Hai quê hương, ba tài năng và một trái tim rộng lớn của ông Lê Tự Minh

© Ảnh : IMGChủ tịch HĐQT IMG Lê Tự Minh
Chủ tịch HĐQT IMG Lê Tự Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 02.12.2023
Đăng ký
Một nhà văn nổi tiếng đã từng nói rằng người tài năng thường có khả năng tư duy và sáng tạo tốt, dễ thành công trong mọi việc.
Điều này là đúng với nhân vật chính trong câu chuyện của chúng tôi - ông Lê Tự Minh là người mang nhiều khuôn mặt, là một doanh nhân, nhà thơ, dịch giả, nhà soạn nhạc.

Với nước Nga từ thuở thơ ấu

Rất nhiều điều trong cuộc đời ông Lê Tự Minh đều gắn liền với nước Nga. Ngay cả cuốn sách đầu tiên mà cậu bé Minh đã đọc lúc 6 tuổi cũng được viết bởi một nhà văn Liên Xô. Đây là bản dịch sang tiếng Việt của cuốn sách thiếu nhi tuyệt vời của Nikolai Nosov "Những cuộc phiêu lưu của Mít Đặc và các bạn". Sau đó là "Người thầy đầu tiên" của Aitmatov, "Dagestan của tôi" của Gamzatov và nhiều tác phẩm khác.
Sau khi tốt nghiệp khoa Kinh tế chính trị Đại học Tổng hợp Hà Nội, nay là Đại học kinh tế Đại học Tổng hợp Hà Nội, Lê Tự Minh giảng dạy kinh tế chính trị trong thời gian 5 năm tại Trường sĩ quan Pháo phòng không, nay là Học viện Phòng không-Không quân. Vào năm 1987, ông được cử đi học ở Mátxcơva, tại Học viện Quân chính Lê-nin ( nay là Đại học quân sự Matxcơva).

"Khi chúng tôi đến Nga, những người Nga coi chúng tôi như những con ruột của mình. Nước Nga dạy dỗ, nuôi nấng chúng tôi. Và chúng tôi đã nhận được rất nhiều từ Nga, không chỉ kiến ​​thức về chuyên ngành mà còn cả kiến ​​thức về văn học, âm nhạc Nga và sự hiểu biết về văn hóa Nga. Chúng tôi biết ơn nước Nga đã giúp chúng tôi giành chiến thắng trong cuộc chiến, đã đào tạo cả một thế hệ người Việt Nam sau đó trở thành những người lãnh đạo kinh tế, văn hóa và khoa học. Tất cả người Việt từng học ở Nga đều coi đất nước này là quê hương thứ hai của mình, trở về đây như trở về quê hương của mình", - ông Lê Tự Minh chia sẻ.

Dịch giả, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi: Tiếng Nga mang vai trò giải phóng  - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.10.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Dịch giả, Nhà giáo ưu tú Vũ Thế Khôi: Tiếng Nga mang vai trò giải phóng
Ông Lê Tự Minh đã sống 9 năm ở Matxcơva: đầu tiên là học viên của Học viện Quân chính, sau đó là nghiên cứu sinh tại Viên hàn lâm học Nga. Sau khi bảo vệ luận án Tiến sĩ Khoa học Kinh tế, năm 1996, ông về Việt Nam kinh doanh. Những kiến ​​thức của ông rất hữu ích cho một đất nước đang phát triển nền kinh tế thị trường. Ông Lê Tự Minh đã trở thành doanh nhân thành đạt, là Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư IMG.

Con đường đến với âm nhạc không dễ dàng

Ông Lê Tự Minh hồi tưởng lại: "Có một ngày người bạn tốt của tôi rất vui mừng thông báo cho tôi biết rằng, anh ấy đã được thăng cấp bậc hàm cấp tướng. Khi đó tôi đã quyết định tặng anh ấy một món quà bất thường. Trong hai đêm mất ngủ, tôi đã dịch sang tiếng Việt bài hát Xô viết "Hoa Kalina đang nở" mà chúng tôi rất thích hát khi còn học ở Mátxcơva. Bài hát đã được thu âm trên truyền hình và được khán giả yêu thích. Một tuần sau, tôi dịch một bài hát Xô Viết khác, "Xin chào mẹ!" và đây là những bước đầu tiên của tôi đến với thế giới âm nhạc tuyệt vời".

Ông Lê Tự Minh dịch sang tiếng Việt khoảng hai mươi bài hát nổi tiếng của Liên Xô, đồng thời ông còn dịch bài hát từ các thứ tiếng khác. Dịch bài hát rất khó, vì không chỉ cần truyền tải được nội dung, tính cách, phong cách của bài hát mà còn phải ghép những dòng thơ vào giai điệu.
Tội ác và hình phạt - nhà văn Fyodor Dostoyevsky - Sputnik Việt Nam, 1920, 22.10.2023
Văn học Nga sẽ trở lại Việt Nam?
Theo ý kiến người bạn của ông - nhà thơ Nguyễn Huy Hoàng - ông Lê Tự Minh làm điều này rất tốt. Hơn nữa, Chủ tịch Công ty cổ phần Đầu tư IMG có tài năng làm thơ. Các bài thơ về những chủ đề muôn thuở - về lòng yêu nước, về người mẹ, tình bạn, về tình yêu cuộc sống - chứa đầy những tình cảm sâu sắc, chân thành. Lê Tự Minh dịch những bài thơ của các nhà thơ cổ điển Nga: Pushkin, Lermontov, Yesenin.
"Công việc của tôi khá phức tạp và căng thẳng, có rất nhiều vấn đề. Đối với tôi, sáng tác bài thơ là liều thuốc tốt nhất cho sự mệt mỏi. Sự sáng tạo mang lại cho tôi sức mạnh và năng lượng để tiếp tục làm việc, tôi cống hiến cho đất nước không chỉ kiến ​​thức mà còn cả trái tim của mình", - doanh nhân và nhà thơ tâm sự.
Nhiều tác phẩm thơ của ông được các nhạc sĩ nổi tiếng của Việt Nam như Tuấn Phương, Đức Trịnh, Xuân Phương, Đỗ Hồng Quân phổ nhạc. Nhưng Lê Tự Minh muốn thể hiện bản thân trong âm nhạc, và ông bắt đầu tự viết giai điệu cho những bài thơ của mình.
Cả thính giả lẫn giới chuyên môn đều yêu thích ca khúc của Lê Tự Minh đến nỗi dù không được đào tạo về âm nhạc nhưng ông đã được trao giải thưởng vì đóng góp cho sự phát triển của âm nhạc Việt Nam và được kết nạp vào Hội Nhạc sĩ Việt Nam. Tuy nhiên, sau này Lê Tự Minh đã tham gia chương trình đào tạo ngắn hạn kỹ năng sáng tác.
Các bài hát của ông trở nên rất nổi tiếng, được trình bày tại các lễ hội, cuộc thi và nhận giải thưởng. Một trong những bài hát của ông - ca khúc Hồi sinh - được dịch sang tiếng Nga mới được trình diễn tại Liên hoan Âm nhạc Hàn lâm Quốc tế ở Adygea, là một nước cộng hòa ở miền nam Liên bang Nga.
Nhà giáo ưu tú, Dịch giả Lê Đức Mẫn  - Sputnik Việt Nam, 1920, 04.03.2023
Chuyện đáng kinh ngạc
Người thổi hồn Việt trong các tác phẩm văn học Nga
Trong cuộc phỏng vấn với phóng viên Sputnik, nhạc sĩ Lê Tự Minh cho biết về lịch sử sáng tác ca khúc này, về Liên hoan ở Adygea có sự tham gia của các đại diện từ bảy quốc gia Châu Âu và Châu Á.

Giàu lòng nhân ái

"Đại dịch COVID-19 đã cướp đi sinh mạng của nhiều người ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Và tôi đã sáng tác ca khúc Hồi sinh để mọi người một lần nữa tin vào chiến thắng của sự sống trên sự chết. Hồi sinh rồi những cánh rừng đã cháy, Mầm xanh lên trên những tàn tro. Hồi sinh rồi chim ngập ngừng gọi bạn, Giọt yêu thương chợt vút ngang lưng trời".
Khi sáng tác bài hát này, tôi nhớ đến nước Nga, nơi vào mùa đông toàn bộ thiên nhiên đóng băng dưới lớp tuyết dày và tái sinh vào mùa xuân khi tuyết tan.

"Hồi sinh cho thấy sức mạnh mãnh liệt của cuộc sống. Chúng tôi yêu sự hồi sinh, cũng như yêu nước Nga, sức sống mạnh mẽ của đất nước này. Lần này tôi làm quen với một khu vực khác của nước Nga - Cộng hòa Adygea ở Bắc Kavkaz. Chúng tôi rất vui vẻ vì sự đón tiếp nồng nhiệt của người dân nơi đây, có những người kể cho chúng tôi biết về việc họ đã từng tham gia các cuộc biểu tình phản đối chiến tranh Việt Nam, họ yêu quý và tôn trọng người Việt Nam và mời tôi cùng nhạc sĩ Đỗ Hồng Quân trình bày trước các tác phẩm của mình".

Sự nghiệp thơ văn và âm nhạc của ông Lê Tự Minh được thể hiện trong cuốn sách "Trở về" đã được xuất bản vào năm ngoái. Ông cho phóng viên Sputnik một quyển sách. Trên trang sách hiện lên hình ảnh tác giả - một con người lương thiện, chân thành, cao thượng, có lòng biết ơn, một người yêu nước.
© Elena NikulinaCuốn sách "Trở về" của nhà văn Lê Tự Minh
Cuốn sách Trở về của nhà văn Lê Tự Minh - Sputnik Việt Nam, 1920, 01.12.2023
Cuốn sách "Trở về" của nhà văn Lê Tự Minh
Chúng tôi kể về ba tài năng của Lê Tự Minh. Nhưng ông còn có một tài năng nữa, có lẽ là tài năng quan trọng nhất - giàu lòng nhân ái. Ông tích cực tham gia các hoạt động nhân đạo từ thiện, hỗ trợ các cơ sở giáo dục nơi ông từng theo học và tài trợ xây dựng Trung tâm hỗ trợ & phát triển tài năng trẻ mồ côi IMG Huế.
"Tôi là thành viên Ban Chấp hành Hội hữu nghị Việt – Nga. Khi dịch bệnh COVID-19 bùng phát ở Việt Nam, chúng tôi đã đến gặp những người Nga sinh sống tại TP.HCM, giúp đỡ và hỗ trợ họ", - ông Lê Tự Minh nói.
Chúng tôi biết ở Việt Nam có rất nhiều người như ông Lê Tự Minh. Và chừng nào họ còn tồn tại thì tình hữu nghị Nga - Việt sẽ không bị gián đoạn.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала