian qua chưa cao chủ yếu do nền kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, quá trình phục hồi còn chậm nên cầu tín dụng giảm và sức hấp thụ vốn của doanh nghiệp và nền kinh tế còn yếu
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Nguyễn Thị Hồng phát biểu - Sputnik Việt Nam, 1920, 11.10.2023
Thống đốc Ngân hàng Nhà nước giữ quan điểm kiên quyết
Thêm vào đó, ý kiến của các ngân hàng và tổ chức tín dụng lưu ý rằng, một trong những nguyên nhân gây ra tăng trưởng tín dụng còn thấp là vì một số nhóm khách có nhu cầu tín dụng nhưng chưa đáp ứng được điều kiện vay vốn hoặc còn vướng thủ tục pháp lý.
Phát biểu tại Hội nghị, các nhà băng khối tư nhân như Sacombank, MB, VPBank, Techcombank, TPBank đánh giá, mục tiêu tăng trưởng tín dụng đặt ra năm nay 14,5% cao hơn trước, tuy nhiên, trong bối cảnh khó khăn chung, cầu tín dụng suy giảm, dù Ngân hàng Nhà nước điều hành khá hợp lý, mặt bằng lãi suất cho vay hạ sâu so với năm 2022, các ngân hàng cũng đưa ra nhiều chương trình khuyến mãi, chủ động tìm khách hàng nhưng việc giải ngân vẫn khó khăn.

“Ai cũng thích cho vay”

Đại diện ngân hàng TMCP Việt Nam Thịnh vượng (VPBank) cho rằng, năm nay, hỗ trợ các doanh nghiệp vừa và nhỏ lại là rủi ro bởi đây là các doanh nghiệp yếu thế, khi khủng hoảng xảy ra là người gặp khó khăn, vậy phải hỗ trợ như thế nào, có thể chấp nhận những rủi ro liên quan hay không.
Hoặc như, tầng lớp người dân có thu nhập trung bình và thấp là lĩnh vực chính phủ yêu cầu hỗ trợ ưu tiên nhưng thực tế, người dân đã khó và không trả được nợ cũ. Nên để giải quyết các tình trạng này thì cần một giải pháp đồng bộ.
Theo cổng TTĐT Chính phủ, phát biểu tại cuộc họp, các ngân hàng bày tỏ, hiện vốn không thiếu nhưng để bơm tiền cho nền kinh tế, đảm bảo mục tiêu tăng trưởng tín dụng, thì vấn đề không chỉ nằm ở công tác điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng hay room tín dụng mà còn nằm ở khả năng hấp thụ vốn của nền kinh tế.
Phó Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam Đào Minh Tú trả lời câu hỏi của phóng viên cơ quan thông tấn, báo chí - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.11.2023
Ngân hàng Nhà nước đã họp với 35 nhà băng lớn của Việt Nam
Nhiều TCTD cho rằng, làm ngân hàng, nhất là ngân hàng thương mại thì “ai cũng thích cho vay”, không cho vay được là “thất nghiệp”. Tuy nhiên, trong bối cảnh hiện nay, khi tất cả các phân khúc khách hàng đầu bị ảnh hưởng thì giải ngân tín dụng là bài toán khó.
Thực tế, doanh nghiệp không có đơn hàng, co cụm lại, không vay vốn mà khi bán được hàng tồn kho thậm chí còn trả lại tiền cho ngân hàng.
Những người có khả năng vay và trả thì không có nhu cầu bởi nếu vay vốn sản xuất mà để hàng tồn kho rất nguy hiểm. Do đó, những khách hàng tốt, ngân hàng thương mại “tranh nhau để cho vay”, nhưng cũng có nhóm khách hàng cần thận trọng để phòng ngừa rủi ro.
Các ngân hàng thương mại đề nghị cần có giải pháp đồng bộ, nỗ lực vượt khó của các doanh nghiệp để nâng cao khả năng hấp thụ vốn, như việc “không thể vỗ tay bằng một bàn tay”, các nhà băng cho rằng, cơ quan thẩm quyền cần tiếp tục nghiên cứu, triển khai các giải pháp tổng thể hơn, nhất là giải quyết các vướng mắc pháp lý liên quan đến các dự án bất động sản, triển khai các giải pháp kích cầu tiêu dùng nhất là dịp Tết nguyên đán sắp tới, đẩy mạnh giải ngân vốn đầu tư công để dẫn dắt đầu tư, qua đó khơi thông “mạch máu” tín dụng.

"Hai bàn tay mà không vỗ trúng vào nhau thì cũng không thể thành tiếng"

Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đánh giá cao NHNN, các bộ, ngành, các ngân hàng thương mại đã “phát biểu rất trách nhiệm”. Tuy nhiên, do thời gian có hạn nên có thể chưa nêu được hết ý kiến, Phó Thủ tướng đề nghị các ngân hàng thương mại tiếp tục phản ánh để NHNN cũng như Thủ tướng Chính phủ nắm bắt được tình hình, trên cơ sở đó có những giải pháp điều hành hiệu quả, đáp ứng được yêu cầu.
Phó Thủ tướng đề nghị Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu các ý kiến phát biểu của ngân hàng thương mại để phát huy những ưu điểm, khắc phục những vấn đề còn tồn tại để điều hành tín dụng tốt hơn trong thời gian tới.
Ngân hàng Thương mại Cổ phần Sài Gòn (SCB) - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.09.2023
Ngân hàng Nhà nước phải có phương án xử lý ngân hàng SCB ngay trong tháng 9
Ông Khái cũng cho rằng, Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ hết sức quan tâm đến công tác điều hành chính sách tiền tệ nói chung, chính sách tín dụng nói riêng để bơm vốn cho nền kinh tế, thúc đẩy sản xuất, kinh doanh, nhưng đến thời điểm hiện tại, chỉ còn 1 tháng nữa là kết thúc năm 2023, tăng trưởng tín dụng không đạt được như mục tiêu đặt ra từ đầu năm là 14,5% (tính đến 23/11, tăng trưởng tín dụng đạt khoảng 8,35%, dư địa còn trên 6%).
Vẫn biết vấn đề này do nhiều nguyên nhân, tuy vậy, theo Phó Thủ tướng, trong khuôn khổ một cuộc họp chưa thể tổng kết hết được, Phó Thủ tướng đề nghị trong dịp cuối năm, NHNN cần phân tích, đánh giá cụ thể, chi tiết, đầy đủ tất cả các khía cạnh trong điều hành tín dụng, khả năng hấp thụ vốn, rà soát tất cả các vướng mắc để cùng nhau tháo gỡ kịp thời nhằm điều hành tốt hơn trong năm tới.
“Ngân hàng Nhà nước cần phải bám sát tình hình thực tế của nền kinh tế và nhu cầu của cộng đồng doanh nghiệp, người dân, rà soát, "xem lại" các quy định để điều chỉnh, nhằm điều hành chính sách tiền tệ, tín dụng chủ động, linh hoạt hơn nữa”, - cổng TTĐT Chính phủ dẫn lời Phó Thủ tướng lưu ý.
Phó Thủ tướng cũng đề nghị Ngân hàng Nhà nước bám sát các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ, nỗ lực hơn nữa tìm thêm các giải pháp điều hành, cấp tín dụng cho nền kinh tế, bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, hướng dòng vốn vào các lĩnh vực ưu tiên theo quy định của pháp luật và bảo đảm an toàn hệ thống.
Hội nghị Kết nối Ngân hàng - Doanh nghiệp khu vực Tây Nguyên - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
OceanBank, GPBank, CBBank, SCB: Ngân hàng Nhà nước tránh rủi ro đổ vỡ
“Tôi đề nghị trong tháng còn lại Ngân hàng Nhà nước điều hành sát với sự chỉ đạo của Chính phủ và Thủ tướng Chính phủ liên quan tới cấp tín dụng cho nền kinh tế, kể cả điều kiện, nội dung có liên quan tới điều hành của Ngân hàng Nhà nước, hấp thụ của nền kinh tế. Điều hành làm sao để ổn định kinh tế vĩ mô, kiểm soát lạm phát, đảm bảo các cân đối lớn, đáp ứng được nhu cầu cho nền kinh tế, ưu tiên như một số lĩnh vực, một số chương trình và phải phối hợp với các bộ ngành địa phương đảm bảo an toàn, đúng quy định pháp luật”, - VOV dẫn lời Phó Thủ tướng Lê Minh Khái nhấn mạnh.
Còn về quan điểm "không thể vỗ tay bằng một bàn tay" của đại diện một ngân hàng thương mại nêu trong cuộc họp, Phó Thủ tướng Lê Minh Khái cũng cho rằng "nếu 2 bàn tay mà không vỗ trúng vào nhau thì cũng không thể thành tiếng".
Do đó, Phó Thủ tướng đề nghị NHNN và các ngân hàng cần phải chủ động hơn nữa, sẵn sàng hơn nữa để giải ngân vốn kịp thời khi doanh nghiệp, người dân có nhu cầu và đảm bảo điều kiện.
Đồng Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 23.09.2023
Nhà đầu tư nhấp nhổm rời Việt Nam, Ngân hàng Nhà nước tung đòn khôn khéo
Phó Thủ tướng Lê Minh Khái đề nghị các bộ ngành, địa phương căn cứ vào các chỉ đạo của Chính phủ, Thủ tướng Chính phủ tiếp tục nêu cao tinh thần trách nhiệm, tập trung tháo gỡ khó khăn cho doanh nghiệp và nền kinh tế, nhất là các vấn đề liên quan đến kích cầu tiêu dùng, thúc đẩy thị trường bất động sản, đẩy mạnh đầu tư công,… cùng với Ngân hàng Nhà nước và hệ thống ngân hàng thương mại nỗ lực vượt qua khó khăn, thực hiện tốt mục tiêu vừa bảo đảm bơm vốn cho nền kinh tế vừa giữ an toàn hệ thống tín dụng, tạo đà cho sự phát triển tốt hơn trong năm 2024.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала