Việt Nam bộc lộ sự khôn khéo

© Depositphotos.com / Erwin WodickaThuế.
Thuế. - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.12.2023
Đăng ký
Việc Việt Nam chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ ngày 1/1/2024 sẽ chấm dứt cuộc đua “xuống đáy” về ưu đãi thuế giữa các nước trong khu vực.
Đây là lựa chọn khôn khéo, mang tính chiến lược lâu dài, hứa hẹn mang lại cơ hội lớn thu hút FDI của Việt Nam.
Chính sách mới được cho là sẽ tác động nhiều mặt tới các doanh nghiệp FDI trong thời gian tới, nhưng cũng mở ra cơ hội để Việt Nam thu hút nguồn vốn chất lượng cao từ các doanh nghiệp nước ngoài.

Chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế trong thu hút FDI

Tạp chí Hải quan đưa tin, tại Kỳ họp thứ 6, Quốc hội đã thông qua Nghị quyết về việc áp dụng thuế thu nhập doanh nghiệp bổ sung theo quy định chống xói mòn cơ sở thuế toàn cầu. Nghị quyết có hiệu lực thi hành từ ngày 1/1/2024.
Chỉ chưa đầy 1 tháng nữa, cơ chế thuế tối thiểu toàn cầu sẽ chính thức được thực thi tại Việt Nam. Điều này sẽ tác động lớn đến hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài (FDI) tại Việt Nam.
Nói về tình hình thu hút FDI sắp tới, TS. Nguyễn Quốc Việt, Phó Viện trưởng Viện Nghiên cứu Kinh tế và Chính sách (VEPR) cho biết, việc Quốc hội Việt Nam thông qua Nghị quyết trên sẽ tác động đến hơn 100 doanh nghiệp FDI đang hoạt động ở Việt Nam, cũng như nhiều doanh nghiệp FDI khác trong tương lai.
"Có thể khẳng định, khả năng cạnh tranh trong thu hút vốn FDI của Việt Nam sẽ bị ảnh hưởng trong ngắn hạn khi khung thuế ưu đãi thay đổi. Các quốc gia trong đó có Việt Nam sẽ phải chấm dứt cuộc đua xuống đáy về thuế và các ưu đãi dạng thuế với các nước trong khu vực”, - Tạp chí Hải quan dẫn lời TS. Nguyễn Quốc Việt.
ĐBQH Trần Hoàng Ngân - Sputnik Việt Nam, 1920, 20.11.2023
Việt Nam không hút "đại bàng" FDI bằng công cụ thuế
Theo ông, các động lực thu hút dòng vốn FDI chất lượng, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ cao, dịch vụ giá trị gia tăng, năng lượng tái tạo hướng tới kinh tế xanh, kinh tế số sẽ phải đối mặt với không ít thách thức phía trước.
“Việt Nam cần sớm nghiên cứu vấn đề này để thiết kế các chính sách ưu đãi FDI phù hợp hơn trong bối cảnh mới”, - chuyên gia khuyến nghị.

Cơ hội tốt để Việt Nam thu hút FDI chất lượng cao

Mặc vậy, theo ông Việt, đây cũng là cơ hội để Việt Nam trong sàng lọc và thu hút nguồn vốn chất lượng cao, đặc biệt là trong bối cảnh một số tập đoàn của Mỹ đã cân nhắc đầu tư dự án mới vào Việt Nam.
Đây có thể xem là thời điểm “vàng” để Việt Nam nâng cao vị thế, thay đổi mối liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI, từ đó tham gia sâu hơn nữa vào chuỗi giá trị toàn cầu.
Một số chuyên gia nhìn nhận, việc Việt Nam chính thức áp thuế tối thiểu toàn cầu từ 1/1/2024, sẽ chấm dứt cuộc đua “xuống đáy” về ưu đãi thuế giữa các nước trong khu vực.
Việc thay đổi các biện pháp hấp dẫn thu hút vốn đầu tư nói chung, FDI nói riêng bằng cách hoàn thiện năng lực cạnh tranh quốc gia, nâng cao năng lực của doanh nghiệp, thúc đẩy doanh nghiệp tham gia sâu hơn vào chuỗi giá trị toàn cầu là vấn đề cấp thiết.
Theo TS. Trần Thị Mai Thành (Khoa Kinh tế và Kinh doanh quốc tế, Đại học Kinh tế, Đại học Quốc gia Hà Nội), đến lúc này, khả năng tham gia chuỗi cung ứng đầu vào cho doanh nghiệp FDI của các doanh nghiệp nội địa Việt Nam vẫn hạn chế, nhất là trong việc cung ứng cho các tập đoàn lớn.
Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc - Sputnik Việt Nam, 1920, 10.11.2023
Lo thuế tối thiểu toàn cầu có thể khiến các nhà đầu tư rời sản xuất khỏi Việt Nam
Khi mà có đến 90% doanh nghiệp FDI tại các nước Trung Quốc, Malaysia và Thái Lan sử dụng nguồn đầu vào trong nước, thì ở Việt Nam mới chỉ chiếm khoảng 60%. Sau nhiều năm nỗ lực thu hút FDI, doanh nghiệp Việt phần lớn chỉ tham gia vào những mắt xích có giá trị gia tăng thấp nhất trong chuỗi giá trị toàn cầu, với thâm dụng lao động và yêu cầu kỹ thuật thấp.
Nhiều doanh nghiệp trong nước cho đến thời điểm hiện tại vẫn còn chưa đáp ứng được yêu cầu trở thành nhà cung cấp cho các doanh nghiệp FDI, từ đó làm tăng thêm khó khăn trong việc tham gia liên kết.
Ngoài ra, doanh nghiệp Việt cũng chưa tham gia được vào hệ sinh thái và chuỗi giá trị của các doanh nghiệp đầu chuỗi và doanh nghiệp FDI. Các doanh nghiệp FDI công nghệ cao thường có xu hướng nhập hàng hóa đầu vào từ nước xuất xứ của mình hơn là các doanh nghiệp FDI công nghệ thấp và có xu hướng sử dụng nhà cung cấp tư nhân trong nước ít hơn.
Chẳng hạn, các doanh nghiệp Nhật Bản - một trong các nhà đầu tư FDI lớn nhất tại Việt Nam, mua sắm khoảng 32,6% dịch vụ và sản phẩm đầu vào từ nhà cung cấp địa phương. Con số này nhỏ hơn rất hơn nhiều so với các doanh nghiệp FDI của Nhật tại các nước láng giềng như Trung Quốc (67,8%), Thái Lan (57,1%) hay Indonesia (40,5%).

Thu hút vốn FDI bằng phi thuế

Tán thành ý kiến trên, ông Simon Kreye, Phó Đại sứ Cộng hòa Liên bang Đức tại Việt Nam cho biết, Đức là một trong những đối tác thương mại hàng đầu của Việt Nam trong số các nước EU, với tổng giá trị đầu tư là khoảng 2,4 tỷ Euro. Hiện Đức đang có khoảng 450 dự án triển khai, tạo ra trên dưới 50.000 việc làm.
Theo ông, xu hướng dịch chuyển chuỗi cung ứng vào Việt Nam đã diễn ra từ khi Việt Nam ký các Hiệp định thương mại tự do, song phương với các nước EU và càng được thúc đẩy sau khi các nước này áp dụng chiến lược Trung Quốc+1.
Nhiều doanh nghiệp Đức đã và đang hưởng lợi từ chính sách thu hút FDI của Việt Nam nhưng tính liên kết của doanh nghiệp hai bên cao. Các doanh nghiệp Việt Nam mới có mặt ở những thang bậc thấp trong chuỗi giá trị toàn cầu, chưa được kết nối đầy đủ với doanh nghiệp FDI.
“Nâng cao tính liên kết giữa doanh nghiệp Việt Nam và doanh nghiệp FDI là mục tiêu quan trọng để các doanh nghiệp của Việt Nam tăng cường năng lực sản xuất cũng như hội nhập sâu chuỗi cung ứng toàn cầu, thu hút được nhiều nguồn vốn chất lượng cao hơn khi Việt Nam áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu”, - ông Simon Kreye khuyến nghị.
Về phần mình, TS. Nguyễn Quốc Việt lưu ý tới bài toán nâng cao năng lực cạnh tranh, tự chủ và năng suất lao động cho các doanh nghiệp trong nước. Ngoài ra, chuyên gia còn nhấn mạnh tầm quan trọng của việc thiết lập liên kết vùng.
Tòa nhà Bộ Tài chính Việt Nam tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 08.09.2023
Bộ Tài chính Việt Nam bổ nhiệm tân Tổng cục trưởng Tổng cục Thuế
Theo ông Việt, tạo ra sự kết nối giữa các vùng là biện pháp tối quan trọng để thúc đẩy phát triển cụm công nghiệp, mở ra những cơ hội mới cho sự phát triển kinh tế của Việt Nam.
Bên cạnh đó, đẩy mạnh chuyển giao công nghệ tiên tiến. Trong đó, Chính phủ cần hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, chính sách liên quan đến đầu tư, chuyển giao công nghệ tiên tiến, thân thiện với môi trường và phát triển bền vững.
Với các doanh nghiệp Việt, cần chủ động hơn trong việc tìm kiếm các cơ hội chuyển giao công nghệ từ các doanh nghiệp FDI, với các thỏa thuận mua bản quyền, phát minh hoặc thương quyền…
Song song đó, nên tập trung hoàn thiện các chính sách phát triển ngành công nghiệp phụ trợ theo các chuỗi liên kết gắn với chuỗi giá trị toàn cầu…
Chia sẻ thêm về vấn đề này, PGS.TS. Nguyễn Thường Lạng (Đại học Kinh tế quốc dân), cho biết việc áp dụng thuế tối thiểu toàn cầu là cơ hội để Việt Nam hút nguồn vốn FDI bằng phi thuế.
Theo ông Lạng, để phát huy triệt để công cụ và biện pháp phi thuế, Việt Nam cần triển khai chiến lược thu hút FDI mới, tái đầu tư bằng biện pháp phi thuế đa dạng, thực chất, hiệu quả và lâu dài. Các biện pháp này cần gắn với việc chuyển đổi mô hình tăng trưởng kinh tế theo chiều sâu, ổn định, bền vững.
Chủ tịch HĐQT Công ty Vàng bạc Đá quý Phú Nhuận Việt Nam  (PNJ) Cao Thị Ngọc Dung - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.09.2023
PNJ bị "tuýt còi" vì sai phạm về thuế
Ngoài ra, cần chú ý hoàn thiện hệ thống pháp lý về FDI rõ ràng, minh bạch, thống nhất giữa các địa phương, phù hợp xu hướng thế giới, cam kết và thông lệ quốc tế gắn với cam kết thuế tối thiểu toàn cầu 15%.
Chuyên gia cũng khuyên nghị nên tổ chức đánh giá tác động cụ thể cam kết này đến dòng FDI từng ngành, đối tác, địa phương nhằm thích ứng tương xứng.

3 điều hấp dẫn nhất ở Việt Nam

Ông Nguyễn Văn Toàn, Phó Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Đầu tư nước ngoài (VAFIE) bày tỏ với tạp chí Hải quan cũng khẳng định, lợi thế về các chính sách thuế (giảm, hoãn, miễn thuế) chỉ là lợi thế về trước mắt, hay còn gọi là “cuộc cạnh tranh xuống đáy” và cần được thay đổi.
Đây là cơ hội thoát khỏi cuộc cạnh tranh về đáy và cũng tạo lợi thế trong dài hạn cho Việt Nam.
Ông lưu ý về thực trạng khoảng 50% doanh nghiệp nước ngoài tại Việt Nam báo lỗ dù vẫn liên tục mở rộng sản xuất, đặc biệt là thực trạng lãi thật và lỗ giả bởi doanh nghiệp FDI chuyển lợi nhuận ra những "thiên đường thuế".
“Các doanh nghiệp này vào Việt Nam nhưng không đầu tư thẳng mà đầu tư ở một nước thứ 3 - nơi có thuế suất DN thấp hoặc bằng 0 để họ chuyển lợi nhuận sang đó đóng thuế. Như vậy, thuế tối thiểu toàn cầu sẽ giúp chống chuyển giá - trốn thuế”, - ông Toàn nói.
Theo Phó Chủ tịch VAFIE, có 3 điều hấp dẫn nhất ở Việt Nam với các nhà đầu tư nước ngoài.
 Bộ trưởng Tài chính Hồ Đức Phớc  - Sputnik Việt Nam, 1920, 21.10.2023
Viettel nộp thuế "khủng"
Thứ nhất, Việt Nam là một quốc gia có lợi thế chính trị ổn định.
Thứ hai, những năm gần đây Việt Nam đã đẩy mạnh việc đàm phán, ký kết các FTAs với rất nhiều đối tác quan trọng và tiềm năng. Cơ hội mở rộng thị trường xuất khẩu cho hàng hóa có xuất xử Việt Nam ngày càng tăng lên, do vậy, các nhà đầu tư nước ngoài đang và sẽ đổ dồn về Việt Nam.
Thứ ba, đó là tiềm năng phát triển của Việt Nam còn rất lớn, bởi chính sách Trung Quốc+1 của nhiều quốc gia cũng như Việt Nam không bị chịu ảnh hưởng nhiều từ các xung đột địa chính trị trên thế giới.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала