Bắc Kinh và Washington: Ai sẽ thắng trong cuộc tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam?

© TTXVN - Bùi Doãn TấnĐồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.
Đồng chí Vương Đình Huệ, Ủy viên Bộ Chính trị, Chủ tịch Quốc hội cùng đại biểu hai nước tiễn Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình và Phu nhân tại sân bay quốc tế Nội Bài.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Đăng ký
Không có gì đáng ngạc nhiên khi 90% tổng số bài viết và phóng sự về Việt Nam trên các phương tiện truyền thông quốc tế đều dành cho chuyến thăm Hà Nội của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình và phu nhân.
Hơn nữa, phần lớn trong số đó được tải trên báo chí Trung Quốc, các phương tiện truyền thông Trung Quốc đã đưa tin đậm chuyến thăm đầy sự kiện kéo dài hai ngày. Còn các phương tiện truyền thông phương Tây ít chú ý đến chuyến thăm này hơn, giọng điệu các bài báo của họ khác hẳn với báo chí Trung Quốc. Trong bài tổng quan truyền thống "Việt Nam trên báo chí nước ngoài", chúng tôi sẽ không nói chi tiết về chuyến thăm của ông Tập Cận Bình mà sẽ tập trung vào những điểm chính và cách tiếp cận khác nhau khi đánh giá kết quả của chuyến thăm đó.

Dấu mốc quan trọng trong quan hệ song phương

Tân Hoa Xã lưu ý Việt Nam ủng hộ xây dựng cộng đồng chiến lược chung vận mệnh, Sáng kiến ​​Phát triển Toàn cầu, Sáng kiến ​​An ninh Toàn cầu và Sáng kiến ​​Văn minh Toàn cầu. Trung Quốc và Việt Nam nhất trí tiếp tục tăng cường trao đổi cấp cao giữa hai bên cũng như tiến hành tương tác chiến lược kịp thời về các vấn đề lớn trong quan hệ song phương, tình hình quốc tế và khu vực. Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa giao lưu cấp cao giữa quân đội hai nước; phát huy tốt vai trò của các kênh như Giao lưu Hữu nghị Quốc phòng Biên giới, Đối thoại Chiến lược Quốc phòng và Đường dây nóng giữa hai Bộ Quốc phòng; triển khai hiệu quả “Tuyên bố Tầm nhìn chung về hợp tác quốc phòng đến năm 2025” giữa Bộ Quốc phòng hai nước.
Lễ đón Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình thăm cấp Nhà nước tới Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 15.12.2023
Cảnh vệ Việt Nam bảo vệ ông Tập Cận Bình và bà Bành Lệ Viện đặc biệt thế nào?
Hai bên nhất trí tăng cường hơn nữa hợp tác về công nghiệp quốc phòng, diễn tập và huấn luyện chung, y tế hậu cần, gìn giữ hòa bình Liên hợp quốc và lĩnh vực an ninh phi truyền thống. Hai bên cũng tiếp tục đi sâu hợp tác biên phòng, thúc đẩy triển khai tuần tra chung biên giới trên đất liền, tiếp tục triển khai tốt tuần tra chung trên Vịnh Bắc Bộ và hoạt động tàu quân sự thăm nhau; làm sâu sắc cơ chế giao lưu, hợp tác giữa hải quân và cảnh sát biển hai nước. Hai bên cũng sẽ tăng cường trao đổi thông tin tình báo, cũng như trao đổi kinh nghiệm và hợp tác trong các lĩnh vực an ninh chống lại sự can thiệp từ bên ngoài và các thế lực phản động, thù địch.
Mối quan hệ giữa Trung Quốc và Việt Nam rất vững chắc và không thế lực bên ngoài nào có thể gây bất hòa, phá hủy hoặc làm suy yếu mối quan hệ song phương. Trung Quốc và Việt Nam cũng hứa sẽ quản lý tốt hơn và chủ động giải quyết những khác biệt trong các vấn đề trên biển, nhất trí tìm kiếm các giải pháp lâu dài và được các bên cùng chấp nhận, đồng thời cam kết nỗ lực thúc đẩy việc ký kết Bộ quy tắc ứng xử ở Biển Đông hiệu quả trên cơ sở đồng thuận thông qua các cuộc tham vấn. Lãnh đạo hai nước cho rằng, hai bên nên phát huy truyền thống hữu nghị do các thế hệ lãnh đạo của hai nước thiết lập, nỗ lực chung xây dựng một cộng đồng chung vận mệnh, đi theo con đường hiện đại hóa của riêng mình, cùng có lợi và đôi bên cùng có lợi, học hỏi lẫn nhau và đóng góp tích cực cho hòa bình và thịnh vượng trong khu vực.
Đã có 36 văn bản thỏa thuận hợp tác được ký kết giữa các ban, bộ ngành, địa phương hai nước nhân chuyến thăm của nhà lãnh đạo Trung Quốc trong các lĩnh vực như nền kinh tế kỹ thuật số, vận tải, kiểm soát xuất nhập cảnh và kiểm dịch cũng như nhiều lĩnh vực khác. Để kích thích thương mại và đầu tư, cả hai bên nhất trí thành lập một khu vực tập trung vào nông nghiệp, cơ sở hạ tầng, năng lượng, kinh tế kỹ thuật số và phát triển xanh. Trung Quốc và Việt Nam thúc đẩy hợp tác phát triển chuỗi công nghiệp song phương, và sự hợp tác chặt chẽ hơn giữa hai nước trong phân công lao động quốc tế sẽ giúp cải thiện khả năng cạnh tranh và khả năng phục hồi của chuỗi cung ứng khu vực. Hàng hóa trung gian hiện chiếm gần 70% khối lượng thương mại giữa Trung Quốc và Việt Nam.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình gặp gỡ nhân sỹ hữu nghị và thế hệ trẻ Việt - Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Hoạt động cuối cùng khép lại chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
China Daily viết rằng, dữ liệu này phù hợp với xu hướng rộng hơn ở ASEAN, khi các nhà xuất khẩu đang ngày càng phụ thuộc vào linh kiện từ Trung Quốc thay vì các nguồn khác bởi vì Trung Quốc đang tiến lên trong chuỗi giá trị. Trung Quốc có nhiều kinh nghiệm trong việc thành lập các cụm công nghiệp sản xuất tiên tiến và hiệu quả cao. Các công ty Trung Quốc đang tiến lên “nấc thang” cao hơn trong chuỗi giá trị, và họ có thể chia sẻ kinh nghiệm với các đối tác Việt Nam. Trong khi đó, các chuyên gia cho rằng, Việt Nam có lợi thế về phí nhân công lao động và hậu cần, nhờ đó nước này có thể trở thành điểm đến đầu tư lý tưởng cho các công ty Trung Quốc muốn mở rộng ra thị trường toàn cầu.
Global Times cho rằng, nguyên nhân chính khiến Việt Nam đánh giá cao mối quan hệ với Trung Quốc là hai yếu tố độc đáo mà Mỹ không bao giờ có trong quan hệ với quốc gia Đông Nam Á này: thứ nhất, Trung Quốc và Việt Nam là hai nước xã hội chủ nghĩa, cả hai đều muốn để bên đối tác đạt được thành công rực rỡ trên con đường chủ nghĩa xã hội, đồng thời cả hai nước phải đối mặt với những mối đe dọa về mặt tư tưởng đối với an ninh chính trị của mình; thứ hai, đây là hai nước láng giềng có mối quan hệ thương mại chặt chẽ, mối quan hệ hợp tác truyền thống cũng như nhu cầu và tiềm năng to lớn về trao đổi văn hóa và giao lưu, bất chấp những xích mích và tranh chấp thường xuyên, các nhà phân tích cho biết. Quá trình hiện đại hóa của Trung Quốc cũng sẽ mang lại lợi ích cho những nỗ lực của Việt Nam trong việc hiện đại hóa đất nước mình. Sau khi kết thúc chuyến thăm cấp nhà nước kéo dài hai ngày của ông Tập Cận Bình, Chủ tịch nước Việt Nam Võ Văn Thưởng tuyên bố quan hệ song phương chưa bao giờ “toàn diện, sâu sắc và thân thiện” hơn thế. Cả hai bên đều gọi chuyến thăm này là dấu mốc lịch sử, đưa quan hệ Việt Nam-Trung Quốc lên tầm cao mới.
Video: Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Multimedia
Video: Chủ tịch Tập Cận Bình gặp Tổng Bí thư Đảng Cộng sản Việt Nam Nguyễn Phú Trọng tại Hà Nội

Trung Quốc là đối tác chiến lược hàng đầu

Các ấn phẩm hàng đầu của phương Tây cũng bình luận về chuyến thăm Việt Nam của Chủ tịch Trung Quốc Tập Cận Bình, nhưng, các tác giả lưu ý rằng, chuyến thăm này diễn ra sau chuyến thăm của Tổng thống Mỹ vào tháng 9 và là biểu hiện của sự cạnh tranh giữa Bắc Kinh và Washington nhằm tranh giành ảnh hưởng tại Việt Nam.
Tờ New York Times viết, rất ít quốc gia hiện đóng vai trò quan trọng hơn Việt Nam trong cuộc cạnh tranh Mỹ-Trung, và điều đó đẩy Việt Nam, quốc gia đã từng hứng chịu cuộc chiến tranh tàn khốc lâu dài để giành độc lập, vào tình thế có rủi ro cao và có lợi nhuận cao. Việc duy trì mối quan hệ tốt với cả hai cường quốc có thể giúp Việt Nam vào quỹ đạo tăng trưởng mới mang tính bứt phá; nhưng, sự tức giận của cường quốc này hay cường quốc kia có thể khiến Việt Nam phải trả giá đắt.

“Giới lãnh đạo Việt Nam vẫn chơi tốt, hiểu rõ thách thức cũng như cơ hội do các cường quốc cạnh tranh cung cấp và tận dụng tối đa vị trí chiến lược của Việt Nam”, tác gia dẫn lời một chuyên gia. “Vấn đề là ở chỗ: vị thế này bền vững đến mức nào”.

Tạp chí Time lưu ý: Việc chính quyền Biden thúc đẩy hạn chế ảnh hưởng của Trung Quốc ở Ấn Độ Dương-Thái Bình Dương, cùng với các yêu sách lãnh thổ sâu rộng của Bắc Kinh ở Biển Đông, khiến các nước như Việt Nam phải hành động rất cẩn thận trong nỗ lực cân bằng quan hệ với hai nền kinh tế lớn nhất thế giới. Sau khi Trung Quốc xây dựng lực lượng hải quân lớn nhất thế giới và sau khi năm ngoái lực lượng bảo vệ bờ biển của nước này đã tuần tra vùng biển gần các mỏ dầu ngoài khơi Việt Nam gần như hàng ngày, Hà Nội tăng tốc việc nạo vét và lấp đất ở khu vực quần đảo Trường Sa đang tranh chấp và nhiều lần kêu gọi Trung Quốc tôn trọng chủ quyền của mình.
Hội đồng Quan hệ Đối ngoại Hoa Kỳ (CFR) đã đăng một bài phân tích về quan hệ Việt-Trung trên trang web của mình. Trong tiến trình lịch sử, Việt Nam đã có nhiều cuộc chiến tranh với Trung Quốc và do đó có thái độ thù địch đối với Trung Quốc. Nói chung, Trung Quốc không được lòng công chúng Việt Nam, trong những năm gần đây ở nước này đã nổ ra nhiều cuộc biểu tình chống Trung Quốc. Ngoài ra, Việt Nam là một trong những quốc gia Đông Nam Á bị ảnh hưởng bởi các hành động ngày càng quyết đoán của Trung Quốc ở Biển Đông, đây là một quốc gia kiên quyết phản đối mọi hành vi quyết đoán của Trung Quốc, tăng cường quan hệ với các cường quốc như Nhật Bản và Hoa Kỳ, hiện đại hóa lực lượng ven biển của mình và đôi khi đối đầu trực tiếp với các tàu Trung Quốc, điều mà Philippines và các nước khác tham gia vào tranh chấp chưa làm được hoặc không thể làm được. Xét về nhiều mặt, trong môi trường an ninh bất ổn ở Đông Nam Á, Việt Nam là một quốc gia trụ cột, một quốc gia có lực lượng quân đội đông đảo và chuyên nghiệp, các cảng biển quan trọng mà ngay cả tàu sân bay cũng có thể cập bến. Nếu Việt Nam thông qua quyết định ủng hộ bên này hay bên kia thì họ có thể làm đảo lộn sự cân bằng an ninh khu vực.
Tổng Bí thư Nguyễn Phú Trọng và Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Trung Quốc Tập Cận Bình nghe giới thiệu về trà.  - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Chuyên gia: Mỹ là tác nhân chính dẫn tới chuyến thăm Việt Nam của ông Tập Cận Bình
Nhưng, như chuyến thăm của ông Tập Cận Bình cho thấy, bất chấp mọi biện pháp phòng ngừa rủi ro và các thỏa thuận mới với Washington và Tokyo, có vẻ như giới lãnh đạo Việt Nam vẫn coi Trung Quốc là đối tác chiến lược thân cận nhất của mình. Bắc Kinh vẫn là đối tác thương mại chính của Việt Nam và duy trì vị thế này trong nhiều năm liền. Điều quan trọng hơn, Việt Nam ủng hộ ​​ quan điểm xây dựng Cộng đồng chia sẻ tương lai nhân loại do phía Trung Quốc đưa ra, mà một số người coi đề xuất này là nỗ lực nhằm xây dựng một trật tự toàn cầu thay thế cho trật tự hiện tại do các nền dân chủ tự do thống trị.
Tờ The Diplomat cho rằng, Việt Nam lựa chọn chiến lược kiềm chế Trung Quốc thông qua các đảm bảo an toàn hơn là kiềm chế Trung Quốc bằng vũ lực. Về mặt này, quyết định của Việt Nam gia nhập “cộng đồng chung vận mệnh” chỉ đơn giản là biểu hiện mới nhất về chính sách đảm bảo an toàn của Việt Nam đối với Trung Quốc.
Khép lại mục điểm báo, chúng tôi trích dẫn một đoạn trong bài báo đăng tải trên South China Morning Post.
“Một đất nước từng nghèo khổ và bị chiến tranh tàn phá đã nhanh chóng trở thành con cưng mới của phương Tây, họ coi Việt Nam là đối trọng kinh tế và địa chính trị tiềm năng với Trung Quốc. Tuy nhiên, khi xem xét kỹ hơn, có thể thấy rõ rằng, Việt Nam còn lâu mới tham gia bất kỳ liên minh chống Trung Quốc nào. Ngoài ra, Việt Nam rất quan tâm đến mối quan hệ ổn định giữa Mỹ và Trung Quốc. Bất chấp lịch sử đầy sóng gió và những tranh chấp hàng hải đang diễn ra với Trung Quốc, tương lai của Việt Nam cuối cùng vẫn phụ thuộc vào việc duy trì mối quan hệ ổn định với nước láng giềng cộng sản phía bắc. Và chuyến thăm Hà Nội của ông Tập Cận Bình mở ra một kỷ nguyên vàng mới trong quan hệ song phương”.​
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала