Việt Nam làm chủ công nghệ sản xuất tên lửa tầm thấp, đóng tàu quân sự tiên tiến

CC BY 2.0 / Alisé Kim / HQ-016 Quang Trung
HQ-016 Quang Trung - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
Đăng ký
Tin vui này được lãnh đạo Tổng cục Công nghiệp quốc phòng báo cáo trong chuyến thăm của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tại Tổng cục của Chủ tịch Quốc hội chiều qua 15/12.
Cổng TTĐT Bộ Quốc phòng cho biết, chuyến thăm và làm việc của Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhân dịp kỷ niệm 79 năm Ngày thành lập Quân đội nhân dân Việt Nam (22/12/1944 - 22/12/2023), 34 năm Ngày hội Quốc phòng toàn dân (22/12/1989 - 22/12/2023).

Việt Nam làm chủ nhiều công nghệ quốc phòng tiên tiến

Dự buổi làm việc có lãnh đạo cấp cao Bộ Quốc phòng Việt Nam như Bộ trưởng Đại tướng Phan Văn Giang, Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng. Ngoài ra, còn có Thủ trưởng Tổng cục Chính trị QĐND Việt Nam, Bộ Tổng Tham mưu QĐND Việt Nam. Đáng chú ý, cùng dự có cả Thượng tướng Trần Quang Phương, Phó Chủ tịch Quốc hội; Thượng tướng Lê Huy Vịnh, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng; Thượng tướng Nguyễn Duy Ngọc, Thứ trưởng Bộ Công an.
Bộ Quốc phòng cho biết, báo cáo với Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ và đoàn đại biểu về kết quả thực hiện nhiệm vụ của Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng trong thời gian qua, Trung tướng Hồ Quang Tuấn, Chủ nhiệm Tổng cục CNQP cho hay:
“Hiện nay, Tổng cục đã làm chủ công nghệ sản xuất, sửa chữa gần 100 chủng loại sản phẩm vũ khí, khí tài, đạn dược lục quân; sản xuất thuốc nổ, thuốc phóng dùng cho quân sự”.
Công nghệ điện tử nano - Sputnik Việt Nam, 1920, 16.12.2023
‘Đi tắt đón đầu’: Việt Nam quyết phát triển công nghiệp bán dẫn
Trung tướng Hồ Quốc Tuấn cũng nêu, Tổng cục sản xuất nhiều chủng loại trang bị, vật tư đáp ứng nhu cầu sản xuất, sửa chữa, bảo đảm kỹ thuật của các loại vũ khí, khí tài, trang bị quân sự.
Đặc biệt, Tổng cục đã làm chủ công nghệ đóng mới nhiều chủng loại tàu hiện đại và sửa chữa được hầu hết các loại tàu quân sự có trong biên chế hiện nay.
Theo thông tin được báo Tiền Phong đưa thêm, đáng chú ý, Tổng cục cũng làm chủ công nghệ sản xuất tên lửa phòng không tầm thấp.
Theo báo cáo của Trung tướng Hồ Quang Tuấn, cùng với sản xuất quốc phòng, các đơn vị trong Tổng cục còn tham gia sản xuất kinh tế thuộc 6 nhóm lĩnh vực, ngành nghề.
Cụ thể có cơ khí, luyện kim; đóng mới và sửa chữa tàu; hóa chất và vật liệu nổ công nghiệp; nhựa, bao bì, sản phẩm may, cao su kỹ thuật; điện, điện tử viễn thông; thương mại và dịch vụ.
Bên cạnh đó, Tổng cục chủ trì, phối hợp triển khai xây dựng dự án Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp; các nghị định, thông tư hướng dẫn thi hành luật; tích cực xây dựng các các văn bản quy phạm pháp luật khác nhằm từng bước hoàn thiện thể chế pháp lý cho nhiệm vụ xây dựng và phát triển ngành công nghiệp quốc phòng.

Công nghiệp quốc phòng tự lực, tự cường theo hướng lưỡng dụng

Phát biểu tại buổi làm việc, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ bày tỏ vui mừng lần đầu tiên trên cương vị Chủ tịch Quốc hội đến thăm Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ nhấn mạnh, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng là đơn vị giàu truyền thống cách mạng, trải qua gần 80 năm hình thành, xây dựng, chiến đấu và trưởng thành.
Bộ trưởng Nguyễn Kim Sơn tham quan một số sản phẩm nghiên cứu khoa học của Học viện Kỹ thuật quân sự - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2023
Các trường quân đội ở Việt Nam muốn mở lại hệ dân sự
Trong hai cuộc kháng chiến chống Pháp và chống Mỹ, cứu nước, ngành Quân giới đã tập trung sản xuất vũ khí bộ binh thông thường, nghiên cứu, cải tiến thành công một số loại vũ khí do các nước bạn viện trợ; nghiên cứu và chế tạo các phương tiện rà phá bom từ trường, rà phá thủy lôi của địch; tận dụng vũ khí đoạt được của địch để chế tạo ra nhiều vũ khí phục vụ đánh địch hiệu quả... góp phần quan trọng vào chiến thắng của dân tộc, thống nhất non sông, đất nước.
Khi đất nước hòa bình, thống nhất, trước yêu cầu, nhiệm vụ mới của sự nghiệp cách mạng, ngành Công nghiệp Quốc phòng bước sang chặng đường phát triển mới, tập trung phát triển sản xuất quốc phòng và tham gia xây dựng kinh tế đất nước.
Thay mặt lãnh đạo Đảng, Nhà nước, Chủ tịch Quốc hội ghi nhận và biểu dương thành tích của Tổng cục CNQP trong thời gian qua, đặc biệt là trong năm 2023.
Thời gian tới, trên cơ sở phân tích tình hình trong nước, khu vực và quốc tế, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Quốc phòng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng tiếp tục quán triệt sâu sắc và thực hiện có hiệu quả chủ trương, nghị quyết của Đảng, Nhà nước, Quân ủy Trung ương, Bộ Quốc phòng về xây dựng và phát triển công nghiệp quốc phòng.
“Cần tập trung phát triển công nghiệp quốc phòng trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia, trong đó công nghiệp quốc phòng vừa là nòng cốt, vừa giữ vai trò dẫn dắt công nghiệp quốc gia phát triển; tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển tiềm lực công nghiệp quốc phòng”, Chủ tịch Quốc hội nói.
Đường dây sản xuất tự động tại nhà máy, Việt Nam - Sputnik Việt Nam, 1920, 14.12.2023
Việt Nam thuộc top 15 nước tiến bộ nhất châu Á
Cùng với đó,tăng cường và đa dạng hóa nguồn lực đầu tư phát triển tiềm lực công nghiệp quốc phòng, mở rộng liên kết công nghiệp quốc phòng với công nghiệp an ninh và công nghiệp quốc gia.
“Cần xác định rõ xây dựng, phát triển tổ hợp công nghiệp quốc phòng Việt Nam tiên tiến, hiện đại, độc lập, tự chủ, tự lực, tự cường theo hướng lưỡng dụng là vấn đề có ý nghĩa chiến lược đối với sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”, Chủ tịch Quốc hội nêu quan điểm.
Ông Huệ nêu bật yêu cầu cần chú trọng thu hút, phát triển nguồn nhân lực cao cho công nghiệp quốc phòng và cho rằng, đây là giải pháp cơ bản, then chốt, quyết định sự phát triển của ngành cả trước mắt và lâu dài.
Ngoài ra, cần tiếp tục đề xuất, xây dựng cơ chế, chính sách phù hợp, nhằm thu hút nhân tài, tiềm năng chất xám từ các tổ chức kinh tế - xã hội, cơ sở nghiên cứu, viện thiết kế trong và ngoài nước tham gia các chương trình, dự án công nghệ cao của công nghiệp quốc phòng.

Đưa công nghiệp quốc phòng thành ngành mũi nhọn

Tại buổi làm việc chiều 15/12, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ, Đại tướng Phan Văn Giang và các đại biểu thăm quan một số sản phẩm trưng bày về nền công nghiệp quốc phòng Việt Nam.
Bộ Quốc phòng cũng cho biết, tại buổi làm việc, qua điều hành, gợi mở của Đại tướng Phan Văn Giang về sự cần thiết, mục đích, ý nghĩa và quá trình xây dựng dự án Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp, các đại biểu đánh giá cao sự chuẩn bị kỹ lưỡng, công phu, chất lượng của cơ quan soạn thảo.
Đồng thời, làm rõ sự cần thiết ban hành luật với những cơ sở chính trị, pháp lý và thực tiễn; các cơ chế chính sách đặc thù để thể chế hóa đầy đủ các quan điểm, chủ trương của Đảng, khắc phục những tồn tại, hạn chế, bất cập trong việc thực hiện chính sách, pháp luật có liên quan, đáp ứng nhiệm vụ xây dựng, phát triển CNQP, an ninh và động viên công nghiệp.
Ông Jensen Huang làm việc với Tập đoàn Viettel - Sputnik Việt Nam, 1920, 13.12.2023
Viettel đề nghị NVIDIA hỗ trợ phát triển siêu máy tính Việt Nam
Xây dựng CNQP tự lực, tự cường, lưỡng dụng, hiện đại, chủ động hội nhập quốc tế và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia.
Đối với Dự án Luật Công nghiệp Quốc phòng, an ninh và động viên công nghiệp đã được Quốc hội cho ý kiến lần đầu tại Kỳ họp thứ 6, Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ đề nghị Bộ Quốc phòng chỉ đạo Tổng cục CNQP tiếp tục phối hợp chặt chẽ với các cơ quan của Quốc hội, các bộ, ban, ngành nghiên cứu và tiếp thu tối đa ý kiến của các đại biểu Quốc hội; hoàn thiện, bảo đảm chất lượng dự án Luật để trình Quốc hội thông qua trong thời gian tới.
Đồng thời, khẩn trương triển khai xây dựng, trình ban hành các nghị định và văn bản hướng dẫn thi hành Luật.
Chủ tịch Quốc hội Vương Đình Huệ tin rằng, Tổng cục Công nghiệp Quốc phòng sẽ tiếp tục kế thừa, phát huy truyền thống vẻ vang của ngành Quân giới Việt Nam.
“Không ngừng đoàn kết, sáng tạo, xây dựng Tổng cục đáp ứng yêu cầu xây dựng Quân đội hiện đại, chính quy, tinh nhuệ, bảo vệ vững chắc Tổ quốc trong mọi tình huống và trở thành mũi nhọn của công nghiệp quốc gia”, đồng chí Vương Đình Huệ nhấn mạnh.
Tin thời sự
0
Để tham gia thảo luận
hãy kích hoạt hoặc đăng ký
loader
Phòng chat
Заголовок открываемого материала